Những món đại kỵ tuyệt đối cấm ăn cùng cà rốt
Cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nếu ăn không đúng cách hoặc kết hợp nấu cùng một số thực phẩm ‘đại kỵ’, sẽ gây hại đến sức khỏe .
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng quá nhiều
Cà rốt tuy là loại thực phẩm ngon bổ và rẻ, thế nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Việc dùng quá nhiều cà rốt khiến lợi bất cập hại. Bởi khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.
Bên cạnh đó do hàm lượng nitrat có nhiều khi vào cơ thể sẽ biến thành nitri gây ngộ độc cho người sử dụng.
Cà rốt tuyệt đối không nên ăn cùng củ cải
Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
Cà rốt tuy là loại thực phẩm ngon bổ và rẻ, thế nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Ảnh minh họa: Internet
Cà rốt kỵ với cà chua
Vì cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua; đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau.
Nấu với gan động vật
Tuyệt đối không nấu chung cà rốt với gan của động vật, bởi trong gan động vật chứa rất nhiều các kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong cà rốt sẽ làm oxy hóa mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic, việc ăn cà rốt kèm sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Cắt hay nạo nhỏ khi nấu ăn
Thông thường do cà rốt khá cứng nên để nấu ăn nhanh hơn và đẹp hơn, các bà nội trợ thường hay cắt miếng nhỏ trước khi nấu. Điều này hoàn toàn không nên bởi khi thái, cắt nhỏ cà rốt sẽ khiến 50% các protein và carbohydrate hòa tan biến mất. Vì vậy tốt nhất nên thái to hoặc để cả củ khi chế biến là tốt nhất.
Video đang HOT
Nhiều bà nội trợ khi luộc cà rốt thường luộc rất lâu cho mềm, hay khi hầm kèm các món ăn lại hầm nát vì cho rằng sẽ giữ lại hàm lượng carotene được cao nhất. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Ảnh minh họa: Internet
Nấu quá lâu
Nhiều bà nội trợ khi luộc cà rốt thường luộc rất lâu cho mềm, hay khi hầm kèm các món ăn lại hầm nát vì cho rằng sẽ giữ lại hàm lượng carotene được cao nhất. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Không ăn cà rốt kèm thủy, hải sản có vỏ. Các loại thủy hải sản có vỏ đặc biệt là tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa làm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Điểm danh 10 thực phẩm tốt cho bệnh nhân thiếu máu não
Nếu bạn còn đang thắc mắc chưa biết thiếu máu nên ăn gì thì hãy bổ sung ngay những thực phẩm sau đây để giúp cơ thể khỏe mạnh.
Biểu hiện của bệnh thiếu máu não
Biểu hiện của bệnh là chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, nhức đầu, đau đầu - đau lan tỏa khắp đầu nhưng cũng có khi chỉ đau vùng trán hoặc vùng gáy. Ngoài ra, người mắc chứng thiếu máu não còn có thể mắc chứng mất ngủ, ù tai, giảm trí nhớ... Bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp.
Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm viên sắt.
Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.
Thực phẩm tốt cho bệnh thiếu máu não
1. Gan động vật
Những thức ăn chứa đạm và sắt là thức ăn vô cùng cần thiết và bổ ích cho người bị thiếu máu não. Chính vì vậy, gan gà, gan bò, gan heo hay vịt đều là những lựa chọn tốt nhất cho bạn nếu muốn cải thiện tình trạng thiếu máu não. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm tim và huyết của các loại động vật trên. Lưu ý khi ăn nội tạng hay huyết động vật cần phải đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sạch để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc giun sán.
2. Trứng gà
Trứng gà là loại thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, sắt, photpho, vitamin giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo máu một cách nhanh chóng hơn, giúp hạn chế các triệu chứng thường gặp và khắc phục chứng bệnh thiếu máu não.
3. Thịt bò
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng và giàu chất đạm, sắt. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa hàm lượng vitamin B1, B2, PP dồi dào. Những hoạt chất này giúp tăng cường quá trình tái tạo hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của não bộ và giảm triệu chứng của bệnh thiếu máu não.
4. Cà rốt
Nhắc đến vấn đề bệnh thiếu máu não nên ăn gì mà bỏ qua cà rốt là một thiếu sót lớn, bởi bên cạnh một lượng lớn beta-carotene, cà rốt còn chứa nhiều vitamin A, C, B rất tốt cho 2 cơ quan quan trọng là mắt và não bộ. Ngoài ra, cà rốt còn giúp quá trình trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả hơn.
5. Cá hồi
Trong cá hồi có chứa rất nhiều chất có lợi như acid béo không no, canxi, photpho, kali, kẽm,...và nhiều loại vitamin. Những hoạt chất này có vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của não bộ.
6. Rau cần tây
Trong 100g cần tây có chứa 325mg canxi, 8mg sắt, 18mg magie, 128mg photpho, 326mg kali, 96mg natri,...cùng với hàm lượng vitamin C, E, K cao. Vì vậy, cần tây có nhiều tác dụng như kích thích sự thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng mất ngủ, tăng cường tuần hoàn máu, thanh nhiệt và giải độc tốt. Do đó, nếu bị thiếu máu não bạn hãy sử dụng cần tây thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
7. Dâu tây
Dâu tây tuy không giàu đạm nhưng giàu sắt, canxi, magie, photpho, kali và vitamin C nên nó sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng thiếu máu não.
Như vậy, nếu chưa biết thiếu máu lên não nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo những thực phẩm vừa kể trên. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học, không để tình trạng căng thẳng kéo dài, tránh dùng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...đồng thời, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và giải trí lành mạnh.
8. Thịt gia súc và gia cầm
Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể.
9. Hải sản
Một số hải sản cung cấp chất sắt heme. Động vật có vỏ như sò, trai và tôm là những nguồn cung tốt. Hầu hết cá đều chứa sắt. Những loại cá có hàm lượng sắt cao bao gồm:
- Cá mòi, đóng hộp ngâm trong dầu;
- Cá ngừ đóng hộp hoặc tươi;
- Cá hồi tươi;
- Cá tuyết tươi;
- Cá rô tươi.
10. Các loại đậu
Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt. Chúng cũng rẻ tiền và có thế thay đổi nhiều loại linh hoạt. Một số loại đậu giàu sắt là:
- Đậu xanh;
- Đậu nành;
- Đậu đen;
- Đậu hà lan.
Trúc Chi
Theo phununews
Những cặp thực phẩm cấm kết hợp nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn Có những cặp thực phẩm chúng ta tuyệt đối không được ăn bởi vì bản thân sự kết hợp này đã tạo nên chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. 1. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn Mặc dù, trái cây rất tốt cho cơ thể và đóng vai trò không...