Những món ngon ở An Giang nhất định bạn phải thử
An Giang là vùng đất hiền hòa với phong cảnh hữu tình mộng mơ. An Giang còn là nơi giao thoa văn hóa, là nơi hội tụ nét đặc sắc của ẩm thực miền Tây nam bộ và vùng ven biên giới Campuchia.
1. Gỏi sầu đâu
Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.
Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời. Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu. Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.
Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.
2. Mắm ruột
Video đang HOT
An Giang nổi tiếng về mắm và mắm ruột là món ăn làm từ ruột cá ngon, trộn với thính gạo lứt để chừng ba tháng. Mắm ngấu chao với đường thốt nốt lên vị rất ngon.
Mắm sống đặc sản An Giang ăn kèm với rau thơm, ớt “sừng trâu”. Người cầu kỳ ham thích đậm đà hương vị thì cho mắm chưng với thịt ba rọi, hột vịt, rắc chút hành tiêu, vài lát gừng xắt mỏng. Người ta thích ăn nóng hôi hổi, thoang thoảng hơi cay của sả ớt thì chọn mắm kho ăn kèm mớ rau đồng xanh mơn mởn.
3. Tung lò mò
“Tung lò mò” chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.
“Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.
Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Tây An Cổ Tự, chùa Chúa Xứ, lăng ông Thoại Ngọc Hầu…. và đặc sản nối tiếng đó là bò bảy món.
Bò bảy món Núi Sam không thua kém bò bảy món Sài Gòn nhưng khác với Sài Gòn là không được bày bán trong nhà hàng hoặc trong quán địa phương. Một vài cửa h àng chỉ bán một trong bảy món cũng đủ nổi tiếng và làm giàu rồi. Chẳng hạn như ở chợ Châu Đốc có quan cháo đầu bò không ai là không biết và đã biết rồi thì không bữa nào không tới ăn.
Còn các món bò khác muốn thưởng thức một cách đồng bọ trông một lần tại một nơi, không phải tìm ăn lưu động hết quán này đến quán khác, thì xin mời về làng Vĩnh Tế, cũng thuộc vùng núi Sam, sẽ được thỏa mãn.Làng này có tập quán là vào dịp tiệc tùng cỗ bàn chiêu đãi đều nấu bò bảy món, nhất là lễ cưới thì bàn ăn không thể thiếu đặc sản này.
5. Bánh bò thốt nốt Châu Đốc
Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên… đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt.
Cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được.
Tung lò mò, lạ miệng lại ngon!
Theo tiếng Chăm tung là ruột; lò mò là con bò. Đó là một loại lạp xưởng do người Chăm An Giang làm từ thịt bò, chứ không phải làm bằng thịt heo như lạp xưởng của người Tàu, người Việt..., vì theo phong tục, bà con theo đạo Islam kiêng ăn thịt heo, thịt chó cùng các loài vật lai từ heo, chó.
Để có tung lò mò ngon nhất, người ta phải dùng thịt bò lấy từ đùi, bắp hoặc nạc lóc từ xương, và mỡ (mỡ sa, mỡ chày) theo định lượng hai thịt một mỡ. Tất cả xắt nhuyễn rồi ướp rượu và gừng đâm nát (để khử mùi bò). Lại ướp hoa hồi cùng mấy món gia vị thông thường như tiêu, tỏi, bột ngọt, đường, và một vài loại gia vị bí truyền, trong đó có hoa hồi hay đại hồi (là một loại gia vị không chỉ làm gia tăng hương vị, giúp cho màu sắc trở nên tươi nhuận hấp dẫn, kích thích tiêu hóa mà còn cung cấp nhiều vitamin và đạm, hỗ trợ dinh dưỡng, lại có tác dụng chữa chứng đau bụng và thấp khớp), đặc biệt nhất là món cơm nguội để tạo vị chua nhẹ. Nó được các bà, các chị phối trộn với các loại gia vị khác theo kinh nghiệm với một tỉ lệ nhất định. Tất cả trộn đều, để một hồi cho thấm, rồi dồn hổn hợp ấy vào ruột bò (đã lộn bề, cạo rửa bằng nước muối thật sạch và phơi vừa héo), xong thắt thành từng khúc khoảng 5cm, đem phơi chừng 3 nắng thì thành phẩm. Đặc biệt, tung lò mò để càng lâu, càng ngon, đến 1, 2 tháng cũng không hư.
Thưởng thức, tùy khẩu vị mà có thể nướng trên bếp than hồng hay hấp, luộc với một ít nước hoặc xắt xéo thành lát vừa miếng xào với các loại rau cải. Nhưng tuyệt nhất là nướng và chiên, ăn cặp với rau sống, dưa leo, khế, chuối chát..., chấm nước tương. Nhờ bíết cách chế biến và cơm nguội lên men, tung lò mò không chỉ có vị chua chua đặc trưng mà còn do "hương gây mùi nhớ" nên đặc sản trở nên béo, ngọt thịt và dai, nhai khá lạ miệng. Hễ ai đã một lần dùng qua ắt sẽ mãi nhớ!
Theo Dulich.petrotimes
10 món ngon miền Tây tín đồ ẩm thực nhất định phải nếm thử Các món ngon miền Tây khách thập phương đi xa đều nhớ, nếu chưa từng một lần ghé miền Tây để trải nghiệm hết những nét ẩm thực đặc sắc này thì còn chần chờ gì nữa, hãy xách ba lô lên và đi thưởng thức ngay nhé.1. Cá lóc nướng trui Cá lóc nướng trui từ lâu đã trở thành món quà...