Những món ăn quen thuộc của người Việt thành ‘thuốc độc’ khi đun lại
Những món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt như cơm trắng, canh rau bi na, trứng, cá, đậu phụ … lại có thể biến chất trở thành ‘ thuốc độc’ cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ.
Hâm, nấu lại thức ăn là một thói quen thường thấy ở hấu hết các gia đình, tuy nhiên không phải bà nội trợ nào cũng biết có những thực phẩm tuyệt đối không được hâm, nấu lại.
Nghiên cứu gần đây cho biết, một số loại thực phẩm sau khi hâm nóng lại sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể sinh ra các chất độc hại. Thức ăn thừa được lưu trữ không đúng cách cũng có thể phát triển nấm mốc và mang nhiều vi khuẩn có hại. Dưới đây là những loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên tiêu thụ ngay trong ngày:
Thịt gà
Ảnh minh hoạ: Internet
Thịt gà sinh sản các vi khuẩn như E-coli và Salmonella gây ra bệnh tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, tránh lưu trữ lại thịt gà đã nấu chín.
Cần tây, súp lơ, củ dền, củ cải
Những loại rau này có chứa nitrat được chuyển thành nitrit do tác động của vi khuẩn. Ăn quá nhiều nitrit thông qua chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, củ dền và củ cải chứa lượng nitrat cao có thể làm cho chúng trở nên độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần thứ hai. Củ cải có hàm lượng nitrat cao và khi nó bị phơi ra ngoài nhiệt, nó có thể biến thành độc tố gây ung thư.
Khoai tây
Khoai tây giàu kali, vitamin C, B6 và khi chúng được hâm nóng lại, sẽ có nhiều khả năng tạo ra các vi khuẩn gây chết người. Để tránh sự phát triển của vi khuẩn, bảo quản khoai tây nấu chín bên trong tủ lạnh và tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày. Khoai tây cũng là môi trường lý tưởng cho bệnh ngộ độc gây ra do sự tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum. Nếu để chúng ở nhiệt độ phòng và không làm lạnh, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển.
Cơm
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: Internet
Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.
Nước
Nhiều người có thói quen đun đi đun lại nước uống nhiều lần mà không hề biết rằng, việc làm này có thể gây hại đến sức khỏe. Các hàm lượng kịm loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, candimium và nitrat khi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân. Khi nước bốc hơi liên tục cũng là lúc hàm lượng chất kể trên tăng lên, khi hấp thu vào cơ thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Nấm
Ảnh minh hoạ: Internet
Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch.
Rau bina
Rau bina là thực phẩm chứa nhiều vitamin K, canxi và nitrat. Khi được nấu lại, các nitrat này sẽ chuyển thành nitrit, một chất gây ung thư trong cơ thể. Do vậy, tuyệt đối không nên đun lại loại rau này.
Trứng
Ảnh minh hoạ: Internet
Tiến sĩ Kantha Shelke, nhà khoa học chuyên về thực phẩm và giám đốc của công ty Corvus Blue LLC – chuyên nghiên cứu về khoa học thực phẩm cho biết trứng hầu như luôn luôn chứa khuẩn salmonella – vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa.
Ngay cả khi trứng đã nấu nhưng nếu không chín kỹ sẽ khó tiêu diệt được hết vi khuẩn. Nếu để trứng ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian, những vi khuẩn đó sẽ nhân lên nhiều lần. Và khi bạn ăn phải sẽ dễ bị ngộ độc.
Hải sản
Ảnh minh hoạ: Internet
Một số loại hải sản như cua, sò, ốc… đã nấu chín khi để lâu không chỉ làm mất hương vị của hải sản mà còn dễ ảnh hưởng đến gan thận. Ngoài ra, ăn những món này để qua đêm sẽ làm các chất protein bị biến đổi, từ đó gây hại cho cơ thể.
Để cá và hải sản qua đêm cũng dễ bị vi khuẩn tấn công. Trong quá trình đun nấu, một số vi khuẩn trong hải sản không thể loại bỏ hoàn toàn. Cất chúng trong tủ lạnh, vi khuẩn sẽ có khả năng tái sinh, nếu ăn hải sản qua đêm dễ bị tiêu chảy, ngộ độc.
Đậu phụ
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu có chứa hàm lượng protein, hàm lượng nước tương tương đối cao và nhiều loại dưỡng chất khác. Đó là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật.
Nếu ăn đậu hay các chế phẩm từ đậu để qua đêm dễ sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm, như vi khuẩn clostridium botulium. Vi khuẩn này có chất độc còn mạnh gấp nhiều lần so với chất độc xyanua kali.
OẢI HƯƠNG (T/H)
Theo Tiền phong
Rau củ quả mọc mầm có nguy hiểm khi ăn?
Khoai tây mọc mầm gây độc nhưng tỏi, hành khô, đậu tương mọc mầm lại làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết trong các loại rau củ chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra chất solanine, là chất rất độc. Solanine ăn mòn dạ dày, còn gây tán huyết và tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này, kể cả cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không chắc đã hết độc tố.
Người ăn mầm khoai tây sẽ có triệu chứng khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, viêm dạ dày cấp... Nghiêm trọng thì sẽ bị sốt, khó thở, co giật... Nếu gặp phải tình trạng trên, phải kịp thời đến bệnh viện cấp cứu để tránh nguy hiểm tính mạng.
Ảnh: Medikoe
"Một số thực phẩm khác như khoai lang, gừng khi mọc mầm lại không độc mà chỉ độc nếu bị nấm mốc", bà Mộc Lan nói. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone là một độc tố khiến khoai có vị đắng. Gừng bị nấm mốc sinh ra độc tố safrole, một chất độc thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B, làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
"Tốt nhất khi khoai lang hay gừng có dấu hiệu hư hỏng, không nên sử dụng", chuyên gia khuyên.
Các loại củ sử dụng làm gia vị như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi mọc mầm không gây độc tố. Tỏi mọc mầm có nghĩa đang bị già đi chứ không phải hỏng, hoàn toàn có thể sử dụng để nấu ăn. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi tăng chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hội Hóa học Mỹ, tỏi mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ôxy hóa tốt cho tim hơn tỏi tươi. "Tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định", bà Lan cho biết.
Đậu tương cũng vậy. Giá trị dinh dưỡng từ đậu tương rất cao. Đậu tương mọc mầm thì dinh dưỡng càng tăng lên. Các nghiên cứu đã chứng minh đậu tương mọc mầm thì hàm lượng chất béo và đường sẽ giảm còn protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng. Hơn nữa, mầm đậu tương thơm ngon, thanh mát, phù hợp với những người tiêu hóa kém.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Điều gì xảy ra khi ăn phải bún 'tái chế' bằng 3 loại hóa chất này? Nếu khi ăn bún vào, cơ thể có cảm giác đầy hơi, đau bụng, buồn nôn... thì có khả năng bún bị bỏ nhiều loại hóa chất với hàm lượng lớn. Một cơ sở sản xuất bún kém vệ sinh bị phát hiện - ẢNH: TIỂU THIÊN Tuần qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra các cơ sở sản xuất bún...