Những ngành nghề nào nên đặc biệt cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ?
Các nhà sử dụng lao động cần biết virus đậu mùa khỉ lây qua phương thức gì và có biện pháp phòng ngừa lây lan.
Nhân viên dọn phòng dễ có nguy cơ tiếp xúc với dịch tiết từ vết ban cơ thể bệnh nhân. Ảnh minh họa.
Đợt dịch đậu mùa khỉ bùng phát gần đây tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới đã khiến những người lao động, đặc biệt là trong ngành y tế, xoa bóp trị liệu và dọn phòng khách sạn, trở thành đối tượng có nguy cơ lây nhiễm virus đậu mùa khỉ cao hơn các ngành khác.
Tính đến ngày 29/7, Mỹ ghi nhận tổng cộng 5.189 ca mắc đậu mùa khỉ ở 47 bang, thủ đô Washington D.C và Puerto Rico, bao gồm những ca dương tính với virus đậu mùa khỉ và orthopoxvirus.
Đậu mùa khỉ lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hoặc chạm vào các đồ vật tiếp xúc với dịch tiết hoặc các vết thương trên cơ thể – như ga giường, khăn mặt, khăn tắm chưa giặt hoặc cốc chén dùng chung. Virus không lây nhiễm qua hành động tiếp xúc nhanh như đi ngang qua nhau.
Video đang HOT
“Virus đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc da kề da và có thể lây nhiễm khi phơi nhiễm với những chất dịch cơ thể hoặc vết thương. Những người lao động chạm vào da trực tiếp có nguy cơ rủi ro cao – như nhân viên trị liệu xoa bóp, nhân viên xử lý vải bẩn, người dọn dẹp buồng phòng khách sạn – cần phải đeo găng tay trong lúc làm việc để giảm thiểu nguy cơ”, Tiến sĩ Jeff Levin-Scherz – người đồng lãnh đạo quản lý sức khỏe tại công ty tư vấn bảo hiểm WTW ở Boston – khuyến cáo.
Hiệp hội Khám răng California cũng đề nghị nha sĩ và y tá giảm thiểu sự lây lan virus bằng cách đeo thiết bị bảo hộ cá nhân, sàng lọc bệnh nhân và nhân viên, cập nhật thông tin về các trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng.
Đối với những nhân viên có triệu chứng sốt, mẩn đỏ, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, họ có thể được phép nghỉ ở nhà.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết trong khi nhiều trường hợp được ghi nhận ở nước này là những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn phải cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ bất kể lịch sử di chuyển, nhận dạng giới hoặc xu hướng tình dục của bệnh nhân.
Ông Levin-Scherz khuyến cáo một nhân viên được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly tại nhà cho đến khi được cơ quan y tế công cộng địa phương xác nhận hồi phục. Bất kỳ ai bị phát ban mới hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đậu mùa khỉ nên liên hệ với các trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
“Những người tiếp xúc với ca bệnh phải được thông báo, để được tiêm vaccine dự phòng sau phơi nhiễm. Các loại vaccine được tiêm trong vòng 4 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể ngăn nguy cơ lây nhiễm và được tiêm trong vòng 14 ngày có thể ngăn biến chứng nặng”, Tiến sĩ Levin-Scherz lưu ý. Các triệu chứng của đậu mùa khỉ thường xuất hiện từ 5 đến 21 ngày sau khi một người bị phơi nhiễm với virus.
Hé lộ nguyên nhân khiến bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng
Nghiên cứu mới cho thấy virus đậu mùa khỉ đột biến nhanh hơn nhiều so với dự đoán ban đầu khi lây lan giữa người với người. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến căn bệnh này lây lan nhanh chóng.
Hình ảnh hiển vi điện tử (EM) cho thấy các hạt virus đậu mùa khỉ thu được từ mẫu da người lâm sàng. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine hôm 25/6, các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha đã báo cáo kết quả "ứng dụng nhanh phương pháp giải trình tự các sợi DNA ngẫu nhiên" khi tiến hành tái tạo trình tự gien của chủng virus đậu mùa khỉ thu thập được trong năm 2022.
Họ phát hiện ra khoảng 50 khác biệt di truyền trong virus đậu mùa khỉ "phiên bản" năm 2022. Đó là đột biến SNP, không giống các virus đậu mùa khỉ thu thập trong năm 2018-2019. Đột biến SNP là những thay đổi xảy ra ở một nucleotide duy nhất trong gien của virus. Số lượng đột biến này cao hơn khoảng 6 đến 12 lần so với các ước tính trước đây về tỷ lệ đột biến của virus trong họ Orthopoxvirus (chỉ có 1-2 đột biến ở 1 vị trí mỗi năm).
"Khác biệt này có thể chứng minh nguyên nhân khiến virus tiến hoá nhanh chóng". Các nhà nghiên cứu khẳng định, song họ lưu ý rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Ông Joao Paulo Gomes - một trong những tác giả của nghiên cứu, Trưởng khoa Hệ gien học và Tin sinh học tại Viện Y tế Quốc gia ở Bồ Đào Nha - nói với Newsweek: "Virus đậu mùa khỉ năm 2022 có khả năng là 'hậu duệ' của virus trong đợt bùng phát năm 2017 ở Nigeria, người ta dự tính có không quá 5 đến 10 đột biến bổ sung. Nhưng hiện tại đã ghi nhận khoảng 50 đột biến. Chúng tôi hy vọng rằng giới chuyên môn sẽ tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu xem loại virus năm 2022 này có tăng khả năng lây lan nhanh hơn hay không".
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới đang xem xét liệu đợt bùng phát virus đậu mùa khỉ có nên được xếp vào tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần quan tâm hay không.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tính đến ngày 23/6, có 3.504 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại 44 quốc gia, trong đó Vương quốc Anh báo cáo số lượng ca bệnh nhiều nhất, với 793 trường hợp. Dù nhận định căn bệnh này chủ yếu lây lan ở những người đồng tính nam, СDС cảnh báo các bác sĩ không nên nhầm lẫn đậu mùa khỉ với các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay.
WHO hiện không khuyến cáo tiêm phòng đại trà chống bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, ngày 21/6, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh thông báo rằng "một số nam giới đồng tính và lưỡng tính có nguy cơ tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ cao hơn nên được tiêm vaccine để giúp kiểm soát đợt bùng phát gần đây".
Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và kiệt sức. Phát ban thường nổi trên mặt và sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. WHO lưu ý rằng những bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát hiện tại đang phát triển các tổn thương trên bộ phận sinh dục và hậu môn không phát triển một số triệu chứng giống bệnh cúm thông thường.
Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan khi con người tiếp xúc gần với vết thương, dịch cơ thể, các giọt bắn hô hấp, cũng như qua các vật liệu phơi nhiễm.
Sau tuyên bố của WHO, thế giới bước vào cuộc chiến mới với bệnh đậu mùa khỉ Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ ngày 23/7, các quốc gia đã tăng cường các biện pháp để đối phó với căn bệnh đang lây lan nhanh chóng này. Cảnh báo của WHO Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros...