Những ngành học dễ xin việc làm
Theo dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kỹ thuật ôtô, Tâm lý học… là những ngành cần nhiều nhân lực trong vài năm tới.
Cụ thể, dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhu cầu việc làm của ngành Xây dựng sẽ tăng 375 nghìn người, Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, Bán buôn – bán lẻ tăng 284 nghìn người, Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 61 nghìn người.
Trong khi tình trạng khó kiếm việc làm diễn ra ở một số ngành như Kế toán – kiểm toán, Tài chính Ngân hàng…, nhu cầu nhân lực của các ngành Xây dựng, Kỹ thuật, Vận tải lại có chiều hướng tăng.
Sinh viên trong giờ học tại phòng thực hành ôtô. Ảnh: Ntt.edu.vn
Bám sát nhu cầu thực tế để chọn ngành học
Tư vấn trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2016″, thạc sĩ Nguyễn Thanh Quang, Phó trưởng phòng Đào tạo chất lượng cao, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhận định, ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô đang phát triển và được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Hai trong số nhiều trường đào tạo ngành này ở phía Nam là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và Đại học Bách Khoa TP HCM. Trong đó, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ngoài đào tạo kỹ sư, ôtô, lắp ráp, kinh doanh ôtô, cũng là nơi đào tạo chuyên gia cho các hãng ôtô lớn.
Cũng theo dự báo, Xây dựng vẫn thuộc nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao, trong khi số lượng đào tạo hiện tại thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Tính riêng tại TP HCM, gần 20 trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành này. Năm 2015, Đại học Bách khoa TP HCM dành 565 chỉ tiêu cho nhóm ngành Xây dựng. Đại học Kiến trúc TP HCM tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng với 400 chỉ tiêu. Đại học Tôn Đức Thắng tuyển 150 chỉ tiêu ngành này.
Một ngành học khác dự kiến cũng có nhu cầu nhân lực cao trong vài năm tới là Tâm lý học. Theo tiến sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, giảng viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT đang dự thảo đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường phổ thông. Nhu cầu tuyển dụng vì thế sẽ tăng cao.
Video đang HOT
Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Đại diện Phòng đào tạo Đại học Sư phạm TP HCM cũng nhận định, Tâm lý học, với chuyên ngành tư vấn học đường, được nhiều thí sinh chọn lựa. Sinh viên tốt nghiệp sẽ tư vấn cho lứa tuổi học sinh, nhu cầu xã hội đang rất cần.
Thí sinh có thể học ngành này tại các trường lớn như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa tâm lý, Đại Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chọn ngành học đón đầu hội nhập
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tỷ lệ việc làm ở Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Điều này có nghĩa nước ta (đang có hơn 53 triệu lao động) sẽ có thêm 14,5 triệu lao động tìm được việc làm vào năm 2025.
Trên cơ sở đó, Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM đánh giá, nhu cầu việc làm trong các ngành Xây dựng, Vận tải, Dệt may và Chế biến thực phẩm sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất.
Sau khi Việt Nam gia nhập AEC, nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các nước tăng mạnh. Đây là cơ sở để Logistics – ngành Dịch vụ vận tải hàng hóa phát huy tiềm năng. Muốn làm ngành này, thí sinh có thể thi vào các trường khối kỹ thuật, liên quan dịch vụ giao thương hàng hải, kỹ thuật tàu biển.
Hiện nay, khu vực phía Nam có hai trường đào tạo Logistics là Đại học Giao thông vận tải TP HCM và Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM.
Mặc dù những ngành học hứa hẹn việc làm đều đã có nhiều cơ sở đào tạo, nhưng lãnh đạo Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM đánh giá chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. TP HCM là nơi có quy mô đào tạo lớn nhất nước nhưng chất lượng lao động vẫn còn “khập khiễng” so với các nước trong AEC.
Bên cạnh yếu tố đào tạo từ nhà trường, sinh viên học những ngành này cần chủ động trang bị kỹ năng mềm và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ.
Theo Zing
Những ngành học thu hút thí sinh
Thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kinh tế quốc tế, tâm lý học... là những ngành được thí sinh ưa chuộng.
Đây không hẳn là những ngành có đầu vào cao nhất song có xu hướng thu hút ngày càng nhiều hồ sơ thí sinh, điểm chuẩn tăng liên tục, dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội.
Thí sinh làm bài thi đại học. Ảnh: Người Lao Động.
Công nghệ ôtô, thú y, thực phẩm: "hot" dần
Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, ngành thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, nhóm môi trường... là những ngành thu hút thí sinh không chỉ tại ĐH Nông Lâm TP HCM, mà còn ở các trường có nhóm ngành liên quan với điểm chuẩn khá cao.
Cụ thể, ngành thú y năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A) và 20 (khối B), đến năm 2015 tăng đáng kể với khối A, B đều 22,5 điểm. Ngành công nghệ sinh học của ĐH Nông Lâm TP HCM năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A), 21 (khối B) thì năm 2015 cả khối A và B đều lấy 22 điểm.
Ở các trường khác, ngành công nghệ thực phẩm, nhóm môi trường cũng đang là ngành "hot" được thí sinh chọn lựa nhiều nhất. Tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ngành này dẫn đầu bảng điểm chuẩn năm 2015 với 21,25 điểm. Tương tự, ngành công nghệ sinh học của ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM năm 2015 có điểm chuẩn khá cao: 23,75 điểm cho cả khối A và B, cao hơn điểm chuẩn năm 2014 đến 2,25 điểm đối với khối A và 1,75 với khối B.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, một trong những ngành thu hút thí sinh của trường là công nghệ kỹ thuật ôtô. Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của ngành này do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua ô tô tăng lên theo từng năm. Vì thế, sinh viên ra trường có cơ hội được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, tiếp thị hoặc tự mình mở garage.
Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mức thuế ngành này xấp xỉ 0%, nhiều nhà máy ôtô mọc lên, Việt Nam sẽ tham gia sâu vào quá trình chế tạo nội địa hóa. Do đó, 5-7 năm nữa, sinh viên ra trường ở ngành này, dù trình độ ĐH hay CĐ đều dễ dàng có được việc làm tốt.
Nhiều ngành kinh tế giàu hấp lực
Ngoài ra, trường còn có ngành may, thiết kế thời trang cũng là những ngành đang được thí sinh "săn đón". Theo ông Đức, thời gian tới, nhiều nước lớn không tham gia ký kết TPP như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ chuyển sang đầu tư ở nước ta rầm rộ ở các lĩnh vực này. Do đó, cơ hội kiếm việc làm, phát triển trong ngành công nghệ dệt may, thiết kế thời trang là rất lớn. Vì vậy, đây là ngành được thí sinh lựa chọn rất nhiều trong thời gian qua.
Hưởng lợi chính từ nền kinh tế hội nhập ngoài các ngành nói trên còn phải kể đến khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết, năm 2015, tổng số lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển khoảng 6.000.
Đến thời điểm chốt hồ sơ, ngành ngôn ngữ Anh nhận được gần 900 hồ sơ cho cả 3 nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu chỉ 160, ngành luật nhận được 875 hồ sơ/150 chỉ tiêu, khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý nhận được hơn 2.500 hồ sơ/2.040 chỉ tiêu.
Cuối cùng, điểm chuẩn của ngành ngôn ngữ Anh là 22,31, ngành luật 21,69 và khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý 21,75.
"Con số đó chứng tỏ rằng khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh vẫn có sức hút mạnh mẽ với thí sinh" - ông nhận xét.
Theo TS Ngọc Minh, ĐH Ngân hàng TP HCM phân ngành cho thí sinh sau khi các em học xong 3 học kỳ đại cương. "Ngành được nhiều thí sinh quan tâm nhất hiện nay là kinh tế quốc tế do nền kinh tế hội nhập, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có sự di chuyển nguồn lực từ trong ra ngoài nước, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lĩnh vực kinh tế hướng về xuất khẩu, thu hút nguồn lực lao động nên những ngành liên quan ngoại thương, xuất nhập khẩu, đặc biệt thương mại quốc tế là ngành phát triển nhất trong tương lai" - TS Minh phân tích.
Tương tự, tại ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP HCM, thạc sĩ Bùi Văn Yến, Phó trưởng Ban quản lý đào tạo, cho biết, kinh tế đối ngoại cũng đang là ngành "hot" của trường do nhu cầu xã hội về ngành này ngày càng tăng cao, đồng thời đây là ngành truyền thống của trường, uy tín cao nên thu hút được lượng lớn thí sinh giỏi, đẩy điểm chuẩn tăng cao - 27 điểm.
Tâm lý học: Phù hợp với thời đại
Trong khi đó, ngành tâm lý học cũng được thí sinh yêu thích, chọn lựa. Bằng chứng là điểm chuẩn ngành này tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM tăng mạnh trong 2 năm qua. Năm 2015, ngành này có điểm chuẩn lần lượt là 24,5 điểm (tổ hợp môn văn, sử, địa), 23 điểm (tổ hợp môn văn, toán, Anh hoặc văn, sử, Anh), trong khi đó điểm chuẩn ngành này ở cả 3 khối B, C, D1 là 20 điểm.
Theo một chuyên gia tâm lý học, ngày nay, nhiều hiện tượng tâm lý - xã hội và những chứng bệnh thời đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi... xuất hiện phổ biến nên nhu cầu tìm đến tâm lý học để cân bằng cảm xúc, nâng cao nhận thức, chất lượng cuộc sống ngày càng nhiều. Do đó, ngành tâm lý học ngày càng thu hút đông đảo thí sinh.
Theo Lê Thoa/Người Lao Động
Vinh danh hơn 80 dự án khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học Chiều 14/1, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2015 - 2016. Cuộc thi diễn ra trong ba ngày (12 - 14/1). Tham gia cuộc thi có 141 dự án, tăng 28 dự án so với năm trước. Trong đó có: 29 dự...