Những món ăn khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam
Tạp chí Rough Guides chuyên về du lịch của Anh đã đưa ra danh sách những món ăn nên thử khi có dịp đến Việt Nam.
Theo Rough Guides, các món ăn Việt Nam mang đến hương vị riêng biệt, khó quên. Chúng hội tụ đủ hương vị từ mặn, ngọt, chua, cay… và còn đặc biệt hơn nhờ có nước mắm. Các món ăn sử dụng nhiều loại thảo mộc tươi và không quá cay do phần sốt ớt thường được phục vụ riêng.
Trang Rough Guides cũng gợi ý một số món ăn mà khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam.
Cơm tấm
Món ăn đường phố “độc quyền” ở TP.Hồ Chí Minh được các thực khách phương xa yêu thích. Hiện nay, món này xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Ban đầu, cơm tấm được cho là món ăn của những nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vào những năm mùa màng thất thu, người dân không có gạo ngon để bán. Do đó, họ dùng gạo vỡ (gạo tấm) để nấu ăn vì có sẵn trong gia đình. Loại gạo này cũng giúp người ăn no lâu. Tới đầu thế kỷ 20, món này trở nên phổ biến ở các tỉnh thành Nam Bộ, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Bánh xèo là tên gọi xuất phát từ tiếng xèo xèo khi đổ bột vào chảo nóng. Những chiếc bánh dẹt chiên giòn đầy ắp nhân tôm, thịt, giá đỗ, trứng… cuộn cùng bánh tráng và chấm mắm chua ngọt là món ăn chơi được rất nhiều người Việt và cả du khách nước ngoài ưa thích. Có nguồn gốc ở miền Trung và miền Nam nhưng hiện nay bánh xèo đã phổ biến khắp nơi và không khó để tìm ra hàng bánh ở cả ba miền.
Bánh xèo là món ăn không thể bỏ qua khi đến thăm Việt Nam. Ảnh: LĐO
Khu vực miền Trung, đặc biệt Hội An (Quảng Nam), là lựa chọn tốt nhất để thưởng thức cao lầu. Tương truyền, một bát cao lầu chính hiệu phải được nấu bằng thứ nước riêng. Điều đó khiến Hội An trở thành nơi tuyệt vời để du khách phương xa thưởng thức món cao lầu chuẩn nhất.
Cao Lầu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Ảnh: LĐO
Bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng nhất Việt Nam. Từ loại bánh mì dài (baguette) của Pháp du nhập vào Việt Nam thế kỷ 19, người Việt đã sáng tạo thêm các loại nhân ăn kèm tạo thành món ăn dân dã nhưng vô cùng ngon miệng, chinh phục thực khách không chỉ trong nước mà còn đông đảo thực khách nước ngoài.
Bánh mì Việt Nam là món ăn nổi tiếng với những du khách nước ngoài. Ảnh: LĐO
Phở
Nhắc đến ẩm thực Việt không thể không nhắc tới phở, món ăn “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Phở có thể ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng được ưa chuộng nhất cho bữa sáng. Một bát phở thường bao gồm sợi phở, nước dùng, thịt bò (tái, chín, gầu…) hoặc gà đi kèm các gia vị tươi như chanh ớt và một số loại rau sống. Có nguồn gốc từ miền Bắc nhưng phở hiện là món ăn phổ biến khắp cả nước.
Bát phở sáng của người Hà Nội. Ảnh: Phương Chi
Chả cá
Món này được cho là có nguồn gốc từ Hà Nội. Đây là món chả có nguyên liệu chính từ cá (thường là cá lăng). Đầu bếp thái miếng cá, đem tẩm ướp rồi rán trong chảo mỡ cùng hành thì là. Ngoài Hà Nội, tạp chí này cũng gợi ý du khách thưởng thức chả cá ở Đà Nẵng. Nhờ vị trí thuận lợi, nguồn hải sản ở đây đặc biệt tươi ngon
Chả cá Hà Nội. Ảnh: LĐO
Lòng cá nấu lá đắng - món ngon của đồng bào Thái Sơn La
Khi con cá đã trở thành nguồn thực phẩm chính quan trọng trong bữa ăn, đồng bào Thái luôn có những sáng tạo, chế biến từ tất cả các bộ phận của con cá thành nhiều món ăn đặc sản, trong đó, lòng cá nấu lá đắng cũng là một món ăn có hương vị khó quên.
Món lòng cá nấu đắng của người Thái
Cá là loài sinh sống dưới nước, ăn các loại cỏ và phù du nên nội tạng khá sạch. Để nấu được món lòng cá thơm ngon, người Thái chỉ lấy ruột, gan, dạ dày và bong bóng của những con cá to, khỏe mạnh, sau đó loại bỏ hết phần tạp chất trong ruột cá. Rửa sạch lòng cá nhiều lần dưới vòi nước, sau đó rửa lại với muối và rượu để khử mùi tanh, cắt khúc vừa ăn.
Chuẩn bị gia vị cho món lòng cá đắng gồm: Mắc khén, ớt tươi, gừng, xả, hoa chuối thái nhỏ, rau húng chó và lá đắng (tiếng Thái gọi là "Khôm si kia"). Tùy theo khẩu vị mỗi người, có thể thêm rau thì là, rau răm mỗi thứ một ít.
Nước để nấu canh lòng cá phải đun sôi lên trước cùng với mắm muối và gừng, xả đập dập; nếu đun bằng nước lạnh thì lòng sẽ bị tanh. Lượng nước nấu chỉ vừa đủ bát tô canh; khi nước sôi thì mới thả lòng cá vào. Đun nhỏ lửa cho lòng cá chín rồi mới nêm lá đắng đã được giã nhỏ vào, đun thêm khoảng chừng 5 phút.
Lá đắng cũng được gia giảm với lượng vừa phải tùy theo khẩu vị ăn của từng người. Trước khi tắt bếp chừng 2 phút thì cho các loại rau thơm, gia vị vào, ta sẽ được bát canh lòng cá nấu lá đắng sanh sánh thơm ngon.
Lá đắng cũng được gia giảm với lượng vừa phải tùy theo khẩu vị ăn của từng người. Trước khi tắt bếp chừng 2 phút thì cho các loại rau thơm, gia vị vào, ta sẽ được bát canh lòng cá nấu lá đắng sanh sánh thơm ngon.Món canh lòng cá nấu lá đắng thưởng thức khi còn nóng, thường được ăn khai vị và ghém với một số rau như: Lá đu đủ, lá lốt và hoa chuối. Các loại rau thơm và gia vị này không những tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn đều là những vị thuốc nam sẵn có trong vườn nhà có tác dụng chữa bệnh. Lá đắng có tác dụng rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị đắng pha lẫn vị ngọt nơi đầu lưỡi, là một trog những món ăn rất hấp dẫn của đồng bào Thái.
Nem chua Yên Mạc món ngon hương vị quê hương Ninh Bình được biết đến là điểm du lịch hội tụ nhiều di sản văn hóa thiên nhiên phong phú đa dạng. Không chỉ nổi tiếng về nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn có sức hấp dẫn với mỗi du khách bởi các món ăn đặc sản như thịt dê, cơm cháy, miến lươn,.. Một đặc sản truyền thống du...