Những món đặc sản Đông Bắc nghe tên thì lạ mà ăn vào thì mê
Nhất định bạn phải ăn hết những món đặc sản Đông Bắc khi đi du lịch Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,… để thấy ẩm thực miền núi phía Bắc nước ta ngon đến nhường nào.
Những món đặc sản Đông Bắc siêu ngon mà bạn nên thử
Một trong những món đặc sản Đông Bắc mà du khách rất thích khi có dịp về Cao Bằng chính là hạt dẻ Trùng Khánh. Đây là loại hạt dẻ nổi tiếng với hạt mẩy, to tròn và có màu nâu rất đẹp mắt, thích hợp để rang, sấy, luộc hay thậm chí nấu các món canh hầm cũng rất ngon.
Hạt dẻ Trùng Khánh to tròn, ngon hơn hạt dẻ Trung Quốc. Ảnh: @lientran112
So với hạt dẻ của các vùng khác, hạt dẻ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đạt chất lượng tốt hơn, ngon hơn. Khi còn sống, bên ngoài hạt dẻ có lớp vỏ xù xì, xanh và có gai như chôm chôm rất lạ. Vào mùa thu từ tháng 9 – 10 là thời điểm người dân Cao Bằng thu hoạch hạt dẻ. Đến đây mùa này, bạn có thể thưởng thức hạt dẻ bùi, thơm ngon rất hấp dẫn.
Ở Trùng Khánh có nhiều khu vực trồng hạt dẻ. Ảnh: @tieman.chick
Hạt dẻ Cao Bằng to hơn, ngon hơn so với hạt dẻ Trung Quốc nên giá cao gấp đôi và thường chỉ có vào mùa thu. Đến đây, bạn có thể mua hạt dẻ chế biến sẵn, thường là hạt dẻ nướng hoặc rang rất thơm ngon. Còn nếu mua về để dành ăn, bạn có thể chọn nấu canh, hầm xương rất tốt cho sức khỏe.
2. Vịt quay 7 vị
Đi du lịch Cao Bằng, ngoài món hạt dẻ, bạn nhớ thưởng thức món vịt qua 7 vị đặc sản của địa phương này. Cũng là vịt quay nhưng người dân Cao Bằng chế biến món ăn này kỳ công hơn, chủ yếu ở khâu tẩm ướp gia vị. Món vịt quay này vốn là món ngon của người Tày, ướp từ 7 loại gia vị như mắm, muối, … khác nhau cho thịt thấm đều, đậm đà và mềm hơn.
Cao Bằng có món vịt quay 7 vị nổi tiếng. Ảnh: @bachuaviahe
Món vịt quay này được xem là món ngon “đỉnh của chop” ai ăn cũng mê mẩn. Thịt vịt sau khi ướp sẽ được đem quay chín đều, lớp da bên ngoài vang ươm màu cánh gián, lớp mỡ bóng loáng phủ đều rất đẹp mắt. Thịt vịt bên trong vừa chín tới, mềm và ngọt. Vịt đem ra khỏi lò quay dậy lên mùi thơm cực kỳ nồng nàn, quyến rũ.
Món vịt quay 7 vị với lớp vỏ vàng ươm hấp dẫn. Ảnh: VnExpress
Ở Cao Bằng, món vịt quay 7 vị này được làm nhiều vào các dịp lễ tết, đám tiệc, được chế biến công phu. Món vịt quay thành phẩm thường được ăn cùng với bún, bánh tráng, xôi nộm và rau thơm. Ngoài ra, ăn vịt 7 vị kèm thêm ly rượu ngô ấm bụng thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
3. Phở chua
Phở chua cũng là một trong những món đặc sản Đông Bắc mà du khách rất thích, có bán nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Món phở này có xuất xứ từ Trung Quốc với hương vị chua chua, khác với phở truyền thống của người Việt. Phở chua phù hợp ăn vào mùa hè nhưng giờ đây khi về Đông Bắc, bạn có thể ăn món phở này mọi mùa trong năm.
Phở chua là món ngon có nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Ảnh: @monngondiemdep
Về hình thức, phở chua khác hoàn toàn món phở tái truyền thống của người Việt. Sợi phở chua dai hơn, được trộn với thịt xá xíu, khoai tây thái chỉ, gan heo, thịt vịt, lạp xưởng thái mỏng, hành khô, lạc rang, rau thơm, dưa chuột. Phở chua ăn cùng loại nước sốt chế biến từ nhiều loại gia vị, sền sệt và có vị chua thanh rất đặc trưng.
Video đang HOT
Phở chua là món phở trộn chua ngọt rất hấp dẫn. Ảnh: @louisduytran
Ở mỗi địa phương, phở chua được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của cư dân bản địa. Món này còn ăn kèm với tóp mỡ, bì heo, thêm chút ớt tươi vào để món phở có đủ các hương vị chua, cay, mặn, ngọt. Thông thường, ăn kèm phở chua là nước luộc vịt rất thơm và hấp dẫn.
Lạng Sơn là điểm đến ở Đông Bắc đẹp với cảnh sắc thiên nhiên mỹ miều, có núi đá, có hồ nước, có thảo nguyên xanh. Ngoài ra, người ta còn mê xứ Lạng vì nơi này có món đặc sản nem nướng Hữu Lũng rất ngon và nổi tiếng. Món nem nướng với hương vị chua chua đặc trưng, kèm chút béo ngọt tạo nên một món ăn hấp dẫn, ăn một lần là ghiền.
Miền Hữu Lũng, Lạng Sơn có mn1 nem nướng hấp dẫn. Ảnh: @thanhtuyen_0310
Nguyên liệu làm nem nướng Hữu Lũng cũng khá đơn giản, có thịt heo, bì heo, thính và các loại gia vị trộn đều. Nem được gói trong lá chuối và nướng trên than hồng đến khi lóp lá cháy sém thì nem bên trong cũng đã chín. Nem sau khi nướng chín bày ra dĩa, ăn cùng với các loại rau và nước chấm.
Món nem nướng này cần chiên hoặc nướng trước khi ăn. Ảnh: Thanh Niên
Món nem nướng được đánh giá là ngon phải tỏa ra hương thơm nồng và mùi chua chua của thịt lên men. Khi ăn, bạn phải cảm nhận được vị đậm đà của thịt và bì heo cùng nước chấm cay nồng. Món nem nướng này phải ăn cùng với đọt cây đinh lăng mới ngon và “đúng điệu”.
5. Nem chua Đại Từ
Nếu Lạng Sơn có nem nướng Hữu Lũng thì Thái Nguyên có món nem chua Đại Từ. Đây cũng là món đặc sản Đông Bắc mà khách du lịch rất thích khi đến Thái Nguyên. Nem chua được làm từ thịt nạc, tiêu hạt, tỏi, thính rượu và có thêm lá ổi để tăng hương vị đậm đà cho món ăn.
Đại Từ Thái Nguyên có món nem chua rất ngon và nổi tiếng. Ảnh: Việt Giải Trí
Các nguyên liệu kể trên được chế biến, trộn đều với tỷ lệ phù hợp, sau đó gói lại trong lá chuối và để vài ngày là có thể thưởng thức. Nem chua Đại Từ khi ăn thường chiên sơ lại hoặc nướng nhẹ trên than trước khi thưởng thức. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hơn những thớ thịt bùi và ngọt tan đều trong miệng.
Ở miền Đông Bắc nước ta còn có một món đặc sản mang tên cháo ấu tẩu. Đây là loại cháo nấu từ gạo và củ ấu tẩu có vị bùi, thơm ngậy nhưng cũng khá đắng. Món cháo này có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Tuy cảm nhận ban đầu có hơi đắng, song nếu ai ăn được sẽ thấy món cháo này ngon.
Du lịch Đông Bắc, bạn nhớ thưởng thức món cháo ấu tẩu. Ảnh: @beanie.vivi
Củ ấu tẩu được xem là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, nhờ có tính nóng, vị cay, có thể dùng để chữa bệnh. Vì thế, người dân địa phương thường nấu loại cháo này để giải cảm, thêm vào một số phụ gia, gia vị khác để món cháo thơm ngon hơn. Vào những ngày trời đông lạnh giá, ăn món cháo nóng hổi thì quả là một trải nghiệm tuyệt vời.
Cá nướng là món ăn ở đâu cũng có nhưng bạn có biết rằng cá bắt từ hồ Ba Bể, đem lên nướng rồi thưởng thức khi còn nóng hổi là đặc sản của tỉnh Bắc Kạn không? Món cá nướng tuy đơn giản nhưng chấm cùng muối ớt, tương ớt, uống thêm miếng rượu ngô cay nồng thì đúng là không còn gì tuyệt vời bằng.
Ở Bắc Kạn có món cá nướng rất ngon. Ảnh: Check in Travel
Ở hồ Ba Bể, người dân thường đánh bắt cá thủ công và chế biến ngay sau khi bắt nên cá lúc nào cũng tươi. Cá nướng chín dậy mùi thơm lừng, thịt cá ngọt mềm tan dần trong miệng, thêm chút nước mắm, muối chấm đậm đà tạo nên cái hồn rất riêng cho ẩm thực Bắc Kạn. Vì thế có dịp về đây du lịch, bạn nhớ ăn cá nướng để cảm nhận sự hấp dẫn của các món ngon vùng Đông Bắc nước ta.
Cá được đánh bắt từ hồ Ba Bể. Ảnh: digiticket
Có rất nhiều món đặc sản Đông Bắc mà du khách nên một lần ăn thử để thấy rằng ẩm thực Việt Nam thực sự rất phong phú, đa dạng. Mỗi món ăn gắn liền với một địa phương đều là tinh túy trong cách chế biến và thưởng thức, để lại thật nhiều cảm nhận đẹp cho những du khách về Đông Bắc rong chơi.
Top những món ăn đặc sản ngon nhất ở Lạng Sơn bạn nên thử khi đặt chân đến
Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.
Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản điểm qua những đặc sản ngon của vùng đất này nhé !
1. Vịt quay
Là giống vịt Bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ tẩm thêm hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào bên trong vịt rồi khâu lại. Phần ngoài tẩm mật ong và để khoảng 10 phút. Tiếp theo quay vịt trên than hoa 15 phút. Sau khi quay xong nhúng vào chảo mỡ đảo đi đảo lại rồi cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, miếng thịt ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt.
Rất ngon,không béo,nhiều nạc,mềm,ngọt ,thơm.Ăn một lần...muốn ăn nữa.
2. Phở chua
Đặc sản xứ lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của món ăn này. Hiện nay, món phở chua được bán ở nhiều tỉnh vùng núi phía bắc nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng hơn cả.
Món phở chua là một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lạng Sơn khi đặt chân đến
3. Lợn quay
So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật.
Heo quay với lá mắc mật tạo ra hương vị ngon tuyệt,mọi người nên ăn.
4. Quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn được người dân ở đây trồng trên các thung lũng của huyện Bắc Sơn. Từ hàng chục năm nay đã nức tiếng gần xa, màu vàng của nắng, vị ngọt của núi và hương thơm của gió rừng tất cả đã dồn vào làm cho quả quýt có hương vị đặc biệt. Quýt Bắc Sơn có màu sắc hấp dẫn, mũi quả căng mọng, ít hạt và có vị đậm hơi chua hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được.
Khoảng 30.000 đồng/ kg qu ýt cho loại ngon
5. Nem nướng Hữu lũng
Để có được nem ngon cần chọn phần thịt lợn khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ, phải chọn lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả thịt và bì với bột thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt khi lên men được nướng trên bếp than hồng cho cháy lá, tỏa ra hương thơm mời gọi. Khi ăn kẹp cùng với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Vị chua, ngot, cay dịu tạo nên hương vị khó từ chối.
Nem nướng Hữu lũng đặc sản Lạng Sơn
6. Khâu nhục
Khâu nhục hay còn gọi nằm khâu, là món truyền thống của dân vùng cao xứ Lạng. Được chế biến khá cầu kỳ từ thịt ba chỉ sau khi được ướp kỹ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, ... và hấp cách thủy trong thời gian dài. Thưởng thức khâu nhục với chén rượu cay sẽ thấy ấm lòng hơn giữa thời tiết xứ lạnh.
7. Na Chi Lăng
Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người dân nơi đây đã làm ra những chiếc dòng dọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khác du lịch còn gọi đặc sản này là "na đu dây" . Để có thể vận chuyển đi các tỉnh khác, na phải được hái trước 1 tháng khi chín bởi nếu sát ngày thì không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được.
Vào mùa na Chi Lăng được bày bán khắp dọc đường từ Chi Lăng lên thành phố Lạng Sơn
8. Đào Mẫu Sơn
Quả đào Mẫu Sơn có màu sắc, hương vị khác hẳn những giống đào ở các tỉnh khác. Mỗi quả đào Mẫu Sơn to bằng cái bát con, cứ 3, 4 quả là được 1kg, khi chín bên ngoài có màu xanh nhạt, bên trong đỏ au vị ngọt lịm, giòn tan, mùi thơm dịu rất đặc trưng, ai đã từng được ăn sẽ không thể quên.
9. Hồng Bảo Lâm
Hồng không hạt Bao Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc cùng các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng Bảo lâm có thịt quả dòn, thơm .ngọt đậm. Mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 đến 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị là do các hạt lép tạo thành. Mặt cắt dọc quả không có thớ, thị quả mịn, không có đốm đen và không có hạt.
Người dân thu hái h ồng bán tại vườn hoặc đem ra chợ bán
10. Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính của món bánịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào săn là được. Sau khi bột và nhân được làm xong bánh được mang đi hấp.
Ẩm thực Lạng Sơn phong phú đa dạng, với những hương vị rất riêng khi du khách thưởng thức những món ăn tại đây.
Phở chua 'cay xè' Lạng Sơn, ngon lạ ở Sài Gòn Anh tìm kiếm trên Google phở chua là nó chỉ ra ngay quán em luôn đó. Ở Sài Gòn nói chứ món này ít thấy...", giọng nói tự tin của cậu con trai cô Phượng, chủ tiệm, vang lên cùng nụ cười tươi. Người Trung Hoa gọi món này là "Lường Pàn", nếu chuyển ngữ sang tiếng Việt thì gọi là "phở mát"...