Những món ngon nức tiếng không thể bỏ qua khi đến Huế
Huế là một trong những điểm đến nổi tiếng về ẩm thực của Việt Nam, với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng ở miền Trung.
Với sự kết hợp tài tình của các nguyên liệu và gia vị đặc trưng, các món ăn ở Huế thường có hương vị đậm đà, đặc biệt và hấp dẫn.
Các món ăn ở Huế thường được nấu bằng các nguyên liệu đặc trưng của vùng miền Trung như bún, rau sống, hải sản, thịt bò, heo và gà. Ẩm thực Huế còn được đán.h giá cao vì sự pha trộn tinh tế giữa các mùi vị, hương thơm, màu sắc và trình bày vô cùng kỳ công, độc đáo.
Bún bò Huế
Bún bò Huế vốn là món ăn có gốc từ cung đình Huế thời xưa và giờ đây trở thành món ăn quen thuộc của người dân Huế. Qua thời gian món bún bò Huế có thể thay đổi nhưng vẫn hội tụ đủ tinh hoa ẩm thực Cố đô.
Bún bò Huế vốn là món ăn có gốc từ cung đình Huế thời xưa.
Du lịch đến Huế, du khách không thể bỏ qua món bún bò nổi tiếng thơm ngon và nóng hổi. Nguyên liệu chính nấu bún bò Huế là giò heo, chả, thịt bắp, thịt bò và chất tạo màu cho nước dùng.
Bí quyết làm nên sức hấp dẫn của món bún bò Huế là nước dùng. Nước dùng ngon đòi hỏi người nấu phải biết cách kết hợp giữa mắm ruốc, nước xương và gia vị tạo nên nét đặc trưng của món bún bò Huế.
Cơm hến, bún hến
Khi nhắc đến Huế, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món cơm hến. Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế, rất phổ biến và được bày bán từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố cho đến những nhà hàng sang trọng khắp thành phố Huế.
Khi nhắc đến Huế, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món cơm hến, bún hến.
Để chuẩn bị hến cho món ăn, trước tiên hến phải được ngâm nước gạo một thời gian để thải bùn đất, rửa sạch, và luộc cho đến khi hến mở vỏ. Sau đó, lấy nước luộc để lắng và đổ hến ra sàng lấy thịt.
Thịt hến và nước hến là hai yếu tố quan trọng trong cơm hến, bên cạnh đó còn không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. Các thành phần khác bao gồm cơm trắng để nguội, khế chua hoặc xoài chua, rau thơm, dọc mùng hay còn gọi là môn bạc hà, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, tiêu, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt. Tất cả các thành phần này đều để nguội, chỉ có nước hến được giữ nóng sôi.
Video đang HOT
Món ăn đơn giản nên hình thức trình bày cũng không tốn nhiều thời gian. Người ta cho rau thập cẩm vào tô, trộn với vài ba muỗng canh đầy hến xào. Chan nước luộc hến nóng vào tô. Nêm các loại gia vị chuẩn bị sẵn như tóp mỡ, muối, ruốc, mè, ớt và trộn đều. Cho cơm để nguội vào tô nước hến có đủ rau và gia vị.
Để trộn cơm hến, người ta cho tất cả các thành phần trên vào tô, sau đó chan một chút nước hến vào. Cơm hến thường được ăn kèm với ớt thật cay mới đúng vị. Còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô (tức là không chan nước hến khi ăn).
Cơm niêu Huế
Cơm niêu là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Cơm thay vì được nấu bằng nồi, thì sẽ được nấu bằng các niêu nhỏ.
Cơm niêu.
Cơm niêu được đông đảo những người yêu hương vị ẩm thực dân dã truyền thống “ghiền” bởi nó được nấu trong nồi niêu nên những hạt cơm sẽ ngon hơn, dẻo hơn và thơm hơn.
Cơm niêu Huế được ăn cùng các món ăn nổi tiếng của Huế như tôm rim, sườn rim, cá dìa, cá nâu, cá hấp mồng tơi…
Bánh nậm Huế
Bánh nậm là một loại bánh dân dã nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế cùng với bánh bèo và bánh bột lọc. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km.
Bánh nậm Huế.
Bánh nậm thường được dùng chung với nước mắm ớt pha loãng, có vị hơi ngọt. Khi thưởng thức, thông thường mọi người lột bánh ra, trải lên đĩa và để nguyên phần lá gói. Với cách làm này, mùi hương của lá chuối sẽ giúp người ăn cảm thấy đỡ ngấy hơn. Không những vậy, khi ăn bánh nậm dùng chung với một số thực phẩm khác như chả cốm, thịt viên nướng, chả bò, giò tai luôn mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Bánh lọc Huế
Bánh bột lọc được biết tới là một món ăn rất đặc trưng của Huế. Loại bánh này phổ biến ở nhiều địa phương, tuy nhiên, chỉ khi ăn tại Huế, bạn mới cảm nhận được vị ngon đặc trưng, đúng điệu của miền Trung.
Bánh bột lọc nhân tôm thịt, vỏ ngoài dai dai mềm mềm đã khiến bao du khách cảm thấy nhớ mãi.
Nguyên liệu chính được dùng chế biến món đặc sản này đó chính là bột năng, tôm và thịt heo. Phần bột năng sẽ được làm từ loại gạo ngon nhất, tôm tươi sẽ được rửa sạch, để nguyên vỏ để lúc hấp bánh tôm sẽ có màu đỏ đẹp mắt. Nhân của món ngon xứ Huế này sẽ có cả phần thịt heo kho rim. Vị giòn giòn thơm thơm của tôm, hoà quyện cùng thịt heo sẽ giúp cho bánh thêm phần đậm đà. Đặc biệt, nước chấm bánh sẽ tận dụng luôn phần nước xào nhân tôm còn trong chảo.
Ở Huế sẽ có hai loại bánh bột lọc, đó là bánh bột lọc Huế không cần lá chuối và một loại được gói bằng lá chuối. Phần bột bánh sau khi pha, nặn thì cho phần nhân tôm thịt vào, sau đó gói trong lá chuối và mang đi hấp. Mỗi chiếc bánh bột lọc ngon khi bóc phải trong suốt, bột không bị dính hay đọng vào lá. Khi thưởng thức, bánh phải có độ dai dai mềm mềm của bột mì và vị đậm đà của nhân thịt tôm thì mới đạt tiêu chuẩn.
Bánh khoái Huế
Bánh khoái là món bánh chiên đặc biệt của Cố đô Huế. Cách thực hiện giống món bánh xèo Nam bộ nhưng dạng bánh khác nhau. Bánh khoái hình tròn theo dạng khuôn đổ (loại chảo gang nhỏ, đáy bằng, đường kính độ 15cm, thành chảo cao khoảng 2 – 3cm).
Bánh khoái.
Bánh khoái ngon còn nhờ bí quyết pha bột và nước lèo được làm từ hơn 10 gia vị: Tương đậu nành, đậu phộng, mè, thịt heo, nước ruốc…tạo nên thứ nước chấm sền sệt mà thực khách khi đến với Huế đều không khỏi xuýt xoa về sự khéo léo, tinh tế của người đầu bếp.
Bánh khoái khi chiên xong có màu vàng rộm, được gập đôi lại để trên chiếc đĩa sứ trắng tinh, nghi ngút khói. Có thêm màu xanh của rau xà lách, rau thơm, màu trắng của giá, vàng kem của trái vả, màu vàng của trái khế ngọt, thật đẹp mắt.
Checkin-holic 2: Vi vu Huế "mộng mơ"
Bạn nào lịch trình bị ngược như mình thì cần hết sức lưu ý điểm này, vì di chuyển từ Quảng Ngãi đến Huế sẽ mất kha khá thời gian (khoảng 6 tiếng), ngoài ra cũng ít chuyến di chuyển đến Huế nên các bạn có thể tham khảo phương án đi xe khách hoặc tàu hoả nhé.
Day 3: SA KỲ- GA QUẢNG NGÃI - HUẾ
- Bạn nào lịch trình bị ngược như mình thì cần hết sức lưu ý điểm này, vì di chuyển từ Quảng Ngãi đến Huế sẽ mất kha khá thời gian (khoảng 6 tiếng), ngoài ra cũng ít chuyến di chuyển đến Huế nên các bạn có thể tham khảo phương án đi xe khách hoặc tàu hoả nhé. Vé tàu hoả có thể mua online nhưng 1 ngày có 3 chuyến thôi nên cần hết sức lưu ý thời gian di chuyển (Mình đi chuyến 09:57).
- Vé về cảng Sa Kỳ có thể nhờ chủ phòng trọ mua hộ luôn chuyến sớm nhất là 7:30 sáng. Đồ ăn quanh khu vực Ga Quảng Ngãi hầu như không có (nên lưu ý ăn sáng trước).
Taxi Mai Linh từ ga Huế về khách sạn - siêu thân thiện dễ thương nhiệt tình tư vấn các điểm.
- Check in căn hộ chung cư the manor 62 Tố Hữu- có đủ bếp máy giặt, gần trung tâm
- Bánh bèo, bột lọc, bánh nậm - 52 Lê Viết Lượng (có bán mang về làm quà)
- Bún bò Huế Bà Gái - 11A Hà Nội
- Chè mợ Tôn Đích 3/3 Đinh Tiên Hoàng (rất nên đặt thử set 12 vị chè)
- Đi thuê Cổ trang hoàng cung - 63 Nguyễn Đức Tịnh
DAY 4: LĂNG KHẢI ĐỊNH - HỒ THUỶ TIÊN - CUNG AN ĐỊNH
- Dậy sớm ăn sáng bánh canh bà Nga 32 Phạm Hồng Thái
- Thăm quan lăng Khải Định (Lưu ý đồ ăn trong lăng mua giá hơi cao)
- Tiện cung đường thăm quan công viên bị bỏ hoang gần hồ Thuỷ Tiên (vì 1 số lý do hiện tại công viên không mở cửa để thăm quan, do đó cần 1 số kỹ năng mềm để vào check in)
- Ăn trưa quán Hoà Đồng (bún, mỳ, cháo Hến đều rất ngon, nên ăn cả chè bắp) - search Google Map sẽ ra địa chỉ quán
- Chiều thăm quan cung An Định (lưu ý trong cung nhiều nơi không được chụp ảnh, chỉ được chụp cảnh ở ngoài)
- Ăn chè ở quán Hẻm số 1 ngõ 29 Hùng Vương (chè bột lọc dừa ngon xuất sắc)
- Ăn tối cơm chay Liên Hoa - 03 Lê Quý Đôn
DAY 5: ĐẠI NỘI HUẾ - SILK PATH
- Ăn Sáng bánh ướt thịt nướng - 50 Kim Long
- Check in Đại Nội Huế
- Ăn trưa bánh canh bà Đợi - 01 Dương Văn An
(Uống nước ép hoa quả ngay đối diện ngon, bổ, rẻ)
- Nhận phòng nghỉ ngơi bơi và sử dụng miễn phí các dịch vụ Sauna
- Đi ăn tối cơm niêu nhà hàng Nguồn 05 Trần Quang Khải (món ăn ngon đặc biệt nên gọi món cơm niêu ăn kèm canh chua cá thác lác, cá kho và thịt luộc tôm chua)
- Ăn vặt nhẹ nhàng bánh ép Gia Di 49 Tố Hữu siêu cuốn
- Mua quà lưu niệm tại Thanh Hương 93 xuân 68 (ăn chè ở đây ngon)
Day 6: SILK PATH - FOOD TOUR HUẾ
- Ăn buffet sáng nghỉ ngơi chụp ảnh check in có cực nhiều góc đẹp trong khách sạn để chụp ảnh
- Ăn trưa tại bánh khoái, bột lọc, nậm 04 Nguyễn Bỉnh Khiêm (có hút chân không mua về làm quà tiện)
- Thưởng thức trà cung đình Huế tại Vỹ Dạ Xưa 131 Nguyễn Sinh Cung (nhiều góc chụp ảnh check in đẹp mê ly mà lúc đó hơi mệt nên chưa được chụp, quán bán cả đồ ăn có view ra sông thích cực)
- Ăn tối mỳ cao lầu 14 Nguyễn Hữu Thọ
Khám phá góc xanh nơi lăng Gia Long ở Huế Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) được thiết kế hài hòa với cảnh quan xung quanh, giúp du khách vừa có thể tìm hiểu văn hóa, lịch sử cung đình Huế, vừa tận hưởng bầu không khí trong lành và thiên nhiên xanh mát. Toàn bộ quần thể lăng gồm hàng chục ngọn núi, đồi lớn nhỏ có diện tích hàng trăm hec-ta....