Những món ăn phổ biến từ lá bép, lá nhip đặc sản núi rừng
Rau bép có thể chế biến được nhiều món như nấu canh thụt, nấu canh với cá suối, nấu canh cua, xào tỏi, xào với thịt bò, xào với cá hộp, xào mì gói…
Rau bép hay còn gọi là rau nhíp là loại rau mọc phổ biến ở các cánh rừng thuộc tỉnh Bình Phước hay Tây Nguyên. Cây rau bép có hàm lượng dinh dưỡng cao, có sức sống mãnh liệt, lá bép có thể thu hoạch quanh năm, người dân địa phương thường thu hái đọt non của cây để chế biến các món ăn.
Cây rau bép khi non có màu đỏ và chuyển dần sang màu xanh khi lớn lên
Rau bép có thể chế biến được nhiều món như nấu canh thụt, nấu canh với cá suối, nấu canh cua, xào tỏi, xào với thịt bò, xào với cá hộp, mì gói hay nấu cùng mì gói. Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn canh thụt, món ăn hằng ngày của đồng bào M’Nông, S’Tiêng và Ê Đê…
Video đang HOT
Món canh thụt gồm rau bép, đọt mây, cà đắng và ớt xanh… tất cả được hái từ rừng về bỏ vào ống lồ ô cùng với nước suối, sau đó đem nướng trên bếp lửa hồng. Khi ống canh vừa chuyển vàng cho thêm cá suối, muối và một ít bột ngọt. Khi nấu cần xoay đều ống để món canh chín và dùng một cây tre dài thụt liên tục để các thành phần trong ống canh hòa quyện cùng nhau. Chính sự tác động này mà món canh có tên gọi đặc biệt là canh thụt. Khi ăn, ta cảm nhận vị đăng đắng từ đọt mây, cà đắng, chút cay cay của ớt, dẻo bùi của rau bép hòa với vị ngọt tươi ngon của cá suối càng làm cho món ăn thêm đậm đà hương vị của núi rừng.
Rau bép được người dân địa phương hái từ rừng và cho vào ống lồ ô để nấu canh thụt.
Món canh thụt của người đồng bào. Canh thụt thường được dùng kèm với cơm trắng rất ngon.
Đậm đà, tinh khiết, thanh mát, ngọt bùi với món rau bép xào thịt bò
Nếu có dịp ghé Tây Nguyên hoặc khi chinh phục núi rừng nơi đây bạn đừng bỏ qua đặc sản rau bép này nhé.
Đặc sản núi rừng Đắk Nông
Bao đời nay, mỗi khi đi rừng hay lên nương rẫy, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn không quên hái về một số loại rau như đọt mây, măng, lá bép, cà đắng, rau dớn... để bổ sung vào bữa ăn của gia đình.
Đọt mây, lá nhíp là một trong những đặc sản rừng nổi tiếng tại Đắk Nông.
Có lẽ, ấn tượng nhất là phải nói đến đọt mây, khó tìm, khó thấy hơn măng, nhưng mùa nào cũng có. ồng bào thường lấy phần đọt có gai về làm thức ăn, khi bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ lộ ra phần thân non bên trong màu trắng nõn nà. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc, xào hoặc nướng than. Cầu kì hơn thì dùng đọt mây để chế biến nhiều món như xào thịt bò, nấu canh thụt, gỏi... ặc biệt, các món ăn này không chỉ có mặt trong bữa ăn hàng ngày mà còn được trân trọng thưởng thức trong những lễ hội truyền thống. Song hành với đọt mây là lá bép hay còn gọi rau nhíp mọc nhiều ở bìa rừng, nơi ẩm thấp nên mỗi khi đi nương rẫy hay lên rừng, bà con hái về dùng. Lá bép non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh, khi nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi, thường dùng để nấu canh thụt chung với đọt mây, hay xào với các thực phẩm khác...
Những đặc sản rừng như lá nhíp đọt mây được bày bán tại chợ Gia Nghĩa
Không chỉ thơm ngon, lá bép còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe. Một loại rau đặc trưng, được ưa chuộng và không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào là cà đắng.
Quả cà đắng có hình dạng giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. ồng bào thường nấu cà đắng chung với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu phụ hoặc um với lươn, ếch...Ngày xưa, cà đắng mọc nhiều, nhưng nay đã ít đi, nên đồng bào lại mang giống về trồng xung quanh nhà cho tiện dùng.
iều đáng nói là giờ đây, những món ăn dân dã ấy nghiễm nhiên trở thành "đặc sản" có mặt ở không ít nhà hàng, quán ăn, thu hút thực khách thưởng thức. Vì vậy, hiện có không ít người xem việc đi tìm hái đọt mây, lá bép, cà đắng là "nghề" để cải thiện cuộc sống. Ông Y M'Lưm, ở bon Jăng Plây 3, xã Trường Xuân (ắk Song) cho biết: "Vào những lúc nông nhàn, tôi thường vào các cánh rừng sâu ở Nâm Nung hái đọt mây về bán. Phần ngọn bán cho các thương lái, phần thân già thì dùng làm lạt buộc và đan một số vật dụng trong gia đình như gùi, rổ, rá...Ngày trước, rừng còn nhiều, có ngày tôi hái gần 20kg đọt mây,
nhưng hiện nay không còn nhiều như trước". Còn chị Thị Mơ ở cùng bon cũng nói: "Những ngày không lên nương rẫy, tôi cùng con gái vào rừng hái lá bép, đi xa một chút, nhưng lại có đồng ra, đồng vào. Lá bép mang ra chợ người ta mua nhiều lắm, nên có lúc hái về cũng không dám ăn, để dành bán kiếm thêm chút ít".
Theo đồng bào thì đọt mây, lá bép còn là một vị thuốc hữu hiệu chống lại bệnh sốt rét, tiểu đường, giảm béo. Nói về điều này, già làng Y Dơn ở bon Bu Kol, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) cho biết thêm: "Nhờ ăn đọt mây, lá bép mà chúng tôi ít mắc bệnh sốt rét đấy. Vì vậy, ngày trước, mỗi khi đi rừng, lên nương rẫy về, bà con thường hái đọt mây, lá bép về dùng, vừa có cái ăn, vừa để chữa một số loại bệnh thông thường". Theo Báo Đăk Nông
Món cà đắng da trâu món ăn đặc sắc Tây Nguyên - Đặc sản xứ Lâm Đồng Già làng (kra bon) K'Dui ở Di Linh đã triết lý về ẩm thực K'Ho thế này: "Trước kia, dẫu sống biệt lập giữa núi rừng, nhưng không vì thế mà người K'Ho thiếu đi những thức ăn ngon, bổ dưỡng và độc đáo. Nguyên liệu của các món ăn chủ yếu được lấy sẵn từ đại ngàn; vậy nên, đã sản sinh...