Những món đồ chơi hay, bổ ích lại kích thích trí thông minh của trẻ mà cha mẹ rất nên tham khảo đến
Chọn đồ chơi cho con sao cho đúng và giúp con phát triển tốt cũng là một việc mà các cha mẹ nên lưu ý đến.
1. Đồ chơi ghép hình
Trẻ chơi ghép hình không chỉ rèn luyện và thuần thục các kỹ năng vận động mà còn học được mọi thứ từ những khái niệm toán học cơ bản tới cách giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu thường xuyên chơi ghép hình sẽ có điểm toán và kết quả các môn thi cao hơn trẻ không được chơi ghép hình khi chúng lên cấp hai.
Sharon MacDonald, chuyên gia đào tạo giáo viên theo chương trình giáo dục sớm kiêm tác giả cuốn “Block Play”, giải thích: “Khi trẻ chơi ghép hình, trẻ phát triển được những hiểu biết về phân số, hình dạng và số đếm”.
2. Đất nặn
Đất nặn luôn là món đồ chơi mỹ thuật thủ công mà bé nào cũng đều yêu thích. Thông qua các hộp bột nặn đa sắc màu giúp bé phát huy được năng khiếu, óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú. Bên cạnh đó khi nhào nặn đất, các ngón tay bé sẽ phải cầm, nắm, co bóp nhiều lần giúp cho bàn tay trở nên khéo léo và linh hoạt hơn. Cha mẹ nên tìm mua cho con những bộ đất năn có xuất xứ rõ ràng, không độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo những sản phẩm đất nặn đến từ thương hiệu Play-Doh của Mỹ được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như bột mỳ, nước, muối, dầu ăn; các màu sắc bột sử dụng màu thực vật, không chứa hóa chất độc hại.
Magic sand tạm dịch là cát động học hay cát ma thuật được tạo thành từ các thành phần: 98% là cát thông thường và 2% một số chất kết dính đặc biệt khiến cho cát có tính chất gần giống như đất sét. Sự bổ sung chất kết dính vào trong cát giúp cát liên kết tốt và dễ tạo hình hơn nhiều so với cát truyển thống mà không cần làm ẩm. Với loại cát này, cha mẹ không cần phải đưa trẻ đi đâu xa, trẻ chỉ cần ở nhà cũng có thể nghịch cát thoải mái mà không sợ bẩn. Đặc tính dẻo và kết dính với nhau của cát động lực giúp tránh tình trạng cát bay bụi vào mắt các bé khi chơi và cát cũng sẽ không bay bụi đầy nhà, từ đó dễ dàng dọn dẹp.
4. Bộ nhạc cụ gõ đồ chơi “Boomwhackers”
Video đang HOT
Boomwhackers là đồ chơi giúp trẻ phát triển về thính giác, tức là phát triển khả năng cảm nhận âm thanh, từ đó cũng giúp trẻ phát triển não bộ khá tốt. Mỗi một ống nhạc như thế này sẽ phát ra một âm thanh với cao độ, cường độ và sắc thái riêng, vì thế trẻ có thể nhận biết được những âm thanh khác nhau và có thể phát huy được khả năng âm nhạc của mình.
5. Đồng hồ chụp ảnh, vừa chơi game vừa học
Chiếc đồng hồ thông minh Kidizoom của hãng VTech được thiết kế phù hợp với trẻ từ 4 tuổi trở lên với nhiều tính năng kết hợp vừa chơi vừa học và phụ huynh có thể kiểm tra được thời gian bé sử dụng các tính năng trên đồng hồ.
Những icon và giao diện của đồng hồ khá đơn giản, chẳng khác nào một chiếc smartphone đời mới. Cha mẹ có thể dạy con mình xem giờ từ khi còn nhỏ, và chiếc đồng hồ thông minh này sẽ thay bạn làm điều đó. Thông qua ứng dụng “Time Master”, trẻ được dạy cách xem và nói thời gian ngay trên chiếc đồng hồ. Ngoài ra, VTech cũng khéo léo tích hợp chức năng báo thức và đếm thời gian, không thể tưởng tượng nỗi những đứa trẻ sẽ hạnh phúc thế nào khi vui đùa mà lại có chiếc đồng hồ đếm giây ở cổ tay. Đồng hồ có khả năng chống mồ hôi và nước.
Theo Helino
Bận rộn đến mấy bố mẹ cũng không nên bỏ qua 3 phút quý giá này trong ngày để dành thời gian cho con
Nguyên tắc 3 phút dành thời gian cho con mỗi ngày được chuyên gia tâm lý đưa ra vô cùng đơn giản mà đầy hiệu quả nhưng không phải bố mẹ nào cũng làm theo.
Trái với suy nghĩ thường thấy, không phải chỉ có cách dành hàng giờ mỗi ngày chơi với con thì tình cảm giữa ba mẹ và con cái mới có thể gắn bó khăng khít. Các chuyên gia tâm lí tiết lộ quy tắc 3 phút giúp ba mẹ và con cái luôn gần gũi dù ba mẹ có bận rộn đến đâu.
Nguyên tắc 3 phút bố mẹ nên áp dụng hàng ngày
Cha mẹ dường như lúc nào cũng bận rộn, nếu không phải công việc thì cũng là dọn dẹp nhà cửa hay các việc xã hội khác. Thời gian quý báu mà cha mẹ dành cho con dường như chẳng còn bao nhiêu, thậm chí khi ở bên cạnh con cha mẹ cũng không tập trung mà còn bận nghĩ về bao mối lo toan, hay đơn giản là mải mê check điện thoại.
Theo chuyên gia tâm lí Nataliya Sirotich, Giám đốc trung tâm nghiên cứu trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên Singapore, thói quen dành 3 phút mỗi ngày cho con vô cùng quý báu mà không nhiều cha mẹ làm theo. Nội dung của nguyên tắc 3 phút rất đơn giản, đó là khi bạn về đến nhà, hãy tập trung mọi sự chú ý cho con trong 3 phút. Và cần thực hiện đều đặn không bỏ sót ngày nào. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp các con luôn tin tưởng vào ba mẹ, kể cả khi lớn lên con vẫn giữ niềm tin ấy.
3 phút mỗi ngày có thể đem lại những lợi ích lâu dài (Ảnh minh họa).
Phương pháp thực hiện nguyên tắc 3 phút
1. Giao tiếp ngang tầm mắt
Khi bạn dành thời gian cho con trong 3 phút quý giá này, hãy nhớ giữ tương tác ở ngang tầm mắt của con. Dù là ngồi trên ghế, ngồi dưới sàn nhà hay đang đứng, điều quan trọng là luôn nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp.
Khi đi đón con, hãy nói chuyện về các hoạt động trong ngày của con (Ảnh minh họa).
2. Tuân thủ nguyên tắc 3 phút khi đón con từ trường về
Nếu con đang độ tuổi mẫu giáo thì điều này còn quan trọng hơn nữa. Cả ngày đã không được gặp con nên ba mẹ hãy dành trọn vẹn 3 phút để ôm con, nhẹ nhàng hỏi con về một ngày ở trường. Đừng coi thường những cuộc trò chuyện tưởng như đơn giản này bởi con sẽ nhận ra ngay nếu ba mẹ không thật sự chú ý. Tương tác khi nói chuyện là rất quan trọng. Một mẹo nhỏ để thể hiện sự quan tâm đó là sau khi con nói về những hoạt động của mình thì ba mẹ hãy hỏi cụ thể chi tiết hơn nữa.
Hãy nhớ nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp để thể hiện sự chú ý (Ảnh minh họa).
3. Không bỏ qua "3 phút" bất cứ ngày nào
Bạn không nên bỏ qua việc dành thời gian cho con, dù chỉ một thời gian ngắn bởi như vậy, các con cũng thấy việc mình làm hàng ngày không còn quan trọng nữa. Dần dần, con sẽ không muốn chia sẻ và chỉ muốn giữ cho bản thân mình. Đến lúc ấy ba mẹ muốn quan tâm xem con như thế nào thì cũng đã muộn bởi con không mở lòng nữa.
Những hoạt động ba mẹ và bé có thể cùng thực hiện để tăng cường gắn kết
1. Chia sẻ các sở thích của con
Vấn đề mấu chốt ở đây là hãy để con biết bạn muốn dành thời gian cho con và tham gia các hoạt động cùng nhau. Có thể đơn giản chỉ là chơi trò chơi, nấu ăn, làm thủ công... Trong khoảng thời gian này, hãy tập trung chú ý vào con. Những việc khác bạn có thể làm sau đó.
2. Giúp con thoải mái và tin tưởng bạn
Hãy lắng nghe một cách tích cực và chủ động khi nói chuyện với con. Lợi ích lâu dài có thể thấy đó là khi con lớn lên, con sẽ tin tưởng và tâm sự với bạn những khi gặp khó khăn, khi muốn được khuyên nhủ.
Đừng giả vờ tỏ ra phấn khích bởi các con chắc chắn sẽ nhận ra (Ảnh minh họa).
3. Chân thành
Đừng cố tỏ vẻ phấn khích nếu bạn không thật sự cảm thấy như vậy, bởi trẻ con thông minh hơn bạn tưởng rất nhiều, nếu bạn giả vờ chúng sẽ nhận ra ngay.
Tác hại của việc lơ là, bỏ bê con trẻ
Tất nhiên không phải cứ không thực hiện nguyên tắc 3 phút là không quan tâm con cái, nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường khi con lớn.
- Trẻ dễ hình thành tính cách khép kín, con thu mình vào vỏ ốc, không muốn chia sẻ với ai.
- Khi con cần bạn không ở bên thì khi lớn lên con sẽ không muốn nói chuyện với ba mẹ nữa.
- Con không muốn chia sẻ những điều quan trọng trong cuộc sống với ba mẹ.
Chỉ cần quan tâm con thêm một chút mỗi ngày là có thể mang lại những lợi ích lâu dài. Bí quyết là hãy thực hiện một cách liên tục nhất quán và để con biết bạn luôn sẵn sàng bên con trong mọi bước đường đời.
Nguồn: Parent, Zeptha, APA
Giáo dục Singapore: "Học" gắn với "hành" ngay từ mẫu giáo Yếu tố thực hành luôn được đặt lên hàng đầu trong việc giảng dạy và học tập tại Singapore. Một lớp học ở Singapore. (Nguồn: The Finder Singapore) Từ khi trẻ còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mẫu giáo (3 tuổi), trẻ đã được làm quen với các môn thực hành thông qua hình thức "learning journey" (hành trình học tập). Qua đó,...