“Những ngày cuối cùng tại Việt Nam” và tấn bi kịch của Mỹ
Bộ phim tài liệu “Những ngày cuối cùng tại Việt Nam” được trao giải Oscar năm 2014. Trong đó, các nhân chứng sống bao gồm những chính khách, sĩ quan Mỹ và chế độ Sài Gòn đã hồi tưởng lại những thời khắc cuối cùng trước thời điểm chính quyền Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975.
Thủy thủ tàu khu trục Mỹ USS Kirk đẩy các máy bay trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho các trực thăng chở người di tản khác đáp xuống tháng 4/1975. (Ảnh: Corbis Photo)
Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin rất yêu thích cây me mọc ở bãi đỗ xe bên ngoài tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, được nhà ngoại giao này thường mô tả là “vững chắc như cam kết của Mỹ tại Việt Nam”. Vào sáng sớm ngày 29/4/1975, lãnh đạo chi nhánh CIA tại Sài Gòn nói với đại sứ Martin rằng cây me đã bị đốn hạ. Người ta cần dẹp quang tất cả các bụi cây trên khu đất để lấy chỗ đậu cho máy bay trực thăng.
Nóc tòa đại sứ là sân đậu trực thăng, song không đủ khả năng nếu đại sứ muốn di tản hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam. Lính thủy đánh bộ Mỹ buộc phải chặt hạ cây me, tạo ra một bãi đáp trực thăng. Hành động mang tính biểu tượng là cú đòn choáng váng đối với đại sứ Mỹ Martin, người vẫn luôn níu kéo giấc mơ chính quyền Sài Gòn sẽ tồn tại lâu dài hơn.
Quá trưa ngày 29/4 một chút, cơ trưởng thủy quân lục chiến Gerald Berry đáp trực thăng xuống nóc tòa đại sứ Mỹ. Berry giục Martin rời đi, nhưng viên đại sứ Mỹ từ chối. Trong khi đó, hàng ngàn nhân viên, sĩ quan chính quyền Sài Gòn đang chen lấn, xô đẩy thục mạng bên ngoài hàng rào tòa đại sứ để tìm cách lọt vào trong. “Tôi cảm thấy nghĩa vụ đạo đức rất lớn trong việc di tản được càng nhiều người càng tốt”, Martin viết trong điện báo gửi Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Henry Kissinger.
Đại sứ Martin chỉ là một trong số rất nhiều người suy sụp trong bối cảnh rối bời trong bộ phim tài liệu “Những ngày cuối cùng tại Việt Nam” của đạo diễn Rory Kennedy, đoạt giải thưởng Oscar phim tài liệu hay nhất năm 2014. Cuốn phim mô tả hết sức chân thực và chi tiết những thời khắc cuối cùng của cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam, tập trung vào các hoạt động và những nhân vật ở đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Đạo diễn cùng ê kíp làm phim đã sử dụng nhiều bộ phim tư liệu, thư từ, dữ liệu ghi âm và băng phỏng vấn các cựu binh Mỹ, chính khách và cả những người sống sót sau cuộc chiến. Các nhân chứng sống đã kể lại câu chuyện của chính họ trong “Những ngày cuối cùng tại Việt Nam”.
Nhân vật sầu thảm, cay đắng nhất trong phim chính là đại sứ Mỹ Martin. Nhà ngoại giao Mỹ đã nán lại đến giờ phút cuối cùng mới chịu lên máy bay sơ tán. Đại sứ Martin cũng mất đứa con nuôi trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nhà ngoại giao bất hạnh muốn tin rằng nước Mỹ sẽ ở lại xứ sở này mãi mãi để khiến cho cái chết của vô số người Mỹ có ý nghĩa nào đó. Tuy nhiên, thực tế quân giải phóng đang thắng như chẻ tre trên khắp miền Nam trong tháng 4/1975 và quân đội chính quyền Sài Gòn được Mỹ hậu thuẫn đã sụp đổ.
Trong thâm tâm, Martin không bao giờ tin rằng những người cộng sản có thể chiếm được Sài Gòn. Khi sân bay Tân Sơn Nhất bị máy bay quân giải phóng ném bom, cắt đứt con đường sơ tán chủ yếu, đại sứ Martin vẫn không tin cho tới khi tận mắt chứng kiến điều đó. Viên đại sứ Mỹ cuối cùng dưới chế độ Sài Gòn đã cố gắng dành những ngày cuối cùng để di tản càng nhiều người nhất có thể. Lính bảo vệ thuộc thủy quân lục chiến Mỹ Mike Sullivan nói: “Việc di tản diễn ra là vì đại sứ Martin muốn như thế”.
Lính Mỹ bị quân giải phóng đánh tơi bời tại Khe Sanh
Martin từ chối lên trực thăng di tản sớm và là một trong những người Mỹ cuối cùng sơ tán khỏi Sài Gòn trước khi thành phố bị chiếm. Ông ta lần chần suốt nhiều tuần lễ, nuôi hy vọng kéo dài, nhưng kết cục buộc vị đại sứ Mỹ phải làm điều đúng đắn là rời đi.
“Cuối tháng 4/1975 toàn bộ những gì liên quan tới Việt Nam là một thế giới thu nhỏ. Những cam kết bị đổ vỡ. Người ta đau đớn vì chúng ta đã không hành động ăn ý với nhau. Toàn bộ cuộc chiến Việt Nam là một câu chuyện gây ấn tượng như vậy. Mặt khác, đôi khi có những thời điểm người ta đối mặt với những tình huống bất ngờ và làm những điều cần phải làm”, tùy viên quân sự đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn hồi đó là Stuart Herrington giải thích.
Trong khi đó, trên sàn đỗ tàu sân bay USS Midway (CV-41) vào cuối tháng 4/1975 có 10 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng thuộc biên chế sư đoàn không vận số 40 và phi đoàn chiến dịch đặc biệt số 40 thuộc không lực Mỹ đang túc trực ngoài Biển Đông để thực hiện chiến dịch sơ tán hàng loạt người Mỹ và các quan chức, sĩ quan chính quyền Sài Gòn. Các thủy thủ Mỹ nhìn thấy lửa đạn pháo và rocket của quân giải phóng nã vào khu vực Vũng Tàu. Đây là đợt tập hợp hạm đội hải quân Mỹ lớn nhất kể từ khi Mỹ leo thang chiến tranh, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964.
Đầu năm 1975, chiến tranh Việt Nam đã trôi khỏi trí nhớ của nhiều người Mỹ như một kỷ nguyên lịch sử đáng quên. Cuộc chiến đã kết thúc, binh lính đã trở về nhà và Tổng thống Ford đã ra lệnh ân xá cho những người trốn quân dịch. Trước bước tiến vũ bão của quân giải phóng Việt Nam được thể hiện trên các tấm bản đồ khổ lớn và ngày càng nhiều tin tức các thị trấn, đô thị rơi vào tay quân giải phóng lên trang nhất các tờ báo Mỹ. Khi tàu sân bay USS Midway từ Nhật tiến xuống phía Nam, nhiều câu hỏi vang lên: Liệu Mỹ có tiếp tục oanh kích? Mỹ có điều động lực lượng lính thủy đánh bộ trở lại để cứu chế độ Sài Gòn? Những câu hỏi đó cứ râm ran trong lực lượng hải quân, không quân và thủy quân lục chiến Mỹ, cũng như trong các nhà hoạch định chính sách ở Washington và Sài Gòn.
Về mặt chính trị, chính quyền của Tổng thống Nixon đã kết thúc chiến tranh vào năm 1973 và rời nhiệm sở trong tủi hổ. Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng cãi lộn nhau do Quốc hội từ chối đề nghị của Tổng thống Ford về việc cung cấp tài chính để mua vũ khí cho quân đội Sài Gòn. Phần lớn người Mỹ vui mừng vì chiến tranh đã chấm dứt. Tại Sài Gòn, đại sứ Mỹ Graham Martin cùng với các nhân viên ngoại giao, tùy viên quân sự và nhân viên CIA bắt đầu tiến hành chiến dịch di tản ồ ạt.
Video đang HOT
Tùy viên quân sự Herrington buộc phải quyết định về vấn đề “ai đi ai ở”. Nhân viên CIA Frank Sneep khuyên đại sứ Martin chấm dứt hoạt động ngoại giao tại Việt Nam. Sĩ quan đặc nhiệm hải quân SEAL Rick Armitage và thuyền trưởng hải quân Sài Gòn Kiem Do cố gắng tổ chức sơ tán hải quân chế độ Sài Gòn trước khi rơi vào tay quân giải phóng. Trong cuốn hồi ký “Tổn thất không thể bù đắp”, Sneep dẫn lời một đồng nghiệp CIA đưa một nhà báo lên tàu sơ tán đã hỏi rằng: “Vậy, làm thế nào các ông vực được một đất nước đứng dậy?”. Hải quân Mỹ lúc đó phải sắp xếp lại hai tàu sân bay tấn công USS Midway và USS Hancock thành hai tàu sân bay trực thăng cùng với tàu đổ bộ trực thăng USS Okinawa LPH-3 làm nhiệm vụ di tản.
“Những ngày cuối cùng tại Việt Nam” cho thấy các tàu sân bay Mỹ được biến thành bãi đáp cho không chỉ trực thăng Mỹ mà còn thành sân bay bất đắc dĩ của nhiều máy bay chế độ Sài Gòn và máy bay của nhân viên CIA bỏ chạy. Một trong những cảnh ấn tượng nhất của chiến dịch di tản trên tàu sân bay USS Midway là cảnh một sĩ quan không quân Sài gòn chở vợ cùng 5 con nhỏ trên một máy bay trinh sát hai chỗ ngồi O-1 Bird Dog di tản. Anh ta bay quanh con tàu chật cứng máy bay và cố ném xuống một mẩu giấy ghi bên lề dòng chữ “Xin hãy cứu tôi, thiếu tá Buang, vợ cùng 5 con”. Thuyền trưởng Laurence Chamber đã phải ra lệnh hất máy bay xuống đuôi tàu để dọn chỗ hạ cánh cho viên phi công và gia đình lần đầu tiên và cũng là duy nhất đáp xuống tàu sân bay.
Tàu sân bay USS Midway chở đầy ắp người di tản và máy bay tháo chạy đi về Guam, sau đó trở lại cứu thủy thủ đoàn tàu chở hàng SS Mayaguez bị Khmer đỏ bắt giữ tại Campuchia. Tuy nhiên, chiến dịch di tản trước khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975 vẫn có những chuyện có hậu. Năm 2009, thuyền trưởng Lê Bá Hùng, con trai một sĩ quan hải quân chính quyền Sài Gòn được tàu USS Barbour County (LST-1195) đón tiếp ngoài biển đã chỉ huy tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) đại diện hải quân Mỹ thăm hữu nghị Đà Nẵng. Tháng 4/2015, đại tá Lê Bá Hùng với tư cách Phó Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương, lại một lần nữa cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trong chuyến thăm hữu nghị của hải quân Mỹ tới Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ.
Theo Thục Ninh
Tiền Phong
Xu hướng trang điểm tự nhiên chiếm lĩnh thảm đỏ Oscar
Mặc những chiếc váy lộng lẫy, cầu kỳ nên các ngôi sao Hollywood chỉ trang điểm nhẹ nhàng với môi màu nude và nhấn vào mắt.
Penelope Cruz tăng nét tinh tế, sang trọng cho váy lệch vai bằng kiểu tóc búi đỉnh đầu đơn giản. Phấn mắt vàng đồng làm nổi bật màu mắt nâu của người đẹp.
Sandra Bullock để tóc uốn lệch, khoe nét đẹp của chiếc váy quây. Màu mắt caramel tạo sự tương đồng hoàn hảo với màu tóc nâu.
Vẫn đánh son màu nude như thường thấy, nhưng phấn mắt tông thẫm khiến màu mắt Angelina Jolie có chiều sâu. Hoa tai đính đá "ton sur ton" với chiếc váy ánh kim của người đẹp.
Lupita Nyong'o một lần nữa gây ấn tượng trên thảm đỏ với gu thời trang và trang điểm cá tính. Thay vì trang điểm đậm, cô diễn viên lại chú trọng vào các phụ kiện ánh vàng, hỗ trợ cho chiếc váy màu bạc hà duyên dáng.
Lựa chọn trang điểm tự nhiên của Anne Hathaway không chỉ giúp tổng thể hài hòa với chiếc váy đính đá cầu kỳ, mà còn giúp cô khoe được làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Amy Adams cuốn tóc kiểu Pháp và kết hợp cùng màu trang điểm trung tính, làm toát lên nét thanh lịch của chiếc váy màu xanh thẫm.
Jennifer Lawrence kẻ viền mắt mèo, thoa son màu hoa hồng và kéo ngược mái tóc pixie về phía sau, làm nổi bật chiếc váy đỏ Dior sang trọng.
Kate Hudson lựa chọn chiếc váy đính hạt lộng lẫy, khoét ngực sâu nên cô chỉ trang điểm bằng tông nude, cho cả mắt và môi.
Kerry Washington buộc tóc đơn giản kiểu nửa đầu và nhấn nhá và đôi môi mận chín sành điệu, cùng tông với váy.
Nụ cười rạng rỡ của Julia Roberts làm hài hòa thêm mái tóc búi lệch lãng mạn.
Cate Blanchett trang điểm lộng lẫy theo phong cách Hollywood cổ điển. Màu nude của phấn má và môi hài hòa với màu váy.
Olivia Wilde đang mang bầu nên không trang điểm quá cầu kỳ, chỉ kẻ mắt mèo đậm, cùng màu với váy.
Viền mắt dày, chuốt mascara nhiều lớp và mái tóc pixie rẽ lệch ngôi, tất cả tạo nên vẻ sexy khó cưỡng của Charlize Theron trên thảm đỏ.
Mái tóc uốn sóng và rẽ lệch vai, son môi màu hồng phai, phấn mắt màu nude... tất cả tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho Jessica Biel.
Đôi môi màu đỏ cổ điển của Emma Watson trở thành điểm nhấn, khiến gương mặt tỏa sáng dù cô chọn trang phục trầm.
Jennifer Garner nhấn nhá gương mặt bằng son môi hồng đậm, tóc uốn sóng cầu kỳ và tạo lớp nền mịn màng hoàn hảo.
Anna Kendrick sử dụng son lì màu hồng san hô kết hợp phấn mắt màu xám. Mái tóc búi lệch ngôi giúp gương mặt người đẹp bớt dài hơn.
Naomi Watts ép tóc thẳng, kẻ lông mày đậm và son môi lì để chiếc váy trắng không bị nhạt nhòa.
Jenna Dewan-Tatum khoe nét khỏe khoắn của làn da bằng tông trang điểm nude tự nhiên.
Kristen Bell chọn điểm nhấn là đôi môi hồng đỏ duyên dáng, đủ để tạo nên nét nổi bật với chiếc váy trắng đính cườm.
Theo VNE
Ý tưởng tạo kiểu tóc cho Lupita Nyong'o đến chớp nhoáng Larry Sims, người đã sáng tạo các mẫu tóc cho Lupita Nyong'o thời gian qua, chia sẻ về kiểu tóc ấn tượng của ngôi sao "12 Years a Slave" tại Oscar 2014. Mái tóc khác biệt, lối trang điểm hài hòa và cách lựa chọn váy áo tinh tế là những điểm nhấn giúp Lupita Nyong'o nhanh chóng trở thành ngôi sao thời...