Những món ăn kỳ lạ chỉ có ở xứ “Mặt trời mọc”
Nền ẩm thực nơi xứ sở phù tang là sự tổng hòa của cả những món ăn hấp dẫn cho đến kỳ lạ. Bạn có muốn thử món mỳ udon phát sáng, thịt ngựa sống hay sashimi ếch sống còn thoi thóp thở?
Nhật Bản đi tiên phong trong việc sản xuất những chiếc bánh hamburger với màu đen xì. Bánh gồm mỳ kẹp, nước sốt, pho mát đều phủ màu đen trông khá lạ mắt. Với những người ưa thích sự hấp dẫn của màu sắc nguyên liệu sẽ khó chấp nhận một chiếc hamburger u tối như thế.
Được biết, chiếc bánh màu đen xuất hiện lần đầu vào năm 2012, được bán thử ra thị trường với số lượng hạn chế. Vì yếu tố độc lạ, bánh mỳ đen nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng lựa chọn vì chúng “tác động trực tiếp vào giác quan”.
Mỳ udon phát sáng
Mỳ udon đã trở thành món ăn quen thuộc với người Nhật và thực khách mê ẩm thực xứ hoa anh đào. Một nhà khoa học người Nhật mới đây giới thiệu phát minh lạ đời khi biến món mỳ udon truyền thống trở nên nhiều màu sắc, có thể phát sáng trong bóng tối như đèn neon.
Video đang HOT
Bát mỳ udon gồm những sợi mỳ hồng pha xanh đậm, nước dùng màu ánh tím có những lát đậu phụ màu xanh lam. Màu sắc lạ khiến món mỳ trở nên kém hấp dẫn, thậm chí gây ảo giác vì quá màu mè, gây ức chế cho người dùng và bị liệt vào danh sách món ăn kinh dị nhất Nhật Bản.
Sashimi ếch sống
Một nhà hàng ở quận Shunjuku, Tokyo luôn phục vụ những món ăn “kinh dị”, trong đó gồm cả sashimi ếch sống. Những con ếch còn tươi nguyên được người đầu bếp lột da, chặt đầu. Thực khách thưởng thức món ăn khi đôi mắt ếch còn chớp chớp, trong khi đó, những chiếc chân đang giãy giụa.
Đĩa sashimi ếch sống được đặt trên đá lạnh với vài lát chanh. Món ăn dùng kèm nước tương. Ngoài ra, nhà hàng còn phục vụ một vài món ăn lạ đời không kém như tim động vật còn đập, tinh hoàn lợn…
Thịt ngựa sống
Món ngựa sống babashi là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thịt ngựa được thái mỏng, nhìn rõ những thớ thịt tươi nguyên. Món ăn xuất hiện ở nhiều vùng như Nagato, Oti, và cũng là đặc sản của vùng Tohoku. Ngoài ra còn có món babashi kem được làm từ thịt ngựa.
Natto là món ăn rất nặng mùi, được chế biến từ đậu nành lên men. Đây cũng là món truyền thống của người Nhật, có giá trị dinh dưỡng cao. Sau quá trình lên men, những hạt đậu nành trở nên nhớp nháp và nhớt. Nhiều người không chịu được mùi quá nồng của natto. Món ăn thường dùng kèm cơm trắng.
Rùng mình với đặc sản cá đuối lên men bốc mùi như... mùi nước tiểu
Món cá đuối lên men Hongeo của Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách những món ăn "kinh dị đầy thách thức". Có mùi nồng của amoniac, sau khi ăn, mùi khó chịu này thậm chí còn lưu giữ trong miệng, ám vào quần áo và tóc.
Cua sống (Gejang), bạch tuộc nguyên con là những món ăn kinh dị ở Hàn Quốc không phải thực khách nào cũng dám thử. Và ở "xứ sở kim chi" còn một món đặc sản nặng mùi khác là Hongeo "cá đuối lên men", có mùi amoniac khó chịu. Có lẽ, đây cũng là một trong những món ăn "nặng mùi" nhất thế giới.
Nguyên liệu chính của món ăn đương nhiên là cá đuối. Giống như cá mập, cá đuối không có bàng quang hay thận nên chúng xử lý chất thải qua da bằng cách thoát ra ngoài dưới dạng axit uric. Đó là lý do cá đuối thường ăn khi còn tươi sống. Tuy nhiên, khi lên men, axit uric trên da sẽ chuyển thành amoniac giống mùi nước tiểu, tạo mùi khai đặc trưng.
Những con cá đuối tươi sống được để lên men.
Thời điểm xuất hiện món ăn này vẫn chưa thấy rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, Hongeo có thể xuất hiện trên bàn ăn từ thế kỷ 14 trong triều đại Cao Ly. Khi đó, do tủ lạnh chưa được phát minh, người ngư dân nhận thấy cá đuối chỉ cần lên men sẽ bảo quản và vận chuyển trong môi trường tự nhiên lâu dài mà không bị thối rữa, ngay cả khi không ngâm muối.
Những con cá tươi ngon được xếp trong ngăn đá tủ lạnh và để tự lên men trong khoảng 1 tháng. Khi đó, cá tỏa ra thứ mùi rất nặng, còn được ví như mùi toilet. Lúc đó, người ta sẽ mang cá ra thái lát mỏng vừa miệng rồi ăn sống.
Cá đuối lên men ăn kèm cùng nhiều loại khác để át bớt mùi hôi.
Cá đuối lên men có hương vị đặc biệt, khá dai, thịt xốp, có sụn cứng nên khó nuốt. Món ăn được kèm thêm thịt lợn luộc thái mỏng, tôm muối, tỏi sống, muối ớt, kim chi. Thực khách lần đầu thưởng thức sẽ kẹp miếng cá đuối cùng nhiều đồ kèm thêm cho bớt mùi khó chịu. Thậm chí, nhiều người nhắm mắt khi nuốt miếng đầu tiên. Mùi hôi tanh còn bám lên quần áo, da tóc người ăn hàng giờ sau khi dùng bữa. Dù vậy, nhiều người vẫn ưa thích hongeo sau vài lần ăn quen.
Người sành ăn lại cho rằng, nên dùng ngay hongeo khi vừa lên đĩa. Việc ăn kèm hay cố làm chúng bớt mùi chỉ khiến món ăn không còn nguyên vẹn sự hấp dẫn như ban đầu. Người nghiện hongeo lại thích thú với mùi tự nhiên của nó. Họ hít hà món ăn cả bằng mũi và miệng.
Phản ứng của khách nước ngoài khi lần đầu ăn cá đuối lên men.
Ở Hàn Quốc, cá đuối hongeo trở thành món đặc sản. Người dân tại đây tiêu thụ tới 11,000 tấn hongeo mỗi năm.
Nổi da gà với snack sâu giòn - đặc sản kinh dị của Zimbabwe Dù là món ăn khoái khẩu ở Zimbabwe nhưng khi nhìn những con sâu này hẳn nhiều người sẽ phải khóc thét. Những con sâu Mopane khô mặn là một trong những món ăn khoái khẩu ở Zimbabwe và một số vùng lân cận ở miền nam châu Phi. Loài sâu này thuộc một giống sâu bướm gonimbrasia belina, còn được gọi là...