Những món ngon từ rau dại của miền Tây mùa nước nổi
Cứ vào tháng 9 âm lịch, khi con nước lớn, nước ròng từ thượng nguốn sông Mê Kông tràn về, khách du lịch lại có dịp ghé thăm miền Tây và thưởng thức những sản vật thiên nhiên không phải nơi nào cũng có.
Ngoài vô số loại cá tươi ngon thường thấy, mùa nước nổi ở miền Tây còn mang đến nhiều loại rau quả “dại” lạ miệng, ăn kèm lẩu hoặc món kho.
Vào mùa nước nổi, khi chèo thuyền dọc các mé sông, du khách dễ bắt gặp những bụi điên điển vàng rực. Trước kia, cuộc sống còn khó khăn, người ta thường nấu cháo cùng bông điên điển để cầm cự qua ngày. Hiện nay, loại rau “dại” này lại trở thành thực phẩm không thể thiếu trong các món cá kho hoặc lẩu.
Người ta có thể dùng bông điên điển làm dưa muối bằng cách ngâm với giá sống, để ráo nước rồi ngâm trong nước vo gạo lắng cho trong. Sau đó, pha muối có độ mặn vừa phải vào trong keo lớn hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn, lại hơi chút đăng đắng lạ miệng.
Dưa muối này chấm với nước tương dầm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá kho hoặc thịt kho lại càng ngon hơn. Khi cho thêm bông súng, ngó sen, củ co, dừa nạo rồi nêm tỏi, đường, muối, bột ngọt thì giòn ngon không chê được. Đây là món thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía. Bông điên điển sống còn được dùng để ăn với lẩu mắm hoặc lẩu cá linh. Bánh xèo bông điên điển cũng mang đến sự hấp dẫn không kém đối với thực khách mỗi khi về miền Tây.
Đây là loại thực vật có nhiều nhất ở vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tại các chợ miền Tây Nam Bộ, người ta thường bày bán những bó thân bông súng mập mạp, tươi rói, có màu nâu được cuộn tròn gọn gàng. Thân bông súng cắt khúc có thể dùng trộn gỏi với ngó sen, tai heo, hoặc ăn sống kèm cá kho, mắm hay lẩu cá.
Ngoài ra, món đơn giản nhất thường bắt gặp trong bữa cơm gia đình ở miền Tây mùa này là canh bông súng nấu tôm, cá đồng. Đây là món ăn dân dã, gần gũi với thiên nhiên và rất dễ chế biến. Thân bông súng sau khi ngâm trong thau nước muối để làm sạch thì cho vào nồi nước canh sôi gồm tôm hoặc cá đồng và cà chua thái lát. Sau đó cho thêm hành ngò, nêm nếm gia vị là đã có một món canh mát lành.
Đây là loại rau thân bò thường mọc ở ao hồ, đầm lầy. Mùa nước lớn chúng sinh sôi rất nhanh, người dân hay hái ngọn và lá non ăn sống trong các món lẩu thập cẩm, lẩu mắm, lẩu cá mẻ…. Người ta còn nấu canh rau dừa cùng rau diếp cá ăn hàng ngày, có tác dụng giải độc thanh nhiệt, chữa ho sốt kéo dài.
Là loại rau thuộc họ lục bình, người miền Tây còn gọi là rau mác thon hoặc dong nước. Bẹ và lá non của loại rau này có thể dùng luộc hoặc xào cùng với rau muống, rau lang. Bẹ rau mác cũng dùng nấu canh chua me hoặc canh bần chua, muối chua chung với rau muống, bông súng. Bóp gỏi tôm, thịt heo hay gỏi cá lóc ăn giòn giòn, hơi đăng đắng nhưng rất hấp dẫn.
Theo Vnexpress.net
Lẩu cá linh bông điên điển và đặc sản miền Tây mùa nước nổi
Miền Tây mùa nước nổi gây thương nhớ với bao món dân dã, lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho và nhiều đặc sản miền Tây mùa nước nổi đang chờ đón.
Video đang HOT
Miền Tây mùa nước nổi này gây thương nhớ với bao món ăn dân dã, là lẩu cá linh bông điên điển, chuột đồng nướng lu, bông súng mắm kho và nhiều lắm những đặc sản đang chờ bạn đến thưởng thức.
Lẩu cá linh bông điên điển
Đến miền Tây mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì quả thật đáng tiếc. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng của người miền Tây mùa nước nổi, bởi cá linh chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Lẩu cá linh bông điên điển. Ảnh: baomoi.com
Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển cũng khá đơn giản, thế mà hương vị lại quyến rũ ngây ngất lòng người. Để có một nồi lẩu ngon đúng điệu, phải chọn loại cá linh thật tươi, làm sạch và để ráo nước. Thêm nhiều nguyên liệu đi kèm khác như nước dừa tươi, dứa, sả, tiêu, ớt, tỏi... nồi lầu chắt chiu hương đồng gió nội giống như bản ca của đồng quê sông nước.
Cá linh nhỏ nên rất nhanh chín, chỉ cần bỏ vào nồi lẩu nhanh thôi là đã có thể thưởng thức được rồi, điên điển gặp nước là đã mềm, ban đầu ăn có vị chát chút xíu nhưng ngay sau đó là vị ngọt thanh dịu nhẹ. Thực khách có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng đều được, dân dã thế thôi mà mang sắc vị riêng biệt, hấp dẫn bao tâm hồn yêu ăn uống gần xa.
Địa chỉ gợi ý:
53 Phạm Hữu Lầu, P. 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Quốc Lộ 53, Khóm 6, Thị Trấn Càng Long, Càng Long, Trà Vinh.
Chuột đồng nướng lu
Chuột đồng nướng lu. Ảnh: Tin247
Rất nhiều người e ngại với các món ăn chế biến từ chuột, thế nhưng cứ về miền Tây đi,có thể suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi đấy. Chuột đồng nướng lu là đặc sản miền Tây mùa nước nổi và là món khoái khẩu của người dân nơi đây.
Sau mùa gặt người dân sẽ đặt bẫy hoặc giăng lưới, đốt rơm để bắt chuột đồng, nhiều người sau khi bắt được chuột sẽ thui luôn giữa đồng và nhậu lai rai luôn, thế nhưng nhiều người công phu hơn khi chế biến bằng việc nướng lu.
Những chú chuột béo múp, sau khi được làm sạch sẽ sẽ đem đi tẩm ướp gia vị thơm lừng, tiếp theo sẽ móc vào lu. Người nấu sẽ quay sao cho thật đều tay, vừa quay vừa thêm gia vị và mỡ để cho lớp vỏ bên ngoài bóng bẩy, vàng óng, giòn, thịt bên trong vẫn giữ được độ mềm và không bị khô.
Chuột đồng nướng lu sẽ ăn kèm cùng với rau răm, muối tiêu chanh, cà chua, chuối chát, dưa leo, cắn một miếng thịt với gia vị tẩm ướp vừa đủ, vị ngon tan dần trong miệng sẽ khiến cho bạn xuýt xoa mãi không thôi.
Địa chỉ gợi ý:
Nhà hàng Cây Bưởi - 90/2/21 Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ.
Nhà hàng Cây Bưởi 2 đường Sông Hậu, Bãi Cát, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ.
Nhà hàng Cây Bưởi 5 - 108A, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều,Cần Thơ,Việt Nam
Bông súng mắm kho
Món ngon dân dã bông súng mắm kho. Ảnh: Ảnh: baomoi.com
Nếu đã từng một lần nếm thử bông súng mắm kho, chắc sẽ khiến bạn nhớ mãi và mong muốn được quay lại đây một lần nữa mà thưởng thức. Món ăn đơn giản bình dị vậy thôi mà đủ khiến ai nấy đều liêu xiêu, trầm trồ khen ngợi mãi không thôi. Vào mùa nước nổi, bông súng lên nhanh trắng xóa cả cánh đồng, sau khi được nhổ về sẽ đem đi làm sạch, tước hết vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng dài khoảng tầm hai gang tay, để trong rổ sao cho thật ráo nước.
Mắm kho phải là loại mắm cá sặc đồng, có màu đỏ thẩm, chỉ cần mở nắp ra là thơm lừng rồi. Vào mùa nước nổi, chỉ cần vài lạng mắm, cá rô đồng, thịt heo ba rọi, cà nâu... là bạn đã có một nồi mắm kho bông súng ngon hết sảy rồi.
Địa chỉ gợi ý:
1/8 Lý Tự Trọng, P. An Phú, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bún nước lèo
Ngất ngây hương bị bát bún nước lèo miền Tây. Ảnh: Foody
Du khách có thể tìm thấy bún nước lèo ở bất kỳ tỉnh thành nào của miền Tây, ngay từ khi bước chân vào quán ăn, hương vị hấp dẫn của nó qua nồi nước lèo nghi ngút khói ấy đã làm xuyến xao tâm hồn của bạn rồi.
Những vị đầu bếp thường chọn cá sặt vào mùa mưa, hay cá mắm, cá sặt ở Cà Mau hay là Bạc Liêu, cho thịt thơm và béo. Nguyên liệu chính của món ăn gồm có cá, thịt heo và tôm, cá được làm sạch, bỏ xương, tôm tươi lột bỏ, sau đó sẽ cho nồi mắm, thêm một ít nước dừa xiêm cho hương vị thêm phần đậm đà. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cùng với giá, hẹ, rau muống, rau chuối, rau thơm, rau quế, chanh, ớt bằm... thưởng thức là đã thấy đậm mùi mắm mà vừa miệng vô cùng.
Địa chỉ gợi ý:
655 Quốc Lộ 1A, Khóm 3, P. 2, Tp. Sóc Trăng
594 Đường 30 Tháng 4, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
86/18 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bánh xèo bông điên điển
Bánh xe bông điên điển. Ảnh: TinTuc.Vn
Được xem là đặc sản chỉ có ở miền Tây Nam Bộ, bánh xèo làm từ bột gạo thêm chút nước cốt dừa cho hương vị thêm thơm và béo. Sau đó cho thêm trứng vịt đồng, nước cốt nghệ cho màu của bánh được vàng rộm, thả thêm chút ít hành lá thái nhuyễn, gia vị nêm nêm sao cho vừa miệng.
Bông điên điển được ngắt về, rửa sạch để ráo nước, củ sắn thái mỏng, vắt ráo nước, thịt ba chỉ tươi ngon và tôm nhặt sạch. Khi bếp nóng, đầu bếp sẽ cho một chút dầu, tráng bánh thật nhanh tay, cho bông điên điển, củ sắn... úp bánh lại và đậy vung sao cho chín rồi gắp ra đĩa.
Bánh xèo bông điên điển cho hương vị hấp dẫn đặc biệt khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, khiến cho du khách ăn hoài chẳng thể dừng được.
Địa chỉ gợi ý:
Bánh Xèo Ngọc Ngân - Đại Lộ Lê Lợi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Bánh xèo 7 Tới - Hoàng Quốc Việt, An Bình, Cần Thơ
Cá linh kho mía
Đặc sản miền Tây mùa nước nổi: cá linh kho mía. Ảnh: news.zing.vn
Món ăn dân dã đặc sản của người miền Tây tiếp theo không thể bỏ qua đó chính là cá linh kho mía, cá linh được rửa sạch, để cho ráo nước, mía được chẻ thành từng miếng nhỏ, kho cùng với nước dừa xiêm, thơm mềm ngon tuyệt hảo. Thêm một chút ớt hiểm hay là ít tiêu xay thì sẽ càng bắt vị, càng ngon tuyệt vời hơn nữa.
Mức giá tham khảo: 27.000 - 50.000 VND/hộp/210gr
Gỏi sầu đâu cá sặc
Gỏi sầu đâu cá sặc. Ảnh: baomoi.com
Là món ăn khoái khẩu của người dân tỉnh miền Tây, chế biến từ hai nguyên liệu chính là lá sầu đâu và cá sặc. Vị chua chua của nước mắm me, kết hợp với chút đắng chát của lá sầu đâu, mùi thơm của cá sặc, tất cả cứ quyện vào nhau, tạo nên sức hút lạ kỳ ngon không thể cưỡng.
Gỏi sầu đâu khô sặc là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân miền Tây, vì vậy bạn có thể dễ dàng thưởng thức đặc sản này tại các quán ăn nhỏ, hay nhà hàng tại Kiên Giang, Trà Vinh hay Cà Mau.
Ba khía muối
Ba khía muối. Ảnh: baomoi.com
Ba khía muối món ăn dân dã miền sông nước, ba khía là loại cua nhỏ có màu đỏ tía và trên lưng có ba gạch, cái tên ba khía cũng chính là bởi đặc điểm này, thịt của chúng rất thơm và ngọt. Ba khía sẽ được làm sạch bằng nước muối trước khi chế biến, sau đó sẽ được ngâm trong dung dịch muối khoảng 5 ngày, để tăng độ thơm ngon của nó thì sẽ chế biên thêm một lần nữa. Tách bỏ phần mai, bẻ nhỏ ba khía và trộn với lá quế, khế chua, tỏi, đường, ớt, bột ngọt, thêm chút nước cốt chanh vào nữa, ngâm khoảng 2 tiếng sao cho ngấm gia vị đều. Thưởng thức ba khía với cơm nguội, một lần thôi là đủ bạn không thể quên được hương vị của nó.
Theo Thể Thao Việt Nam
Người miền Tây có món canh chua ngon lạ - bạn đã biết? Canh chua vùng miền nào cũng có, tuy nhiên món canh chua của người miền Tây lại có cái vị ngon lạ rất đặc trưng mà hễ ai ăn thử hẳn không thể nào quên! Bông điên điển và tép rong vốn không còn xa lạ đối với của người dân miền Tây vào những mùa nước nổi, món canh dân quê mộc...