Những ngày đầu phát triển Internet vệ tinh Starlink
Khi Musk lần đầu đề cập đến Starlink và kế hoạch cung cấp Internet vệ tinh cho toàn thế giới, nhiều người đã hoài nghi.
Lợi nhuận của Starlink lúc bấy giờ được gắn với khả năng của SpaceX – duy trì kinh phí phóng vệ tinh lên quỹ đạo ở mức thấp thông qua các phương tiện phóng có thể tái sử dụng, một khả năng mà công ty vẫn chưa thành công lúc ban đầu. Điều này có vẻ giống câu chuyện “đặt thùng xe trước con ngựa”.
Nhưng ngày nay, các vệ tinh Starlink cũng đã sớm có mặt trên quỹ đạo quanh trái đất. Tháng 6, tổng số vệ tinh SpaceX có trên quỹ đạo là 500 chiếc, vẫn khác xa so với hàng nghìn vệ tinh cần thiết để hệ thống đạt được trạng thái hoạt động hoàn toàn. Nhưng điều đó đủ chứng mình dự án đang thực sự triển khai.
Thế hệ vệ tinh đầu tiên
Musk đã nhắc lại nhiều lần rằng các vệ tinh đợt một chỉ là thế hệ đầu tiên trong số ít nhất ba thế hệ vệ tinh tạo nên mạng lưới Starlink. Chúng hoàn thiện hơn so với các vệ tinh dùng để trình diễn Tintin A và Tintin B năm 2018, nhưng vẫn thiếu các tính năng cần thiết để có thể hoạt động tối ưu.
1.600 vệ tinh Starlink đầu tiên đã được khai báo với FCC.
Thiếu sót lớn nhất của các vệ tinh đầu tiên là không có khả năng kết nối liên lạc laser. Nếu một vệ tinh Starlink muốn gửi dữ liệu đến một vệ tinh khác trong hệ thống, nó sẽ phải gửi dữ liệu xuống một trạm mặt đất, sau đó chuyển thông tin qua mạng Internet mặt đất đến một trạm khác nằm trong phạm vi của vệ tinh nhận dữ liệu. Điều này không chỉ làm tăng độ trễ mà còn đòi hỏi một số lượng lớn các trạm mặt đất được đặt trên toàn cầu.
Để giải quyết vấn đề này, các phiên bản sau đã sử dụng liên lạc bằng laser để hình thành các mối liên kết giữa các vệ tinh, tạo ra một mạng lưới trong không gian. Dữ liệu không nhất thiết phải được gửi đến mặt đất và gửi trở lại, thay vào đó, có thể được chuyển trực tiếp qua mạng vệ tinh. Tất nhiên, các trạm mặt đất vẫn sẽ cần thiết và vai trò của chúng như các trạm cuối truyền và nhận dữ liệu từ Internet, nhưng số lượng sẽ ít đi và vị trí địa lý của chúng sẽ ít quan trọng hơn. Công nghệ laser cho phép kết nối Internet toàn cầu với số lượng ít hoặc không cần cơ sở hạ tầng mặt đất. Nó có thể được áp dụng cho các hệ thống vệ tinh quay quanh Mặt trăng hoặc Sao Hỏa, điều mà SpaceX gần như chắc đã tính đến về lâu dài.
Video đang HOT
Ngoài ra, 60 vệ tinh đầu tiên không được thiết kế tự hủy hoàn toàn sau khi rơi. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã bày tỏ lo ngại về việc không thể đảm bảo rằng các mảnh vỡ từ Starlink không gây thương tích khi rơi xuống mặt đất. Trả lời FCC, SpaceX hứa rằng các phiên bản tương lai sẽ tự bốc cháy trong quá trình rơi trở lại trái đất, loại bỏ nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản của con người.
Trải nghiệm công nghệ
Các vệ tinh Starlink thế hệ đầu tiên có thể thiếu một số tính năng chính, nhưng không hoàn toàn được phóng lên chỉ để thử nghiệm. Trước khi SpaceX hoàn thiện hệ thống giao tiếp bằng laser hay khả năng tự hủy cho các thế hệ sau, các vệ tinh đợt đầu có một số tính năng đặc biệt.
Những vệ tinh này là phương tiện đầu tiên sử dụng động cơ đẩy ion krypton đã được NASA thử nghiệm từ đầu năm những năm 1990, nhưng chưa bao giờ được đưa vào sử dụng chính thức. Nó được cho là kém hiệu quả hơn các động cơ đẩy dùng ion xenon làm nhiên liệu. Ưu điểm của krypton là rẻ hơn xenon. Các vệ tinh giá rẻ không thường xuyên điều chỉnh quỹ đạo bay trong vòng đời tương đối ngắn nên việc sử dụng động cơ đẩy hiệu quả thấp thực sự có ý nghĩa kinh tế hơn.
Về vấn đề điều chỉnh quỹ đạo, các vệ tinh này cũng sẽ thử nghiệm hệ thống tự tránh chướng ngại vật. Điều này chắc chắn sẽ được quan tâm khi các lo ngại về rác không gian ở tầng quỹ đạo thấp ngày càng tăng. Các vệ tinh sẽ nhận dữ liệu quỹ đạo của các mảnh rác không gian từ cơ sở dữ liệu Norad và tự quyết định xem có tránh chướng ngại vật hay không. Theo truyền thống, các quyết định như vậy được đưa ra bởi các bộ phận điều khiển mặt đất, nhưng với hàng chục ngàn vệ tinh trong mạng Starlink, SpaceX cho rằng đây là một nhiệm vụ có thể được hưởng lợi từ việc tự động hóa.
Vận chuyển và quản lý
60 vệ tinh xếp trong khoang chứa của tên lửa.
Câu hỏi lớn nhất của mọi người về Starlink là cách SpaceX dự định đưa 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo trong vài năm tới. Để tham khảo, kể từ khi Sputnik 1 ra mắt năm 1957, loài người mới đưa không đến 9.000 vật thể lên quỹ đạo quanh Trái đất. Như vậy, kích thước của hệ thống Starlink khi hoàn thiện sẽ đại diện cho một cột mốc mới trong việc sử dụng không gian của loài người.
Khả năng tái sử dụng của Falcon 9 là cân nhắc, nhưng lại không khả thi về mặt kinh tế, trừ khi SpaceX có thể tối đa hóa số lượng vệ tinh có thể phóng lên trong mỗi lần phóng. Cuối cùng, họ đã đưa ý tưởng “xếp phẳng” các vệ tinh Starlink.
Bên trong khoang chứa của tên lửa phóng, các vệ tinh được sắp xếp như giá đỡ máy chủ. Khi được triển khai, chúng mở các cánh thu năng lượng mặt trời để bắt đầu hoạt động. Musk thừa nhận có khả năng một vài vệ tinh sẽ va vào nhau khi thoát ra từ khoang chứa, nhưng không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.
Với 60 vệ tinh có trọng lượng 227 kg mỗi chiếc, cộng với trọng lượng của phần phụ trợ như giá đỡ, tổng khối lượng ước tính khoảng 18,5 tấn. Đây là khối lượng lớn nhất mà Falcon từng đưa vào quỹ đạo. Musk cho biết việc phóng vệ tinh Starlink vào vũ trụ sẽ tốn nhiều tiền hơn là sản xuất chúng.
Cách bạn dùng Internet có thể khác đi vì Elon Musk
Internet vệ tinh đã tồn tại hơn hai thập kỷ, nhưng đến gần đây mới bắt đầu thể hiện tiềm năng.
Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk gần đây đã thử nghiệm thành công hệ thống Starlink, chòm sao vệ tinh được xây dựng để cung cấp Internet vệ tinh. SpaceX không phải là đơn vị duy nhất thực hiện các dự án liên quan đến Internet vệ tinh.
Các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này, thậm chí họ còn coi Internet vệ tinh là một loại cơ sở hạ tầng mới nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ.
Ảnh mô phỏng mạng lưới vệ tinh của Starlink bao phủ gần như toàn bộ Trái Đất.
Khái niệm về Internet vệ tinh không phải là mới, bắt đầu được nghiên cứu vào những năm 1990. Những địa điểm tiềm năng cho việc sử dụng dịch vụ này là các vùng xa xôi và hẻo lánh trên Trái Đất, vì địa thế rất khó để có thể nối các đường truyền hay cáp quang đến đó.
Trước đây, Internet vệ tinh có giá khá cao và đường truyền tương đối chậm. Tuy nhiên, với những nỗ lực của SpaceX, nhiều khả năng khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ này với mức giá rẻ hơn đáng kể.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống Starlink của SpaceX với các hệ thống cũ là vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, hay viết tắt là vệ tinh LEO. Trong khi vệ tinh Internet trước kia hoạt động ở quỹ đạo 35.000 km tới Trái Đất, thì các vệ tinh LEO có thể hoạt động ở độ cao trong khoảng 300 - 1.900 km so với bề mặt Trái Đất. Độ cao hoạt động thấp hơn đồng nghĩa độ trễ cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Đó là lý do tại sao dịch vụ Internet vệ tinh LEO được đề xuất vào đầu năm 1990, khi Teledesic được thành lập. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ, được tỷ phú Bill Gates và tỷ phú ngành viễn thông Craig McCaw đầu tư. Tuy nhiên, công ty này đã gặp nhiều khó khăn vào những năm đầu thế kỷ 21 khi mới chỉ phóng 1 vệ tinh thử nghiệm và đóng cửa năm 2002.
Hình mô tả vệ tinh Starlink trên quỹ đạo.
Vào đầu những năm 2000, Motorola đã cho ra mắt thương hiệu điện thoại Iridium có tính năng bắt sóng và gọi qua vệ tinh với giá khoảng 3.000 USD. Tuy nhiên, mẫu điện thoại này thất bài và Iridium buộc phải đóng cửa vào năm 1999. Mặc dù thất bại, Iridium này đã chỉ ra cho các nhà nghiên cứu cũng như các công ty chuyên về dịch vụ Internet vệ tinh nhiều điều thú vị trong việc phát triển loại hình viễn thông này.
Theo báo cáo từ Deloitte, chi phí để lắp đặt một trạm phóng vệ tinh hiện nay là tương đối hợp lý so với thực trạng của nền kinh tế toàn cầu.
"Chi phí đưa vệ tinh lên vũ trụ, tính theo 1 Gbps hiện nay thấp hơn 100 lần so với 15-20 năm trước", Blaine Curcio, nhà sáng lập quỹ Orbital Gateway Consulting cho biết.
Ngày nay, nhu cầu về dịch vụ Internet tốc độ cao đã tăng lên. Có hàng triệu người xem video và chơi các trò chơi trực tuyến mỗi ngày. Bên cạnh đó, có hàng tá các dịch vụ đã chuyển hình thức sang làm việc trực tuyến. Vì vậy, người dùng luôn đòi hỏi một đường truyền Internet ổn định. Do đó, việc Internet vệ tinh có giá cả hợp lý sẽ giúp tăng tính cạnh tranh với các dịch vụ Internet mặt đất.
Ông Curcio cho biết một vài công ty lớn như Amazon hoàn toàn có thể tiếp cận lĩnh vực tiềm năng này. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đi lên của Internet vệ tinh.
"Đầu những năm 2000, thế giới vẫn còn rất lạc quan với những góc nhìn ngây thơ. Giờ đây, tôi nghĩ một mạng lưới trị giá 10 tỷ USD phát Internet trên bầu trời sẽ rất giá trị đứng dưới góc nhìn của Mỹ hoặc Trung Quốc, trước những căng thẳng hiện nay", ông Curcio giải thích.
Internet vệ tinh sẽ là chuẩn kết nối mới của thế giới Internet vệ tinh xuất hiện từ 20 năm trước, nhưng tiến bộ công nghệ ngày nay sẽ giúp chúng đáp ứng giấc mơ về mạng tốc độ cao với giá rẻ. SpaceX có thể là công ty tiến gần đến mục tiêu này nhất. Công ty của tỷ phú Elon Musk vừa có đợt phóng thành công hệ thống Starlink gồm hàng loạt...