Những ngành học được ưa chuộng
Kết quả xét tuyển năm 2019 chứng kiến sự khởi sắc của nhóm ngành công nghệ thông tin khi điểm trúng tuyển vào nhóm ngành này ở nhiều trường ĐH cao chót vót.
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM
Số liệu được Bộ GD-ĐT công bố cho biết tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của năm 2019 là 2.575.171. Trong đó, các khối ngành III, V, VII có số lượng nguyện vọng nhiều, từ 641.157 đến 822.956. Cũng dễ hiểu vì chỉ tiêu cũng khá lớn, nhưng trên hết là sức hút của ngành bởi sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ngành công nghệ thông tin bứt phá
Năm 2019, khối ngành V có 641.157 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, chiếm trên tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Đây là khối các ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thuỷ sản, thú y với tổng chỉ tiêu là 159.349.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, khối ngành này có nhiều ngành như công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến luôn có lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao, điểm trúng tuyển cũng cao. Về truyền thống, một số ngành như kỹ thuật ô tô, kỹ thuật điêu khiển và tự động hoá… luôn có nhiều nguyện vọng đăng ký, điểm chuẩn cao. Tuy nhiên năm nay, nhóm ngành công nghệ thông tin bứt phá khi điểm chuẩn của ngành này ở nhiều trường cao nhất.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP HCM, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Khoa học máy tính với 25,75, tiếp theo là kỹ thuật máy tính với 25 điểm- đây cũng là điểm chuẩn của ngành kỹ thuật ô tô. Tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhóm ngành công nghệ thông tin cũng có điểm chuẩn cao nhất, trong đó ngành Khoa học máy tính có điểm chuẩn cao nhất với 27,42.
Theo các chuyên gia, nhóm ngành công nghệ thông tin không thể thiếu ở bất cứ nơi đâu trong thời đại số. Không chỉ phát triển trong nước, nhóm ngành này còn có nhiều triển vọng để phát triển ra nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là xu hướng trong việc chọn ngành học của học sinh.
Nhóm ngành kinh doanh dẫn đầu
Video đang HOT
Số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT cho biết khối ngành III, bao gồm: Kinh doanh và quản lý, pháp luật có số lượng đăng ký xét tuyển nhiều nhất với 822.956 nguyện vọng, gấp 6,5 lần so với tổng chỉ tiêu.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, cho rằng không chỉ năm nay mà từ nhiều năm trước, khối ngành này được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển. Các ngành như quản trị kinh doanh, Marketing, quản trị dịch vụ, kinh tế, kế toán tài chính… luôn “hot”. Điểm chuẩn của khối ngành này ở nhiều trường ĐH rất cao. Có thời điểm nền kinh tế bị chững lại, nhóm ngành kinh tế cũng bị tác động nhưng lại phục hồi. Đặc biệt, khi nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn.
Nhiều ý kiến khác cho rằng ưu điểm khi học lĩnh vực kinh tế, tài chính là dễ dàng tìm việc trong tất cả các doanh nghiệp vì tính linh hoạt của nó rất cao. Khác với lĩnh vực kỹ thuật công nghệ hay y – dược… phải chuyên sâu mới làm việc được, nhóm ngành kinh tế giúp các em có rất nhiều cơ hội việc làm với nhiều vị trí khác nhau. Hiện nay, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng cao, mỗi năm hàng trăm doanh nghiệp mới được thành lập, kinh tế hội nhập… vì vậy cơ hội việc làm cho sinh viên khối ngành này trong tương lai luôn cao.
Nhóm ngành công an, quân đội “chọi” cao
Khối ngành có tỷ lệ “chọi” cao nhất (1/7) là VII (nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, khách sạn – du lịch – thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng) – chỉ 104.769 chỉ tiêu nhưng có đến 739.587 nguyện vọng.
Một số chuyên gia cho rằng nhiều ngành trong khối ngành này hiện không còn hấp dẫn người học như trước kia. Song, trong khối ngành này có các ngành nhóm an ninh, quốc phòng, tuy chỉ tiêu ít nhưng số nguyện vọng đăng ký rất cao nên kéo tỷ lệ “chọi” rất cao.
Khối ngành sức khỏe chưa bao giờ hết “ nóng”
Khối ngày có tổng số NV đăng ký không nhiều, với 199.573 nguyện vọng. Tuy nhiên, vì chỉ tiêu ít (34.352) nên tỷ lệ chọi cũng rất cao (5,8/1). Điểm trúng tuyển ở nhiều trường ĐH chuyên đào tạo y dược cũng cao chót vót
Bài và ảnh: Huy Lân
Theo nld.com.vn
15 bí mật về Đại học Bách Khoa Hà Nội: Rớt môn như cơm bữa, nguy cơ bị đuổi học cực cao, con trai nhiều nhưng không dành cho bạn!
Nhiều năm qua, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trở thành ngôi trường mơ ước của các bạn sinh viên bởi chất lượng đào tạo nhất nhì cả nước, nhưng đằng sau bảng thành tích danh giá còn vô vàn điều thú vị khiến không ít người phải ngỡ ngàng.
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) được coi là "anh cả" của khối ngành kỹ thuật, khối ngành công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam. Ngôi trường này luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều các bạn học sinh yêu thích sự tìm tòi, khám phá, nghiên cứu công nghệ, đặc biệt trong thời buổi hội nhập, phát triển như hiện nay.
Với các trường đại học có ngành kỹ thuật tốt nhất miền Bắc, Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn tự hào vì được xem là "ứng cử viên nặng ký" cho ngôi vị quán quân về chất lượng đào tạo vượt trội và tiến bộ. Tuy nhiên ngoài những thành tích học tập đáng nể, Bách Khoa còn sở hữu dàn nam sinh áp đảo, là một trong ba ngôi trường đình đám của khối Bách Kinh Xây, nơi hội tụ trăm ngàn câu chuyện trên trời dưới biển rầm rộ khắp mạng xã hội, để biết những điều chưa từng được tiết lộ về HUST hãy cùng theo dõi infographic dưới đây ngay nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Kỷ nguyên của đào tạo chuyên gia mạng trực tuyến: Trở thành "tiến sĩ Cisco" nhờ học online Đầu năm 2019, Việt Nam có thêm 6 người trở thành chuyên gia cao cấp về mạng quốc tế của Cisco chỉ sau 6 tháng học online. Thông tin này đã gây sự chú ý không nhỏ trong giới công nghệ thông tin bởi lẽ để trở thành một "tiến sĩ Cisco", các kỹ sư có thể mất hàng năm trời khổ luyện...