Những ngành có nhiều thí sinh trúng tuyển nhất
Chỉ tiêu tuyển sinh là yếu tố thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký xét tuyển. Theo thống kê từ dữ liệu của Bộ GD&ĐT, hai năm qua, nhóm ngành Kinh tế tuyển sinh nhiều nhất.
Phân tích dữ liệu dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 của 100 trường đại học trên cả nước cho thấy nhóm ngành Kinh tế có nhu cầu tuyển sinh lớn nhất.
Trong đó, ngành Tài chính – Ngân hàng đứng đầu với tổng chỉ tiêu là 13.190 sinh viên.
Ngành được đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước và có điểm chuẩn ở khoảng rộng, từ 15 điểm (bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm ngoái) đến trên 25 điểm.
Năm 2016, các trường ĐH như Hồng Đức, Hòa Bình, Đông Á, Tài chính – Kế toán, Vinh, Kiến trúc Đà Nẵng, Quy Nhơn, An Giang lấy điểm trúng tuyển ngành này là 15.
Ngoài những trường này, thí sinh có điểm xét tuyển dưới 20 điểm có thể xem xét ứng tuyển vào ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công đoàn, Học viện Tài chính ĐH Mở TP.HCM, ĐH Điện lực, ĐH Kinh tế Huế hoặc Viện ĐH Mở Hà Nội.
Tra cứu chỉ tiêu, điểm chuẩn của hơn 100 đại học để chọn ngành phù hợp Nhằm hỗ trợ thí sinh chọn trường, ngành học phù hợp, Zing.vn cung cấp công cụ so sánh điểm chuẩn 2015, 2016, chỉ tiêu tuyển sinh 2017 của hơn 100 trường đại học.
5 ngành có tuyển nhiều sinh viên nhất trong hai năm 2016 và 2017. Ảnh: Nguyễn Sương.
Với mức điểm cao hơn, khoảng 20-24 điểm, thí sinh nên cân nhắc các trường ĐH Quốc tế hoặc ĐH Kinh tế – Luật thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Công nghiệp TP.HCM hay Học viện Ngân hàng.
Với tổng điểm 3 môn xét tuyển từ 24 trở lên, các em xem xét đăng ký vào ĐH Ngoại thương hoặc ĐH Kinh tế Quốc dân.
Điểm chuẩn năm nay có thể tăng so với năm ngoái. Thí sinh đam mê ngành Tài chính – Ngân hàng nên lựa chọn trường phù hợp.
Năm 2017, chỉ tiêu của ngành này trên 19.000, đứng thứ hai về số lượng tuyển sinh trên cả nước.
Điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu 2017 cụ thể như sau:
Đứng thứ hai trong danh sách những ngành có nhiều thí sinh trúng tuyển năm 2016 nhất là Kế toán. Năm ngoái, các trường ở nước ta tuyển hơn 11.800 thí sinh cho ngành này, điểm chuẩn từ 15 đến trên 25 điểm.
Các trường ĐH Đà Lạt, Lâm nghiệp Việt Nam, Hòa Bình, Đông Á, Tài chính – Kế toán, Vinh, Thái Bình, Kiến trúc Đà Nẵng, Quy Nhơn, Công nghệ Giao thông Vận tải lấy điểm trúng tuyển năm 2016 bằng điểm sàn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều trường lấy điểm chuẩn năm ngoái dưới 20, là cơ hội tốt cho thí sinh đạt kết quả không cao trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào Viện ĐH Mở Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Điện lực, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Lao động, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Thủy Lợi, ĐH Kinh tế Đà Nẵng…
Với điểm xét tuyển từ 20 đến dưới 24, các em có thể xem xét các trường ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Thương mại, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Sài Gòn…
Với điểm xét tuyển trên 24, thí sinh có thể tìm kiếm cơ hội học tập tại Học viện Tài chính, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế – Luật thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM…
Năm 2017, chỉ tiêu tuyển sinh các trường dành cho ngành Kinh tế tăng so với năm 2016, gần 19.500 chỉ tiêu và là ngành tuyển nhiều nhất cả nước.
Điểm chuẩn năm ngoái và chỉ tiêu tuyển sinh năm nay như sau:
Ngành Kinh tế xếp thứ ba với khoảng 11.550 thí sinh trúng tuyển năm 2016 vào các trường trên cả nước. Năm nay, chỉ tiêu ngành này khoảng 15.220 và đứng thứ 4 trong danh sách.
Điểm chuẩn ngành này cũng nằm trong khoảng rộng, từ 15 đến 26,45 điểm.
Trong đó, các trường ĐH Quy Nhơn, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH Thái Bình lấy điểm chuẩn 2016 bằng điểm sàn.
Điểm trúng tuyển năm ngoái của ngành này tại các trường ĐH Kinh tế Huế, ĐH Mở TP.HCM, Học viện Tài chính, ĐH Thủy lợi, ĐH Kinh tế TP.HCM cũng không cao, từ 16 đến dưới 19 điểm.
ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân lại lấy điểm chuẩn ngành Kinh tế khá cao.
Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn 2016, chỉ tiêu tuyển sinh 2017 của ngành này tại một số trường để có lựa chọn chính xác:
Quản trị kinh doanh cũng là ngành có sức hút lớn với thí sinh. Năm ngoái, số thí sinh trúng tuyển ngành này là 11.150 em. Năm nay, tổng chỉ tiêu tăng lên đến hơn 17.380. Đây cũng là ngành có số thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng một nhiều nhất trong mùa tuyển sinh năm nay với hơn 36.005 em.
Hiện nay, nước ta có nhiều trường đại học đào tạo ngành này, điểm chuẩn các năm trước cũng dao động trong khoảng rộng.
ĐH Ngoại thương – một trong những trường hàng đầu về đào tạo Quản trị Kinh doanh – lấy điểm trúng tuyển ngành này cho hai tổ hợp xét tuyển A00, A01 lần lượt là 26,35 và 24,83 điểm. Năm nay, trường tuyển 340 chỉ tiêu cho ngành Quản trị Kinh doanh.
ĐH Kinh tế Quốc dân cũng là lựa chọn hàng đầu đối với thí sinh. Năm 2016, điểm trúng tuyển là 24,06. Trường cũng tuyển 340 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cho năm nay.
Năm ngoái, nhiều trường chỉ lấy điểm trúng tuyển ngành này bằng hoặc cao hơn điểm sàn một chút.
Nếu điểm tổ hợp xét tuyển không cao, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các trường như ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Lao động – Xã hội, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh, ĐH Thủy lợi, ĐH Đà Lạt, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.
Các em tham khảo thêm điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu năm 2017 của ngành Quản trị kinh doanh dưới đây:
Đứng cuối cùng trong danh sách 5 ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhất năm 2016 là ngành Luật với khoảng 7.675 em. Đây cũng là ngành duy nhất trong danh sách không thuộc nhóm ngành Kinh tế.
Điểm chuẩn 2016 của ngành này từ 15 đến 26,45 điểm. Những trường lấy điểm cao nhất là ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Luật TP.HCM.
Nhiều trường như ĐH Hồng Đức, ĐH Quảng Bình, ĐH Vinh, ĐH Thái Bình, ĐH Khoa học Thái Nguyên… chỉ lấy điểm trúng tuyển bằng hoặc cao hơn điểm sàn không đáng kể.
Điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu 2017 của các trường đào tạo ngành Luật như sau:
Năm 2017, 5 ngành này tiếp tục có chỉ tiêu tuyển sinh lớn nhất nước và đều tăng so với năm ngoái. Ngoài ra, thứ tự của các ngành có sự thay đổi. Theo đó, ngành Kế toán đứng thứ nhất, tiếp đó là Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Luật. Đứng cuối là Kinh tế.
Theo Zing
15 điểm 3 môn có thể đỗ đại học không?
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 với hơn 4.200 điểm 10 khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa thí sinh đạt 15 điểm không còn cơ hội vào đại học.
Nhìn chung, điểm thi năm nay khá cao so với năm ngoái. Đặc biệt, số lượng điểm nhiều gấp khoảng 60 lần. Do đó, nỗi lo 28 điểm vẫn trượt đại học không hoàn toàn vô lý.
Tuy nhiên, nhìn lại những con số thống kê khác, thí sinh vẫn có thể yên tâm về cơ hội đỗ đại học của mình, dù điểm các em nằm trong khoảng 27-30, 20-25 hay thậm chí chỉ ở mức 15, 16 điểm.
Trước hết, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay là hơn 640.000 trong tổng số hơn 860.000 thí sinh đăng ký dự thi. Vì vậy, chưa đến hai thí sinh sẽ có một người đỗ đại học.
Phổ điểm theo khối cho thấy thí sinh đạt điểm 14-18 vẫn chiếm số lượng lớn.
Bên cạnh đó, thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - dự đoán điểm sàn năm nay sẽ không thay đổi so với năm 2016.
Như vậy, nếu điểm sàn vẫn là 15, thí sinh đạt 15 điểm 3 môn vẫn có thể trúng tuyển nhiều trường đại học.
Về cơ bản, điểm chuẩn những trường top giữa và top trên có biến động nhẹ, trong khi điểm trúng tuyển của một số trường khác không mấy dao động.
Thí sinh có thể xem xét điểm chuẩn năm ngoái, chỉ tiêu tuyển sinh để có lựa chọn phù hợp.
Số trường, ngành lấy điểm chuẩn 15 không ít. Ảnh chụp màn hình.
Ở Hà Nội, các em có thể đăng ký xét tuyển ĐH Hòa Bình. Trường tuyển sinh theo tổ hợp A, B, A1, D1, V, H cho các ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Kỹ thuật công trình xây dựng.
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cũng là lựa chọn an toàn khi hầu hết ngành học lấy điểm chuẩn 10 cho tổ hợp A, A1, B, D1.
Một số ngành của ĐH Điện lực, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng lấy điểm trúng tuyển là 15.
Ở Thái Nguyên, thí sinh có thể ứng tuyển ĐH Nông lâm, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Khoa học của ĐH Thái Nguyên.
Thí sinh muốn học tại vùng Bắc Trung Bộ cũng có rất nhiều cơ hội trúng tuyển ĐH Vinh.
Ở Huế, các trường thành viên của ĐH Huế như ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, ĐH Nông lâm đều có ngành lấy điểm chuẩn là 15.
Thí sinh có nguyện vọng học tại Đà Nẵng có thể đăng ký vào ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Đông Á trong trường hợp điểm tổ hợp xét tuyển chỉ đạt 15.
Trong khi đó, nếu học tại TP.HCM, thí sinh có rất nhiều lựa chọn, bao gồm ĐH Thủy lợi, ĐH Văn hóa, ĐH Mở, ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Do đó, trong trường hợp thí sinh không đạt điểm cao như mong muốn, các em vẫn có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng vào trường phù hợp.
Thời gian điều chỉnh trực tuyến từ ngày 15/7 đến 21/7, điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 15/7 đến 23/7, nộp phiếu tại nơi đăng ký dự thi.
Theo Zing
Thí sinh chọn ngành Quản trị Kinh doanh nên đăng ký trường nào? Lựa chọn ngành Quản trị Kinh doanh, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều trường với mức điểm chuẩn dao động trong khoảng rộng và có cơ hội việc làm lớn sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay, cả nước có 635.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trong tổng số 866.000 đăng...