Những ngành nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất?
Trong danh sách 522 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015, những người thuộc các ngành Kinh tế, Y học, Khoa học An ninh… chiếm số lượng lớn.
Y học, kinh tế, quốc phòng, an ninh dẫn đầu
Trong số 52 giáo sư (GS) mới được công nhận, có số lượng nhiều nhất là giáo sư ngành Y học với 9 người. Tiếp đến, ngành Khoa học An ninh với 6 tân giáo sư. Ngành Cơ khí và Nông nghiệp mỗi ngành có 4 người.
Các ngành Khoa học Quân sự có 3 người, ngành Khoa học Trái đất và Khoa học Kinh tế mỗi ngành có 3 người.
Các ngành Thú y, Chăn nuôi, Cơ học, Dược học, Điện, Giáo dục học, Công nghệ thực phẩm, Văn học, Văn học, Văn hóa, Toán học… mỗi ngành có thêm 1 giáo sư mới.
Trong 470 tân phó giáo sư (PGS), ngành Y học chiếm số lượng nhiều nhất, với 66 người. Thứ hai là ngành Kinh tế, với 53 người. Ngành Khoa học Quân sự đứng thứ ba với 34 tân PGS.
Các ngành khác có nhiều nhà giáo được công nhận PGS đợt này là Khoa học An ninh 17 người, Giáo dục học 20 người, Hóa học 18 người, Cơ khí 18 người, Công nghệ thông tin 16 người, Luật học 18 người, Nông nghiệp 18 người, Vật lý 16 người, Khoa học Trái đất 13 người, Sinh học 13 người, Thủy lợi 12 người, Xây dựng 12 người, Nghệ thuật 12 người…
Tân GS, PGS là cán bộ quản lý
Video đang HOT
Theo thống kê của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, trong 522 nhà giáo vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2015, tỷ lệ giảng viên đại học chiếm tuyệt đại đa số.
Cụ thể, tỷ lệ giảng viên trực tiếp chiếm 82,37%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là 17,62%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ quản lý chiếm 4,21%.
Những cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đợt này có thể kể đến Thứ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm, chuyên ngành Khoa học An ninh, đạt tiêu chuẩn GS.
Ông Trần Bình Giang, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đạt tiêu chuẩn GS; Ông Lê Ngọc Thành, Phó giám đốc Bệnh viện E đạt tiêu chuẩn GS; Ông Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch hội Hồi Sức Cấp Cứu Việt Nam, Trưởng khoa điều trị tích cực Bệnh Viện Bạch Mai đạt GS; Thiếu tướng Bùi Minh Giám, Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an, đạt GS.
Tân bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ đạt tiêu chuẩn PGS; Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đạt tiêu chuẩn PGS; Ông Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đạt PGS; Trung tướng Bùi Xuân Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật đạt PGS; Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ công an, đạt PGS ngành Khoa học An ninh; Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đạt PGS….
Ông Đào Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đạt PGS; Bùi Quang Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt PGS; Bà Phạm Thanh Bình, Phó chánh Văn phòng, Bộ Y tế đạt PGS; Ông Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đạt PGS…
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ hai
Sau nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính, đến năm 2015, Việt Nam mới có nữ giáo sư Toán học thứ hai. Đó là tân giáo sư Lê Thị Thanh Nhàn, ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).
Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, giáo sư Phạm Vũ Luận, vừa ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 đối với 522 nhà giáo.
Cụ thể, Hội đồng công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 52 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 470 nhà giáo.
Giáo sư Lê Thị Thanh Nhàn. Ảnh: Vietnamnet.
Theo ông Luận, số lượng nhà giáo năm nay được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư không nhiều, tính bình quân mỗi trường chỉ có thêm 1 giáo sư hoặc phó giáo sư. Tuy nhiên, chất lượng tốt hơn, số lượng bài báo quốc tế của các nhà giáo cũng nhiều hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn. Độ tuổi trung bình của các giáo sư, phó giáo sư cũng trẻ hơn.
Những nhà giáo được công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư đợt này chủ yếu ở các Viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, Việt Nam đã có giáo sư nữ Toán học thứ hai.
Theo danh sách được công bố, nhà giáo trẻ tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đợt này là ông Nguyễn Văn Hiếu, ngành Vật lý, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Phó giáo sư trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ngành Vật lý, ĐH dân lập Duy Tân.
Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, tỷ lệ giảng viên đại học chiếm tuyệt đại đa số những người được công nhận đạt chuẩn đợt này. Cụ thể, tỷ lệ giảng viên trực tiếp chiếm 82,37%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là 17,62%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ quản lý chiếm 4,21%.
Số lượng nhà giáo nữ chiếm gần 25%, có 5 ứng viên là người dân tộc thiểu số. Các con số này đều tăng hơn so với năm trước.
Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư ở TP HCM và các tỉnh thành khác đều tăng lên. Cụ thể, số lượng nhà giáo được công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2015 khu vực TP HCM chiếm 18%, các tỉnh thành khác chiếm 19%, còn lại là ở Hà Nội.
Số giáo sư, phó giáo sư từ 50 tuổi trở xuống chiếm gần 62%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm hơn 23%.
Độ tuổi trung bình của 522 tân giáo sư, phó giáo sư là 48 tuổi (năm trước là 49 tuổi). Độ tuổi trung bình của 52 tân giáo sư là 56,87 tuổi (năm trước là 58 tuổi), của 470 tân phó giáo sư là 46,64 tuổi (năm trước là 48 tuổi).
PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn sinh năm 1970, tốt nghiệp xuất sắc ĐH Sư phạm Việt Bắc và được giữ lại làm giảng viên khi mới 20 tuổi; trở thành thạc sĩ, tiến sĩ khi chưa quá tuổi 30.
Năm 2005, chị cũng trở thành nữ phó giáo sư Toán học trẻ nhất Việt Nam.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Trường bổ nhiệm PGS, GS: Có ủng hộ nhưng cũng băn khoăn Các chuyên gia đã có nhiều góc nhìn khác nhau trước sự kiện ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm PGS, GS. * GS.TS Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM, Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành kinh tế: Trường tự bổ nhiệm, cần thêm thời gian Những quyết định của Chính phủ về việc bổ nhiệm PGS,...