Những món ngon dân dã làm từ quả sung
Những món ăn vừa ngon, vừa có lợi cho sức khoẻ lại được làm từ loại quả dân dã như trái sung là các biến tấu mang lại cho thực khách sự lạ miệng và thèm thuồng.
Quả sung vị chát, nhưng nhai kỹ thì sẽ bùi và ngọt. Tuỳ theo gia cảnh mà nấu ăn, nhà giàu thì kho cá, kho thịt… sang nữa thì om lươn… nhà nghèo thì muối mặn hay kho tương. Cách chế biến các món ăn với quả sung cũng khá đơn giản.
Món cháo này có sự phối hợp vị ngọt thơm của gạo, chát của sung, ngọt thanh của đường phèn, phù hợp cho người mệt không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lị. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu thành cháo. Cách chế biến thuần túy, món ăn dân dã, dễ dùng.
Sung xanh thái lát, ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo, tai lợn thái mỏng. Cho đường, muối tinh (hoặc nước mắm), dấm trắng, nước lọc vào một bát to, đánh tan các nguyên liệu này thành hỗn hợp, nếm thấy vừa miệng đủ chua, ngọt là được. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng, bỏ hạt, băm nhỏ như tỏi. Cho sung, tỏi, ớt, thịt tai trộn với hỗn hợp đã pha. Ngâm khoảng 30 phút là bạn đã có món nộm sung chát dịu mà dòn tan, thấm vị chua cay mặn ngọt hài hòa.
Sung muối khế
Video đang HOT
Nguyên liệu thuần túy gồm quả sung, khế chua, muối trắng, nước sôi để nguội, tỏi, mía. Sau khi nhặt sạch sung, rửa sạch, để ráo, đổ vào liễn. Khế chua thái lát xếp đều. Tỏi bóc vỏ, chẻ đôi múi tỏi phủ lên trên mặt. Mía chẻ mỏng, đan thành mên, đặt lên trên mặt liễn rồi chèn đá cuội/ túi nước sạch lên. Muối sạch và đường một thìa nhỏ hòa tan với nước đun sôi để nguội bớt, sờ ấm tay, long cặn trút vào cho ngập mặt sung, để chừng 3 đến 5 ngày là ăn được. Mon nay co thê ăn thay ca phao muôi. Sung muối chấm với muối vừng rất đậm đà.
Món này ăn với cơm rất ngon. Sung, thịt ba chỉ, hành khô, nước mắm, cà ri, tiêu, lá chanh là những thành phần giản đơn của món ăn. Thịt ba rọi thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu. Sung nhặt bỏ cuống, rửa sạch, phi thơm hành, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm một bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào.
Sung kho cá
Cá trắm, sung, tương, mật mía, ớt, bột canh, mì chính, tỏi, mỡ phần là đủ cho món ăn. Sung cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi chần sơ với nước sôi. Mỡ phần rán thành mỡ và tóp mỡ. Trộn cá và sung, tóp mỡ lẫn vào nhau rồi sắp vào nồi. Cho tương, mật mía và tỏi, ớt bột vào, bắc lên bếp đun liu riu cho tới gần cạn, thấm mỡ là được.
Lươn om sung, thịt vừa chắc lại vừa thơm. Điều đáng nói là những quả sung mới thật lạ, khi còn là quả sung tươi ăn chỉ thấy bùi bùi chan chát nhưng om với lươn hương vị chuyển biến một cách bất ngờ. Cả hai thứ bổ sung tương hỗ nhau để món ăn đạt đến hài hoà: vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt lại vừa bùi.
Chế biên món ăn này hơi cầu kỳ một chút, với thành phần gồm sung, lươn, rềng, mẻ, tương, bột nghệ, bột canh, mì chính, rau răm. Bỏ vào chậu lươn một nắm tro bếp một lúc, lấy lá tre chuốt dọc thân lươn, nhớt sẽ tuột hết. Rửa sạch lươn bằng nước dấm pha loãng. Lươn mổ xong bỏ ruột, bỏ đầu và tuyệt đối không rửa bằng nước nữa vì nếu rửa bằng nước lúc này sẽ mất hết huyết bổ và lươn sẽ bị tanh trở lại. Đặt lươn nằm úp trên thớt lấy sống dao dựa dần dọc theo sống lưng để thịt được mềm sẽ ngấm gia vị tốt hơn và xương sống của lươn vỡ ra tuỷ sẽ tạo độ thơm ngọt cho nồi om. Lươn xắt khúc khoảng 3 cm, ướp với riềng mẻ, tương và gia vị (một ít bột nghệ, mỳ chính, rau dăm thái nhỏ, vài lát thịt ba chỉ thái sợi) bóp đều rồi ướp độ 15 phút là được. Quả sung phải là sung bánh tẻ, đập dập nhưng không để vỡ nhằm làm cho gia vị ngấm vào trong cũng ướp tương tự như ướp lươn. Xếp vào nồi đất để om cứ tuần tự một lần sung một lần lươn. Đổ xăm xắp nước rồi nổi lửa. Đun vừa sôi gần cạn thì vùi trấu, ủ tầm 2 giờ là chín.
Theo Internet
Thương con mắm thính Hội An
Không biết có tự bao giờ nhưng mắm thính đã trở thành món ăn gần gũi với người dân Hội An và khách du lịch. Nhiều du khách trước khi rời phố cổ còn tranh thủ mua ít mắm thính về làm quà cho người thân.
Mắm thính là một trong những mặt hàng được chuộng ở chợ Hội An, nhất là những ngày vào mùa mưa - Ảnh: T.Ly
Đến phố cổ Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đó là những mặt hàng truyền thống như chiếu Trà Nhiêu, sản phẩm gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng... và cả những món ăn truyền thống bình dân xứ Quảng.
Đặc biệt chợ Hội An là nơi họp mặt các loại mắm đặc sản chế biến từ những con cá, con tôm được đánh bắt từ biển Cửa Đại, Cù Lào Chàm..., trong đó có nhiều loại mắm thính.
Cư dân Hội An rất hiểu con cá xứ biển quê mình để chọn làm thính, phổ biến là cá de, cá chuồn, cá nục bởi các loại cá này thịt săn chắc, tươi, ngon và rất rẻ.
Để có một ghè cá thính ngon quả thật là rất cầu kỳ. Cá đem về bỏ ruột, đuôi và dùng nước muối nấu sôi để nguội rửa cá cho sạch, vớt ra để ráo. Khâu quan trọng là ủ cá với muối. Cứ bỏ một lớp cá vào hũ thì rắc một lớp muối mỏng, cẩn thận hơn người ta còn dùng nẹp tre để chần cá.
Đem hũ cá đã đậy kín phơi vài nắng, khi cá dậy mùi thì chắt cạn nước. Khâu tiếp theo là trộn cá với thính. Thính là thứ bột được giã nhỏ từ bắp rang hoặc gạo rang.
Vớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ, sau đó dùng lá dông phơi khô đậy kín cùng mo cau, thắng nước đường đen hòa chung với nước mắm đổ lên.
Tiếp tục ủ thêm vài ngày. Tiếp xúc với thính sau một thời gian ủ và phơi nắng sẽ làm cá có mùi thơm đậm đà, thịt cá lúc này trở màu nâu vàng rất đẹp, đó cũng là lúc mắm chín tới.
Mắm thính cá de thành phẩm sau gần hai tháng ủ - Ảnh: T.Ly
Mắm thính cá nục, cá chuồn thành phẩm sau ba tháng ủ - Ảnh: T.Ly
Cá cơm, cá de từ khi mới làm đến lúc sử dụng được thường hai tháng, riêng cá chuồn, cá nục, cá trích phải đợi đến ba tháng.
Từ mắm thính, có thể chế biến thành các món ngon làm "mê mệt" nhiều người. Chỉ cần gắp vài con thính, đem ra chưng với cơm hay kho cùng thịt ba chỉ, một ít ớt quả, tiêu, nén.
Mắm thính chưng cơm - món ngon dân dã ở các vùng quê xứ Quảng - Ảnh: T.Ly
Ngoài ra muốn lạ miệng có thể trộn mắm thính cùng với các loại dưa gan, dưa chuột.
Đặc biệt không thể quên rang cá thính với lá nén. Chỉ cần khử dầu phộng, cho cá thính vào, đợi cá thấm dầu lật đều hai mặt và thêm lá nén. Hạ nhỏ lửa đến khi mùi thơm lan tỏa, bay từ nhà này sang nhà khác đến nức cả mũi thì nhanh tay nhắc xuống.
Hiện nay nghề làm mắm thính của cư dân vùng cửa biển Hội An được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống và chọn làm điểm tham quan của tour sinh thái làng quê.
Thế nên, dù rất giản dị nhưng mắm thính vẫn nghiễm nhiên trở thành món đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
TheoT uoitre.vn
Những món ngon dân dã từ dừa chỉ có ở Bến Tre Đến thăm xứ dừa, bạn đừng quên thưởng thức những món ngon được chế biến chủ yếu từ những trái dừa ngọt mát và cả những món đặc sản có thể chưa bao giờ bạn được thưởng thức. Kẹo dừa Người dân Bến Tre tự hào với đặc sản quê mình, với hương thơm dịu dịu, vị béo ngậy, ngọt thanh thanh còn...