Những ngã rẽ phù hợp
Câu chuyện chọn trường, chọn nghề luôn làm đau đầu các bạn trẻ cũng như phụ huynh suốt nhiều năm qua. Nhưng có một thực tế, chỉ những người yêu thích, đam mê công việc thì mới có chỗ đứng trong xã hội, bất kể bằng cấp, xuất thân.
Chính các chuyên gia định hướng nghề nghiệp cũng chỉ ra rằng, đại học không phải là đích đến duy nhất, mà còn rất nhiều những con đường nghề nghiệp khác để chọn lựa.
Cạnh tranh khốc liệt
Cách nay ít ngày, một số trường đại học thông báo điểm trúng tuyển rất cao, có những học sinh đạt trung bình 9 điểm/môn vẫn có thể trượt. Điều này cho thấy, để có một suất vào các trường đại học (hàng đầu) của nước ta hiện nay rất khốc liệt. Chính áp lực thi cử, sự kỳ vọng của thầy cô, gia đình khiến không ít bạn trẻ “chạy đua” đèn sách, học ngày học đêm vô cùng căng thẳng.
Kết quả không như mong đợi, dẫn đến trầm cảm, thậm chí có em tự sát. Chẳng hạn như câu chuyện đau lòng về một nữ sinh 18 tuổi ở Quảng Nam, đã thắt cổ tự tử khi nghe tin mình trượt đại học mới đây, khiến dư luận bàng hoàng xót xa.
“Đây là nỗi lo chung của tụi em khi mà chỉ còn 1 năm nữa sẽ bước vào ngưỡng cửa đại học. Ba hướng em thi vào Đại học Y khoa sau này làm bác sĩ như ba, còn mẹ lại mong con làm cô giáo giống mình. Nhiều hôm tới bữa cơm, cả gia đình em căng như dây đàn, em ăn cơm chan nước mắt, mệt lắm. Bản thân em chỉ muốn thi vào ngành ngoại giao hoặc đi du học, không muốn ở nhà để khỏi gặp ba mẹ”, Hoàng Lê Thúy Vân (17 tuổi, ngụ tại Lý Thái Tổ, quận 3) tâm sự.
Các bạn trẻ học nấu ăn tại một trường nghề ở TPHCM
Minh Quang, 28 tuổi, hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài trên đường Võ Văn Tần, quận 3, chia sẻ về câu chuyện của mình. Năm 14 tuổi, Quang được ba mẹ đưa sang Australia học phổ thông, sau đó học chuyên ngành quản trị nhà hàng, khách sạn. Quang vốn nhút nhát, sống khép kín, lại thường xuyên bị bạn bè nước ngoài trêu chọc nên nhanh chóng rơi vào trầm cảm.
Video đang HOT
Chật vật điều trị một thời gian dài, sau đó bệnh tình thuyên giảm, Quang tốt nghiệp đại học. Tuy vậy, khi về nước, Quang tiếp tục rơi vào vòng xoáy “sốc văn hóa ngược”, phải thích nghi lại từ đầu, nên bệnh trầm cảm tái phát.
Người thân của Quang tâm sự, gia đình cảm thấy day dứt khi chưa có sự chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho con trai mình trước khi đi học xa nhà. Nếu được chọn lại, có lẽ họ đã để Quang học ở Việt Nam theo đúng sở thích của anh – học nghề sửa chữa ô tô. Còn Minh Quân, một người bạn của Quang thì nhận xét: “Cậu ta chăm chỉ, thông minh nhưng sống khép kín. Cách cư xử đôi khi kỳ quặc, khó hiểu. Vốn kiến thức xã hội nghèo nàn. Có lẽ đây là hậu quả của việc bạn ấy phải gồng mình chống đỡ nỗi nhớ nhà, sự cô đơn… khi xa ba mẹ, trong khi bạn ấy lại là con một”.
Thay đổi để thích nghi
“Công việc cực nhọc nhưng làm ra tiền là mình thấy ổn. Hiện tại, thu nhập của mình dao động từ 10-12 triệu đồng/tháng; còn những người có bằng cấp cao, chuyên môn tốt, lương và phụ cấp của họ lên tới 20 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2021 này, mình sẽ đăng ký vào một trường nghề để học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện thu nhập”, Mai Tiến Quân (22 tuổi, ngụ tại Bà Điểm, huyện Hóc Môn) đang làm việc tại một công ty sản xuất thực phẩm xuất khẩu, cho biết.
Bà Ngô Minh Cẩm Tú, doanh nhân trong lĩnh vực làm đẹp (quận 3, TPHCM) đánh giá rằng: “Cách nhìn nhận của lớp trẻ ngày nay đã khác nhiều so với ngày xưa. Sự áp đặt của người lớn luôn là gánh nặng đối với con trẻ. Tôi từng là dân trường chuyên, tốt nghiệp tại một trường đại học lớn có tiếng ở TPHCM. Lúc nhỏ cũng tham dự các kỳ học sinh giỏi cấp quốc gia và đoạt giải, nhưng công việc tôi làm hiện giờ không liên quan nhiều lắm tới những gì mình học. Nhưng chính nghề tay trái này lại đem lại thu nhập tốt hơn rất nhiều so với ngành nghề tôi học. Hãy để trẻ tự học những gì chúng yêu thích”.
Đồng quan điểm với doanh nhân Cẩm Tú, anh Trần Trung Nguyên (ngụ tại đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp) chia sẻ, bản thân anh đang làm việc tại một tập đoàn hóa mỹ phẩm của Mỹ. Cách nay khoảng 10 năm, với trình độ trung cấp nghề nhưng anh Nguyên vẫn “liều mình” thi tuyển vào công ty con của tập đoàn này với tỷ lệ chọi cao hơn thi đại học. Không ngờ anh trúng tuyển, phụ trách bộ phận phân xưởng (kiểm tra hóa chất, vận hành máy móc…). Anh vừa làm và học, kiên trì từng chút một nên công việc của anh ngày càng tốt hơn, thu nhập cao hơn, 1.000 USD/tháng…
Hiện nay, sau tác động nặng nề của dịch Covid-19, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tăng cao, dẫn đến tình trạng nhiều người phải tự chuyển đổi ngành nghề để thích nghi trong tình hình mới. Một số người nhìn nhận rằng, thời điểm này các nghề phụ lại trở thành nghề chính để gia tăng thu nhập, giúp họ ổn định cuộc sống. Do vậy, đừng quá lo lắng nếu cánh cổng trường đại học mà mình ưng ý chưa mở ra, hãy chọn một hướng đi phù hợp nhất để có thể phát huy năng lực bản thân.
Trình độ, việc làm của sinh viên - thước đo thương hiệu của mỗi trường
Tỉ lệ SV có việc làm là một trong những tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục ĐH để phục vụ cho việc đánh giá ngoài.
Theo đó, để xác định tỉ lệ này, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục độc lập sẽ khảo sát trực tiếp và ngẫu nhiên vài trăm người trong danh sách SV của nhà trường đã tốt nghiệp do trường cung cấp. Chính vì vậy, lựa chọn đầu vào tốt, đào tạo SV đáp ứng chuẩn đầu ra dựa trên góp ý của doanh nghiệp, cựu SV... là phương thức các trường ĐH xây dựng thương hiệu bền vững.
Tập đoàn Y tế Aijinkai (Nhật) cử chuyên gia sang giảng dạy kỹ năng điều dưỡng cho SV Trường ĐH Đông Á. Ảnh: NTCC
"Hàn thử biểu" của chất lượng đào tạo
Không phải ngẫu nhiên mà kể từ năm 2018, Bộ GĐ&ĐT yêu cầu trong đề án tuyển sinh của các trường ĐH phải công bố tỉ lệ SV có việc làm sau một năm tốt nghiệp. Ngoài thể hiện chất lượng đào tạo của trường thì công khai tỉ lệ SV có việc làm cũng thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội và là một thông số để HS phổ thông và phụ huynh tham khảo trong lựa chọn ngành nghề.
Hơn cả, tỉ lệ SV có việc làm sau khi ra trường còn giúp HS, SV thấy được sức cạnh tranh của cơ sở giáo dục ĐH trên thị trường lao động. Chính vì vậy, công thức "chất lượng đầu ra quyết định số lượng đầu vào" được nhiều trường áp dụng để thu hút tuyển sinh.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Ngoài việc học sinh phổ thông tham khảo để lựa chọn ngành nghề thì tỉ lệ SV có việc làm cũng là một căn cứ để các trường điều chỉnh quy mô tuyển sinh, chương trình đào tạo...
Trên cơ sở phân tích tình hình việc làm của SV tốt nghiệp năm 2015, 2016 cũng như tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, nhà trường đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh 2018 và chủ trương đẩy mạnh giảng dạy trực tuyến và capstone trong toàn trường: Thực hiện thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của doanh nghiệp; chú trọng cải tiến chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng chú trọng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Các CTĐT chất lượng cao của trường được thiết kế lại dựa trên phương pháp tiếp cận CDIO, định hướng theo tiêu chuẩn kiểm định ABET, có tham khảo các CTĐT của các nước tiên tiến trên thế giới. Trong học kỳ đầu tiên SV chủ yếu tập trung học ngoại ngữ, bảo đảm đạt yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định để đáp ứng yêu cầu của chương trình học theo hướng Dạy học theo dự án".
Dương Tiến Đạt - HS lớp 12/12 Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) chỉ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành Truyền thông của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM. "Với bản thân em thì cơ hội đỗ ĐH cũng không là gì nếu không đúng ngành nghề mình am hiểu và yêu thích nên vấn đề là phải trúng ngành, trúng trường và nhất là đầu ra của ngành học" - Đạt tâm sự.
Xu hướng chọn nghề, chọn trường của thí sinh những năm gần đây cho thấy, có một lượng không nhỏ thí sinh có kết quả điểm thi trên điểm sàn của các trường ĐH nhưng vẫn quyết định lựa chọn học nghề. Điều này thể hiện thí sinh đã không chỉ đơn thuần chọn một trường cho có, mà còn cân nhắc về chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm...
Học với chuyên gia là một cách để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH.
"Nâng" đầu vào, "siết" đầu ra
Với số lượng CTĐT được kiểm định ngày càng nhiều, đòi hòi của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực cao là áp lực buộc các trường ĐH lựa chọn đầu vào, đào tạo SV đáp ứng chuẩn đầu ra để có thể nâng tỉ lệ SV có việc làm và làm việc đúng ngành nghề được đào tạo.
Thực tế tuyển sinh cho thấy, có không ít ngành từng là thế mạnh đào tạo của nhiều trường ĐH đang gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Hạ ngưỡng đầu vào hay không là bài toán mà các trường buộc phải cân nhắc.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hải - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: "Không có ngành nào là "hot" mãi mà đến một giai đoạn nào đấy sẽ bão hòa khi thị trường lao động đã được cung ứng đủ nhân lực. Đối với những ngành khó tuyển sinh, có thể hạ chỉ tiêu tuyển sinh nhưng nhất định phải bảo đảm được chất lượng ngưỡng đầu vào. Hạ điểm đầu vào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra và cũng là chất lượng của nguồn nhân lực lao động".
PGS.TS Nguyễn Hồng Hải ví dụ: "Ngành Xây dựng công trình thủy, ngành Kỹ thuật công trình giao thông và ngành Môi trường của nhà trường vài năm trở lại đây số lượng tuyển sinh không nhiều như các ngành khác. Trong khi hàng năm nhà trường cung cấp không đủ số lượng SV tốt nghiệp các ngành này cho các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng. Chính vì vậy, trong tư vấn tuyển sinh, nhà trường cộng chính xác tỉ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm của những ngành này để người học có thêm sự lựa chọn".
Đầu tư cho CTĐT các ngành sức khỏe, Trường ĐH Đông Á hướng đến mục tiêu đưa SV vào làm việc tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Đức. Để đáp ứng được yêu cầu ngặt nghèo của các thị trường này đối với ngành điều dưỡng, nhà trường đã cải thiện đồng bộ cả đầu vào lẫn quá trình đào tạo để bảo đảm đầu ra đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Ông Hiroaki Tanaka, Giám đốc Sở Y tế và Phúc lợi xã hội Yokohama (Nhật Bản) cho biết, sau khi khảo sát CTĐT ngành điều dưỡng tại các trường ĐH ở TPHCM, Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, chính quyền TP này đã ký hợp tác chiến lược với ĐH Đông Á. Theo đó, thời lượng thực hành tại các bệnh viện của SV ngành Điều dưỡng Đại học Đông Á vượt trội hẳn so với chương trình ngành này ngay tại Nhật Bản. Việc thực hành nhiều tại bệnh viện cũng giúp các bạn sinh viên quen với công việc và dễ dàng tiếp cận công việc tại Nhật trong thời gian tới".
Trong điều kiện số liệu SV có việc làm là chỉ số thể hiện sức cạnh tranh của cơ sở giáo dục đại học trên thị trường lao động thì việc chọn lọc đầu vào và siết đầu ra ở các trường ĐH để đảm bảo chất lượng đào tạo là câu chuyện không còn quá mới mẻ nữa.
Chọn trường, chọn nghề ở Hà Tĩnh: Nhìn từ thực tế Nhiều bạn trẻ tại Hà Tĩnh cầm trong tay tấm bằng đại học danh giá nhưng đành phải xuất khẩu lao động, hoặc đổi nghề. Trong khi những ngành nghề địa phương cần nhân lực thì lại không có trường dạy, khiến nhiều người mất đi cơ hội việc làm tốt. Nhiều người luôn băn khoăn nên "chọn thầy hay chọn nghề". Chọn...