Những món gỏi miền Trung ngon “khó cưỡng”
Với người miền Trung, gỏi thường là món khai vị cho một bữa tiệc gia đình, nhưng cũng có khi trở thành những món ăn chính bởi sức hút khó cưỡng của nó.
Gỏi vả, là món gỏi quen thuộc của người miền Trung. Vả gọt vỏ rồi ngâm trong nước chanh pha chút muối cho ra hết mủ. Sau đó luộc sơ qua cho vừa chín tới thì vớt ra để vào nước nguội, cắt mỏng theo sớ dọc của trái vả.
Tôm, thịt luộc chín xắt nhỏ. Nước mắm, ớt, tỏi, đường, bột ngọt, chanh trộn với nhau thành một hỗn hợp hơi sệt. Sau đó cho vả, tôm, thịt vào xóc đều, trộn thêm rau răm cắt nhuyễn, mè rang và chút dầu phụng phi hành, là đã có được món vả trộn ngon mê mệt…
Gỏi khổ qua trộn thịt bò là món gỏi có tính giải nhiệt cao nên người miền Trung đặc biệt yêu thích vào những ngày nắng nóng.
G ỏi khổ qua thanh mát, giải nhiệt cao và vô cùng ngon miệngGỏi khổ qua thanh mát, giải nhiệt cao và vô cùng ngon miệng
Khổ qua xanh, mua về rửa sạch, cắt mỏng, sau đó cho vào tủ lạnh vài giờ đồng hồ. Khâu này sẽ làm cho khổ qua bớt đi vị đắng và trở nên giòn hơn khi trộn gỏi. Sau đó mang ra vắt ráo. Thịt bò xào qua với dầu phụng, hành cho vừa chín tới, vẫn giữ được độ mềm mại. Trộn tất cả với nước mắm ớt chua ngọt, sau đó cho rau thơm và đậu phụng giã vào là hoàn tất một món khai vị vô cùng hoàn hảo.
Một món gỏi khá lạ miệng khác đó chính là món gỏi măng trộn thính. Măng tươi được làm sạch, luộc chín, thái sợi. Thịt heo luộc cũng thái chỉ. Trộn măng với chút xíu muối, đường, bột ngọt, ớt cho thấm tháp. Tiếp đến cho thịt heo vào trộn cùng. Cuối cùng là thính (được làm từ bánh tráng nước xay nhuyễn cùng với mè rang), khi cho thính vào thì xóc trộn đều tay cho thính bám chặt vào các sợi măng. Ngon miễn bàn.
Video đang HOT
Gỏi măng lạ miệng, làm khá kỳ công nhưng khi thưởng thức thì ngon vô cùng
Gỏi củ cải cũng là món có tính giải nhiệt tốt. Củ cải trắng, rửa sạch, bào bỏ vỏ cắt lát tròn mỏng, sau đó ngâm với một chút muối, rồi xả sạch làm giảm vị hăng. Kế đó cho một chút nước mắm vào củ cải sau khi đã xả sạch vắt ráo; để chừng 15-20 phút thì mang củ cải ra, vắt thêm một lần nữa cho thật ráo. Đem củ cải trắng đã vắt ráo; cà rốt, khế bào mỏng vắt sạch nước; thịt (tôm) vào trộn cùng với nước mắm ớt chua ngọt. Kế đó thêm chút dầu phụng phi hành, rau thơm, đậu phụng vào, xáo đều lên là đã có món gỏi củ cải trắng ngon lành.
Gỏi củ cải với những nguyên liệu chân quê
Gỏi rau đắng là món gỏi ngon và giản dị nhất. Chỉ cần rửa thật sạch rau đắng, để ráo. Xào tôm, thịt bò kèm với chút cà chua vừa chín tới là đổ lên dĩa rau đắng, vắt thêm một ít chanh, trộn đều. Vị ngon của món rau đắng trộn ngon đến tận chân răng, với vị đắng dịu, giòn giòn của thứ rau quê mọc đầy sau mỗi trận mưa rào.
Gỏi rau đắng đơn giản nhưng vị ngon ngập chân răng
Gỏi rau càng cua cũng giản tiện như món gỏi rau đắng. Cách làm không khác, nhưng rau càng cua không có vị đắng của rau đắng, nhờ vậy không chỉ người lớn mà cả những em nhỏ đều thích thú với món gỏi rau càng cua trộn tôm thịt này…
Gỏi rau càng cua người lớn, trẻ em đều yêu thích
Một thứ không thể thiếu để ăn kèm các món gỏi miền Trung đó là chiếc bánh tráng nướng giòn rụm. Thiếu đi chiếc bánh tráng, thì món ăn thiếu đi sự tinh tế, giống như một món ăn thiếu đi cả mắm lẫn muối vậy…
Theo Ihay
Món ăn lạ miệng từ trái bần
Trái bần khi còn xanh rất chát, nhưng khi chín tới thì mềm và cho nhiều nước chua chua. Đặc biệt là trái bần ổi, bên trong ruột khi chín ửng hồng, cho vị chua thanh mát.
Từ lâu, người Nam Bộ đã biết chế biến những món ăn lạ miệng từ trái bần, tạo nét đặc trưng riêng của quê hương mình.
Cây bần vốn là loại cây rất đỗi quen thuộc của người dân vùng Nam Bộ bên dòng Mê Kông. Cây bần mọc dọc theo bờ sông, kênh, rạch. Trái bần chua chua, chát chát, trẻ con hay hái xuống chấm chút muối ớt ăn chơi như quà vặt. Người dân Nam Bộ ví trái bần như một loại trái chung tình, dù nghèo (bần hàn) nhưng sẻ chia, gắn bó với vùng đất và con người Nam Bộ từ rất lâu đời.
Trái bần chua chua chát chát, trở thành một nguyên liệu chế biến món ăn độc đáo của người Nam Bộ
Trái bần có thể dùng để chế biến nhiều món ăn, nhưng ngon nhất là hai món canh chua trái bần và cá kho bần. Ngoài vị chua thanh và ngon, trái bần còn có tính hàn, ăn rất mát và giải nhiệt trong ngày hè nóng nực..
Cá kho bần thì dùng cá gì cũng ngon, nhưng cá lóc và cá bông lau là ngon miệng nhất. Vị béo và đậm đà của cá sau khi quyện vào các loại gia vị, thêm vào vị chua của bần thì sẽ càng ngon, ăn mãi không ngán, và rất hao cơm. Người ta thường đợi cá kho đến đậm rồi thì mới dầm trái bần lấy nước bỏ hạt rồi chắt vào nồi cá kho. Nếu thích đậm đà thì chắt với ít nước sôi. Nếu muốn có nhiều nước cá để ăn với bún thì cho nhiều nước sôi một chút.
Món cá kho bần
Món canh chua bần thì chua vị chua rất thanh, khác hẳn vị chua gắt của trái me hay dấm chua. Trái bần chín dầm vào nước ấm ấm, cho ra nước, lọc bỏ hạt rồi trút vào nồi nước sôi rồi cho con cá còn tươi ngon vào, nêm nếm vừa ăn rồi thêm các loại rau dân dã như rau muống, rau nhút, cọng súng, cọng kèo nèo, bắp chuối bào sợi.. Bữa cơm trắng có cá kho, canh chua bần chua chua vừa miệng, ăn bao nhiêu cơm cũng không thấy no.
Món canh chua nấu với bần
Người Nam bộ vốn sống cuộc đời dân dã, gắn bó với từng tấc đất, từng bụi cây ngọn cỏ con sông chảy qua trước nhà. Các loại cây trái dân dã xứ này tuy chua tuy chát, nhưng với tình yêu xứ sở, người Nam Bộ cũng có thể dùng để chế biến những món ăn ngon tuyệt vời rất riêng biệt không giống bất cứ nơi đâu. Ẩm thực Nam Bộ cũng vì thế mà trở nên đặc biệt, không những ngon miệng, lại còn chuyên chở tình yêu thương của quê hương xứ sở con người Nam Bộ vào trong mỗi món ăn.
.Theo Amthuc365
Cách làm nộm sứa đơn giản tại nhà Một ngày cuối tuần bên cạnh gia đình không thể thiếu những bữa cơm đoàn viên ấm áp. Nếu những bà nội trợ đang đau đầu vì không biết nên chọn món gì cho phù hợp và lạ miệng, thì hãy khám phá món nộm sứa vừa thơm ngon vừa thanh mát, đẹp mắt đầy đủ chất dinh dưỡng và rất hợp khẩu...