Những ngày học đầu tiên của trẻ lớp 1 và lớp lớn hơn: Bố mẹ đã biết 5 sự khác biệt cơ bản này chưa?
Những ngày đầu tiên đi học là vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ nhưng không phải mọi lứa tuổi đều có trải nghiệm giống nhau trong ngày đặc biệt này.
Mặc dù chưa đến ngày khai giảng nhưng lịch học chính khóa đã bắt đầu tại tất cả các trường học trên cả nước. Vì vậy mà có thể nói rằng trẻ đã bước vào những ngày học đầu tiên của năm học mới.
Và bố mẹ có bao giờ để ý rằng những ngày học đầu tiên trong năm học đầu đời của trẻ sẽ khác hẳn với khi trẻ đã vào lớp 2, lớp 3 không? Chỉ cần tinh ý một chút là bố mẹ hoàn toàn nhận thấy điều này để có cách giúp đỡ khi con mới vào lớp 1.
Trẻ học lớp 1 thường được bố mẹ dắt vào tận lớp, trao tận tay cô giáo trong những ngày đầu tiên đi học. Thế nhưng các bạn nhỏ lớp 2, lớp 3 sẽ thích thú hơn khi tự mình đi vào lớp hoặc đi vào cùng bạn bè. Điều này không chỉ để chứng minh cho bố mẹ thấy trẻ đã tự lập mà còn thể hiện trường học, bạn bè đã là môi trường quen thuộc.
Vì trẻ lớp 1 đang trong giai đoạn tập viết chữ, tập đánh vần nên ở những ngày học đầu tiên, đồ dùng học tập của trẻ thường khá đơn giản: bút chì, tẩy, phấn, bảng. Khi trẻ đã vào lớp 2, lớp 3 hay chỉ đơn giản là bước sang học kì 2 của năm học đầu tiên, đồ dùng học tập của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Nào bút mực, nào bút nước, nào thước kẻ, nào các loại màu…
Video đang HOT
Một trong những vấn đề mà trẻ lớp 1 gặp nhiều nhất trong những ngày đầu tiên đi học chính là việc kết bạn. Trường lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới khiến trẻ sẽ ngại ngùng và trải qua giờ ra chơi 1 mình trong những ngày đầu tiên. Trong khi đó, các anh chị lớp lớn hơn sẽ chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn sau thời gian dài xa cách.
Không chỉ giờ ra chơi mà lúc tan học cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm học sinh này. Thông thường các bạn tiểu học sẽ được bố mẹ hoặc người nhà đưa đón và khoảng thời gian chờ đợi đã tạo nên sự khác biệt này. Trẻ lớp 1 thường sẽ đứng ở một vị trí nhất định trong lúc chờ bố mẹ. Ngược lại khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ được mặc sức chơi đùa hoặc lê la hàng quán cùng bạn bè để giết thời gian.
Và cuối cùng, khi về nhà trẻ lớp 1 sẽ thường được bố mẹ giúp đỡ trong việc học nhiều hơn so với trẻ lớp 2, lớp 3. Sự khác biệt này không thể hiện rằng bố mẹ thiên vị hơn mà cho thấy họ muốn hình thành thói quen học tập tốt hơn cho con. Về phía trẻ lớn hơn thì việc tự học sẽ giúp trẻ tự lập hơn. Tất nhiên, khi trẻ cần được giúp đỡ thì bố mẹ vẫn sẽ sẵn sàng phải không nào?
Theo Trí Thức Trẻ
Gạt bỏ nỗi lo khi con lần đầu đi học: Hãy để con được bước ra bao la thế giới ngoài kia
Dù cha mẹ có chuẩn bị chu đáo tới đâu, trẻ cũng sẽ luôn gặp những vấn đề của riêng mình khi đi vào thực tế. Nhưng hãy gạt bớt nỗi lo đi, hãy để trẻ được bước ra thế giới, được vấp ngã, được đứng lên và trưởng thành!
Lớp 1, có lẽ không phải lần đầu tiên con tới trường, con xa bố mẹ nhưng đây là mới được coi là lần đầu tiên con đi học. Bởi lẽ, kể từ đây, con phải bắt đầu học kiến thức, phải biết đến bài vở, phải tự lập nhiều hơn.
Sẽ có rất nhiều những lo lắng khi các con lần đầu đi học, con có hòa đồng được với bạn bè không? Con có tiếp thu được kiến thức không? Con có nghe lời thầy cô không? Rồi chuyện áo quần, chuyện đồ dùng học tập, bữa ăn chính, phụ, chuyện đón đưa con... chao ôi biết bao nhiêu điều để bố mẹ phải canh cánh trong lòng.
(Ảnh minh họa)
Sẽ mất một khoảng thời gian đầu bố mẹ phải mệt mỏi, thậm chí là khủng hoảng nữa khi đối diện với những vấn đề của con. Đúng hơn, là khủng hoảng với sự khủng hoảng của con khi đối mặt với vấn đề.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ ổn thôi nếu như các cha mẹ luôn đồng hành cùng với con. Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và chỉ ra phương pháp hữu hiệu nhất cho các bé vượt qua.
Nếu con tiếp thu chậm, không sao đâu, con chỉ tiếp thu chậm hơn không có nghĩa là con ngu dốt, không có nghĩa con kém thông minh. Hãy tìm ra nguyên nhân, do con chưa tập trung hay con không thích hợp phương pháp của giáo viên? Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục giúp con. Hãy cùng con học bài để con nắm vững kiến thức tốt hơn, để theo kịp chương trình và các bạn.
Nếu con không có bạn bè, cũng không sao. Hãy đưa cho con những viên kẹo, dạy cho con mỉm cười trước người lạ và chia sẻ những đồ mà mình có. Khi một đứa trẻ trao đi thì những tình cảm chân thành cũng sẽ nhận lại những những gì nó xứng đáng.
(Ảnh minh họa)
Có những khi, bé sợ hãi và khủng hoảng muốn bỏ học, bé la hét, bé khóc lóc,... Nhưng không sao, đó là những khoảng hoảng tuổi đi học mà trẻ rồi sẽ vượt qua. Hãy để trẻ được sống với đúng cảm xúc của chính mình, rồi khi con dần dần chấp nhận và vượt qua, con sẽ trưởng thành hơn, kinh nghiệm làm cha mẹ cũng dày thêm một tấc.
Cả cha mẹ, cả các con, hãy cứ tận hưởng cảm giác mới lạ đó dù tích cực hay tiêu cực. Vì nó là một mốc quan trọng trong hành trình của con, một cảm giác không lặp lại bao giờ!
Theo Trí Thức Trẻ
"Bốn mùa áo mới cho em": Ước mơ của những đứa trẻ Bana Dưới mái nhà cũ kỹ, những đứa trẻ Bana ở huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) được sinh ra trong thiếu thốn, cơ cực. Khi năm học mới bắt đầu, khát khao cháy bỏng được khoác lên mình chiếc áo mới, trang bị đầy đủ dụng cụ học tập đến lớp lại trỗi dậy trong lòng các em. Mẹ mất vì ung thư,...