Những nàng thợ xây ở điểm trường mầm non Hô Củng B
Cái gì chưa biết thì hỏi, học qua người này người kia, bí quá thì lên mạng xem clip… làm mãi thì thành quen, có khi còn đẹp đấy chứ…
Những chia sẻ vui của những nàng thợ xây đặc biệt trong điểm trường Hô Củng B (trường Mầm non Chà Tở, Nậm Pồ, Điện Biên) có lẽ khiến không ít người ngạc nhiên.
Thế nhưng, đó không phải kỹ năng nghề nghiệp của các thợ xây chuyên nghiệp mà đó là những chuyện học nghề thợ xây của các cô giáo Mầm non trong điểm trường Hô Củng B.
Điểm trường Hô Củng B nằm xa xôi trong thung lũng của thôn Hô Củng xã Chà Tờ, một điểm trường mà đường vào có đủ đầy sương, đất, gió, mưa…các em học sinh phải học trong những nhà học tạm, tranh tre, nứa lá.
Nhờ sự chung tay của các tổ chức từ thiện, sự kết nối của các caasp ban ngành huyện Nậm Pồ, năm học mới này, các em học sinh ở Hô Củng B đã có lớp ghép, đã có nền đá hoa và có cả sân chơi để học… Điều kiện tuy còn vất vả nhưng cơ sở vật chất của một lớp học mầm non cơ bản đã được hoàn thành.Trước khi có lớp học mới, cứ mưa xuống là cô trò huy động tất cả chậu, bát… bất cứ thứ gì trong lớp được để hứng nước. Nếu để ướt ra nền thì lớp sẽ biến thành bãi ruộng…. cô giáo Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường nói về điểm trường Hô Củng B.
Thế nhưng, để được một lớp học khang trang như vậy không chỉ có sự chung tay của nhà tài trợ, nhân dân, bà con các dân tộc trong vùng mà còn nhờ tới những nàng thơ xây đặc biệt, kiêm cô giáo mầm non trong điểm trường.
Chúng tôi ngạc nhiên khi các cô giáo hát hay, múa dẻo như thế lại là những thợ xây, thợ nát nền cự kỳ điệu nghệ.
Khi được hỏi, cô Lò Thị Thời, giáo viên tại điểm trường Mầm non Hô Củng B bảo: “Chúng em phải tự làm hết đấy. Cái gì chưa biết thì hỏi, học qua người này người kia, bí quá thì lên mạng xem clip… làm mãi thì thành quen, có khi còn đẹp đấy chứ…” cô Thời dí dỏm.
“Những phần khó, liên quan đến kỹ thuật thì nhờ thợ, phần còn lại thì chúng em làm được là bọn em làm. Mỗi người chung tay một chút là ổn thôi ạ”, cô Thời cho biết.
Nhìn khuôn viên mới của điểm trường mầm non Hô Cùng B, tuy chưa thể bằng thợ xây chuyên nghiệp nhưng cũng thấy những nàng thợ xây ở trường Mầm non Chà Tở khéo tay và vất vả như thế nào.
Ở Nậm Pồ chúng tôi biết có không ít những đội xây dựng như thế. Các thầy cô cùng nhau bỏ công sức lao động vì đàn em thân yêu, vì một môi trường học tập mới cho các em.
Dẫu còn khó khăn nhưng giáo dục vùng cao đang thay da, đổi thịt từ những hành động thiết thực thân thương như thế.
Điểm trường Hô Củng B trước kia.
Điểm trường Mầm Non Hô Củng B trước khi được xây dựng
Các cô giáo mầm non ận chuyển vật liệu vào điểm trường
Cô giáo và nhân dân, chính quyền địa phương cùng chung tay vì các con
Tay bay tay thước như…. thợ xây.
Nữ nhi nhưng…không thường tình chút nào
Kỹ thuật khó là các cô học…. trên mạng
Tay bay, thay thước như thợ xây chính hiệu
Phần dễ các cô làm, phần khó…nhờ thợ
Vào trường có những lúc…mất cả đường
Lũ trẻ hồi hộp được nhận quà trong ngày khánh thành điểm trường mơ ước.
Các cô nàng thợ xây lại chuẩn bị áo váy, với những tiết mục hát ca
Điểm trường mới tốt hơn trong mưa.
Hết thợ xây em lại làm….cô giáo.
Xây dựng, trang trí trường lớp, không gian học tập tự tay các cô giáo làm.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Trường Na Cô Sa nay đã xóa tranh tre, thành trường chuẩn cấp độ 1
Không ai nghĩ, chỉ với vài năm trường Phổ thông bán trú Tiểu học Na Cô Sa từ một ngôi trường 100% tranh tre, nứa lá lại có thể thành trường chuẩn cấp độ 1.
"Nhìn cơ sở vật chất hiện có bây giờ tất cả các thầy cô giáo không ai nghĩ mình có thể vượt qua những ngày như thế", thầy giáo Nguyễn Văn Quân - Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa nói với chúng tôi khi bước vào năm học mới 2019 - 2020.
Năm học này, tập thể thầy và trò nhà trường sẽ phấn đấu nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Từ những căn phòng lá nứa tạm bợ, trường Na Cô Sa vươn lên thành trường chuẩn cấp độ 1 trong niềm vui hạnh phúc vô bờ của các thầy cô giáo, những người không chỉ đảm bảo học tốt mà còn trực tiếp kiến tạo lên ngôi trường miền biên viễn.
Thành lập từ ngày 01/06/2004 và đến tháng 11 năm 2014 trường tiểu học Na Cô Sa đổi tên thành trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa.
Trường Na Cô Sa được thành lập trên cơ sở tổng hợp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất dường như bằng không (không đường, không chợ, không điện lưới quốc gia và không thông tin), đời sống của bà con dân tộc Mông nơi đây đa phần đói nghèo, với tỷ lệ hộ đói cao trên 90%.
Do giao thông cách trở, Na Cô Sa từng được nhiều người ví là vùng đất biệt lập với các nơi khác.
Ngày đó, con đường từ trung tâm huyện Nậm Pồ đi vào Na Cô Sa chỉ là đường mòn, gồ ghề sỏi đá phải mất 1 ngày đường mới đến nơi.
Cuối năm 2013, 9 bản của xã Na Cô Sa đã được phủ sóng điện thoại và có điện lưới quốc gia, trước đó, các thầy cô giáo như sống trên hoang đảo dù ở đất liền.
Phương tiện liên lạc với gia đình chỉ là thư tay.
Trong thư tay, nói với gia đình, thầy cô nào cũng nói mình sống khỏe, công tác tốt để gia đình yên tâm nhưng thực tế có những lúc cả cô và trò cùng bụng đói lên lớp.
Không những vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn có một số điểm phức tạp về an ninh chính trị.
Bản Huổi Thủng 2 có tình hình an ninh trật tự nhức nhối, tỷ lệ người mắc tệ nạn xã hội cao, có thời điểm các hộ dân trong bản toàn là hộ đói, bà con chưa chịu khó làm ăn nên đời sống quanh năm cơ cực và nheo nhóc.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa nhận cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên nhân ngày khai giảng 5/9/2019. (Ảnh: LC)
Thế nhưng, vượt lên tất cả, sự quyết tâm và đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo, sự quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Hôi Cha mẹ học sinh, đến nay hoạt động dạy và học của trường có nhiều chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Hiện toàn trường có 70 cán bộ công nhân viên, trong đó có 57 giáo viên trực tiếp đứng lớp; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 100% giáo viên trong hội đồng sư phạm đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với học sinh.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng nâng lên.Đội ngũ giáo viên thường xuyên đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục.
Với những kết quả đã đạt được của thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Na Cô Sa trong thời gian qua, năm học 2018 - 2019 nhà trường đã được công nhân chuẩn mức độ I.
Đây là niềm vinh dự tự hào, sự động viên khích lệ to lớn đối với tập thể sư phạm nhà trường, chính quyền địa phương, phụ huynh và học sinh nhà trường.
Hành trình mà các thầy cô giáo ở Na Cô Sa đã đi qua:
Điểm trường trung tâm của trường Tiểu học Na Cô Sa ngày đầu thành lập
Trời mưa, đường ngày đó là một ác mộng đối với các thầy cô giáo
Những lớp học tạm, nhà tạm được che chắn bằng bạt, vải
Những lớp học ở Na Cô Sa trước kia
Những mái tôn, mái lá tạm làm ám ảnh các thầy cô giáo, học sinh mỗi khi mưa về
Điểm trường Na Cô Sa 1
Thay vì chờ đợi, các thầy cô giáo đã trực tiếp bắt tay vào, chung sức cùng với nhân dân, các cấp, các ngành để kiến tạo, xây dựng cơ sở vật chất
Rời bục giảng, các thầy cô là thợ hồ, thợ nề, thợ trộn vữa....
Trường học biến thành công trường, các cô giáo, thầy giáo không chỉ quen cầm phấn nữa mà là tay xe dùa, tay bay, tay thước
Từ Hiệu trưởng, hiệu phó, ban giám hiệu nhà trường, mỗi người một tay, một chân. (trong ảnh: Hiệu trưởng Nguyễn Văn Quân tham gia lao động, xây dựng điểm trường Na Cô Sa 1)
Cơ sở vật chất khang trang dần được hình thành
Tiếng hò, tiếng hát quên đi mệt nhọc của những ngày lao động xây trường cho em
Na Cô Sa ngày nay đã khang trang, sạch đẹp
Thầy và trò nhà trường hạnh phúc đầu năm học mới
Hạnh phúc đầu năm học mới ở Na Cô Sa
Hạnh phúc đã đến với thầy và trò trường Phổ thông bán trú Tiểu học Na Cô Sa.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Thiếu nhà tắm, học sinh vùng cao chọn cách đi tắm suối Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, không có nhà tắm tập thể, nước sinh hoạt còn khó khăn, học sinh ở Nậm Pồ phải tự đi tắm suối bất chấp nguy hiểm Khi vào năm học mới cũng là lúc mùa mưa, mùa nước tới nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, học sinh tại một số...