Những món bánh truyền thống chỉ có tại Việt Nam
Ẩm thực Việt trải dọc từ Bắc vào Nam luôn làm say lòng các thực khách quốc tế, ngoài những món ăn nổi tiếng như bún chả, hay phở bò thì khi du lịch đến Việt Nam du khách đừng quên thưởng thức những món bánh độc đáo dưới đây.
Đối với người Việt, bánh chưng – bánh tét là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Bánh chưng là món bánh của miền Bắc, bánh tét của miền Nam, đều sử dụng các nguyên liệu chế biến giống nhau: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong nhưng mỗi vùng miền lại có cách gói khác nhau.
Khi ăn, lớp gạo nếp dẻo thơm được nhuộm xanh bởi lá dong, bao bọc lấy lớp đỗ vàng ươm và vài miếng thịt lợn béo ngậy, tạo nên loại bánh mang đậm hương vị Việt.
Bánh giầy giò
Là món bánh truyền thống của người Việt, bánh giầy được chế biến từ gạo nếp nấu chín, giã nhuyễn, tạo thành miếng bánh hình tròn.
Hai miếng bánh giầy trắng cuộn với miếng giò lụa giản dị là thực khách đã có ngay món ăn sáng bình dị mà đủ chất.
Bánh tiêu không giống bánh rán, bánh tiêu được làm từ bột gạo, rắc thêm một vài hạt vừng rang, sau đó được chiên trong chảo mỡ đến khi vàng óng.
Bánh tiêu phồng, xốp không có nhân, khi ăn thực khách sẽ cảm thấy vị ngòn ngọt của bánh cùng vị dai giòn rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Là loại bánh làm từ bột mì và được tạo hình giống tai của những chú heo, bởi vậy mà cái tên bánh tai heo cũng ra đời từ đó. Đây là loại bánh thường được làm vào các dịp Tết tại các gia đình Việt.
Bánh đúc lạc
Là món bánh truyền thống của người Việt Nam và phổ biến tại miền Bắc, bánh đúc lạc thường được chấm với tương bần hoặc mắm tôm để tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn.
Không cần đến những cách chế biến cầu kỳ hay sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp, chỉ bình dị vậy thôi nhưng món bánh này lại luôn hấp dẫn trong lòng người Việt.
Bánh tẻ
Bánh tẻ là sự kết hợp độc đáo giữa phần bột gạo tẻ với phần nhân (bao gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ), tất cả được cuốn trong lớp lá dong hoặc lá chuối rồi hấp chín để tạo nên hương vị cho món ăn.
Là món bánh truyền thống có từ bao đời nay, những miếng bánh gio màu vàng nâu quyện với vị ngọt thanh của mật ong tạo nên một món bánh thơm ngon, thanh mát trong những ngày hè.
Bánh gai là một trong những món bánh truyền thống của người Việt. Vỏ bánh mềm, dẻo được làm từ nước lá gai, sau đó cuộn với phần nhân bao gồm: đậu xanh, mỡ giòn cùng một chút dừa nạo.
Bánh trôi – Bánh chay
Là loại bánh thường được làm vào tết Hàn Thực (3/3 âm lịch). Bánh được làm bằng bột nếp, vừa dẻo vừa dai.
Cắn một miếng bánh trôi, viên đường bên trong tan theo trong miệng, ngọt ngọt, bùi bùi. Còn những viên bánh chay lại ngọt thanh rất dễ chịu với nhân đậu xanh.
Theo baomoi.com
Người miền Tây có mấy món bánh độc lắm, cứ tưởng làm từ "lục phủ ngũ tạng" động vật nhưng sự thật là...
Bạn sẽ nghĩ chắc hẳn đây là món mặn từ "nội tạng" hay da, thịt lợn gì đó nhưng hóa ra lại hoàn toàn trái ngược.
Khắp hai miền đất nước, không thiếu những loại bánh ngọt thơm ngon, độc đáo. Nếu như ở phía Bắc gây ấn tượng bằng sự tinh tế trong nguyên liệu thì phương Nam lại khiến người ta tò mò từ cái tên. Đến đây bạn sẽ bất ngờ với nhiều món nghe gọi tưởng là bánh mặn nhưng thực chất hương vị lại hoàn toàn đối lập. Điển hình là những món bánh ngọt miền Tây dưới đây.
Bánh da lợn
Khi nghe cái tên bánh da lợn, nếu ai không biết còn cứ tưởng mình chuẩn bị thưởng thức món ăn nào béo ngậy từ bộ phận "cực phẩm" nhất của lợn. Có lẽ do nhìn bề ngoài với từng lớp bánh bóng bẩy, mướt mịn chẳng khác gì da lợn nên người ta gọi thế cho dễ nhớ. Đây là một món tráng miệng truyền thống của nước ta và đặc biệt phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ.
Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa cùng với lá dứa. Bột khi đổ vào khuôn thì sẽ được sắp xếp thật khéo léo để tạo thành từng lớp đan xen hài hòa màu sắc. Kết cấu bánh tương tự rau câu nhưng có độ dai, dẻo và béo hơn. Chạm vào phần bên ngoài bóng mượt, mịn màng như thế thì phép so sánh với da lợn cũng quá đúng rồi còn gì. Bánh sẽ đi cùng với nhân là đậu xanh hoặc dừa nấu mềm và xay nhuyễn. Mùi thơm của lá dứa lan tỏa cùng cái beo béo, bùi bùi từ ngoài vào trong làm món ăn hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Bánh gan
Gọi là bánh gan nhưng thực chất chẳng có sự góp mặt của phần "nội tạng" nào trong chiếc bánh này. Cái tên xuất phát từ vẻ ngoài hơi "thô" của món, lớp vỏ màu nâu sẫm cùng với những lỗ tròn li ti bên trong, bởi thế mà người ta cứ hiểu lầm đây là một lá gan lợn. Nhưng đừng "trông mặt mà bắt hình dong", đơn điệu là thế nhưng bánh gan chẳng hề kém cạnh món ngọt nào của miền Tây.
Thành phần tạo nên hương vị cho món là trứng, bột gạo, sữa, đường và cacao. Điểm nhấn không thể thiếu phải kể đến hoa hồi, nhân tố góp hương thêm sắc làm bung tỏa nét hấp dẫn của bánh gan. Thêm vào đó, lượng dừa chiếm tỉ lệ nhiều hơn bột nên kết cấu bánh mềm mịn cùng với độ béo thơm tan chảy. Chỉ cần chạm môi, bạn đã cảm nhận được từng thành phần đan xen và phối hợp ăn ý bên trong miệng làm người ta cứ muốn ăn mãi không thôi.
Bánh tai heo
Bánh tai heo hay có nơi gọi là bánh lỗ tai heo là một món ăn vặt nhâm nhi lúc buồn miệng của người miền Tây. Bánh đơn giản chỉ gồm bột, trứng và dừa nhưng chính cách tạo hình cho món ăn này mà người dân nơi đây lại gọi tên "mặn mà" như thế. Miếng bánh tương đối mỏng, những đường vân cuộn tròn vào nhau trông không khác gì tai heo.
Hương vị món là sự kết hợp giữa cái beo béo cùng với mùi cacao đăng đắng dịu nhẹ. Miếng bánh khiến người ta không thể ngừng miệng vì độ gion giòn, thơm lừng kích thích. Cứ mỗi lúc muốn tìm gì đó nhâm nhi mà có bịch bánh lỗ tai heo bên cạnh là có thể lai rai mãi không ngán.
Bánh bò
Không biết vì sao người ta gọi món chỉ từ bột và dừa là bánh bò. Đến cả hình dáng cũng chẳng có nét nào để so sánh đến con vật này. Nhưng thôi không bàn về tên gọi, bởi chính hương vị mộc mạc, dân dã của món ăn mới là điều làm người ta thích thú. Có nhiều kiểu bánh bò khác nhau và mang đến những nét đặc sắc riêng. Như bánh bò nướng thì giòn thơm, bánh bò hấp xôm xốp, beo béo hay bánh bò thốt nốt lại ngọt ngào đậm đà.
Điểm chung của mọi biến tấu này chính là phần bột được lên men nên bánh có độ xốp kèm mùi thơm chua dịu độc đáo. Ở miền Nam, bánh bò xuất hiện trong mọi "mặt trận", từ những gánh hàng rong đường phố đến tiệm đồ ngọt, chè hay trong menu tráng miệng của các quán ăn. Thậm chí, bánh bò thốt nốt còn là thức quà đặc sản hấp dẫn và thơm ngon của vùng đất An Giang nữa đấy.
Theo kenh14.vn
Một hương sắc quen thuộc thường được người Sài Gòn biến tấu trong nhiều món ăn, bạn có đoán được không? Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều món ăn có thêm sự kết hợp cùng với một loại nguyên liệu tuy bình dân nhưng lại tôn hương vị lên gấp bội. Nếu để ý, bạn sẽ thấy dường như các món ăn thường hay kết hợp với lá dứa để tạo ra một biến tấu mới lạ hơn. Một phần vì lá dứa...