Những món ăn của Nhật có thể bạn chưa từng nghe tên
Vơi một nền ẩm thực lâu đời và đa dạng, đảo Honshu có những món ăn truyền thống rất độc đáo và bổ dưỡng.
Nhiều món ăn tại đây khá nổi tiếng tại Nhật nhưng không phải tín đồ ẩm thực Nhật nào trên thế giới cũng biết tới. Chuyên gia Anthony Bourdain của chuyên mục Ẩm thực CNN sẽ giúp bạn kham pha 6 món ăn độc đáo nơi đây.
Shiso maki: Tia tô cuộn hạt oc cho va tương miso
Hạt oc cho, môt đăc san đia phương ở Tohuko, phía bắc đảo Honshu. Hạt sau khi nướng và nghiền nhuyên se thanh môt hôn hơp đăc biêt thơm ngậy. Hôn hơp nay kêt hơp cung vơi môt đăc san đia phương khac la tương miso va trôn cung vưng rang tao thanh phân nhân hâp dân cua mon shiso maki.
Phân nhân co vi măn ngot thơm ngon nay co thê đươc gia giam thêm môt it shichimi togarashi (ớt bột 7 vị) đê thêm chut cay nông. Mon nay đăc biêt phô biên vao mua he, mua cua la tía tô. Phần nhân hâp dân trên được nặn thành tưng miếng nhỏ rồi gói trong lá tía tô va ran chin trong dâu me đê thanh mon shiso maki hoan hao. Shiso maki có thể làm đồ nhắm với bia đá, rượu sake lạnh hay trà xanh nóng.
Hittsumi-jiru: Mì thịt heo
Hittsumi-jiru là món ăn cổ truyền va thường co măt tai các sự kiện hay lễ hội ơ đây. Hittsumi nghĩa là “véo” theo tiêng đia phương va chinh la tư mô tả cách làm nên sợi mì. Đê lam mi, có đâu bêp “véo” từng sợi bột rồi thả luôn vào nồi nươc dung, nhưng co đâu bêp lai tao hình va luộc sơ mì rồi mới cho vào súp ngay trước khi ăn. Mi không đươc luôc sơ khi tha vao nôi nươc dung se mềm va lam nươc dung trơ nên đăc sanh, hơi giông mon banh canh cua Viêt Nam. Nêu mi trươc khi cho vao nươc dung đươc luộc sơ thường cứng và dai hơn, nước súp cũng loãng hơn. Do đo, tuy khâu vi cua ngươi ăn ma mi se đươc chê biên theo cac cach khac nhau. Môt bat mi Hittsumi-jiru co đây đu thit heo, rau xanh, nâm va cac rau cu khac vơi nươc dung thơm ngon đăc sanh.
Harako meshi: Cơm cá hồi và trứng cá
Video đang HOT
Hơn 5.000 năm trước đây, những người dân của Tohoku đã băt đâu đánh bắt cá hồi. Do đo, cá hồi đong vai tro quan trọng trong ẩm thực nơi đây và món harako meshi là một ví dụ điển hình. Món ăn này dường như rất thông dụng và nhiều người dân đã được thử qua, nhưng tại đây, môi gia đinh đêu co môt công thưc chê biên riêng. Bình thường, cá hồi đươc xe nho va trôn vào nồi cơm môt vài phut trươc thơi điêm cơm chin. Sau đo, bat cơm trôn ca hôi harako meshi se đươc hoan tât vơi môt thia trưng ca đo au răc trên cung. Mặc dù vậy, trong nhưng dịp đặc biệt, món ăn này sẽ được bày trên đĩa lớn, trang trí thêm vài lát cá hồi chín và một it trứng cá.
Kaki no dote nabe: Lẩu hàu
Món ăn này được lấy tên là nabe (lẩu hau) dote (bờ sông) do nhin bên ngoai, nôi lâu đươc viên quanh bơi tương miso loai đâm đăc tưa như một bơ sông thu nho. Khi nước dùng bước đầu sôi lăn tăn, tương miso được nêm dân vào nươc dung, từng chút từng chút một, làm nước dùng thêm đặc và đậm đà (tưa như phù sa ven sông hòa vào dòng nước sau môt cơn mưa lơn). Rau cu co thê đươc cho vao nôi ngay tư đâu. Hàu se ngon nhât nêu đê chin tai, va thưởng thức với tương miso bam quanh thành nồi.
Matsu no mi shira ae, kaki utsuwa: Hồng nhồi hoa quả với sốt hạt thông
Quả hồng được cắt phần đầu, thành một chiếc bát nhỏ đựng chính ruột hồng hay cùng với các loại trái cây mùa thu khác như nho, lê hay táo. Lớp nhân này được rưới loại sốt truyền thống shira ae gồm có hạt thông và đậu phụ. Để làm ra loại sốt béo ngậy, một số đầu bếp chỉ nghiền đậu phụ rồi thêm vào gia vị là rượu mirin và usukuchi shoyu (tương shoyu có màu nhạt). 1 số đầu bếp khác sẽ thêm vào đậu phụ nghiền tương miso ngọt hay một thìa sốt vừng. Đầu bếp sẽ thêm hạt thông nghiền để làm khá nổi bật shira ae của họ.
Shake no kobu maki: Rong biển tươi cuốn cá hồi
Rong biển được cuốn lại và thắt bằng ruy-băng làm từ bầu hay bí. Món này được hưởng thụ khắp Nhật Bản, đặc biệt là trong ngày đầu năm. Ở Tohoku, nhân của shake no kobu maki là migaki nishin – cá trích muối khô. Đây là món khai vị trong các dịp lễ ở Tohoku, đi kèm với rượu sake. Những cuộn rong biển này cũng đã được thưởng thức như một món ăn kèm trong bữa tối.
Theo Ngoisao.net
Quán cơm chay 0 đồng đắt khách giữa trưa nắng Sài Gòn
Giữa trưa, được trao một hộp cơm, các cụ ông cụ bà miệng cười tươi, dùng hai tay nhận.
Quán cơm chay Diệu Thường, rộng 9 m2, nằm trong con hẻm nhỏ đường Hòa Hưng, phường 13, quận 10, TP.HCM. Bà Nguyễn Hai là người phụ trách việc nấu ăn, đi chợ của quán.
Hơn 9 tháng qua, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, cứ 5 giờ sáng bà dậy đi chợ mua thực phẩm. 7 giờ sáng, bà bắt tay vào gọt rửa, sơ chế thực phẩm, ướp cho ngấm gia vị. Ngày đầu tuần, chỉ có bà và một cô phụ giúp, các tình nguyện viên ai cũng bận đi làm nên công việc tất bật hơn.
Diện tích quán hẹp, bà Hai tận dụng hành lang đường đi để đặt lò than nấu ăn. Bên trong, bàn ghế, xoong nồi, bán đĩa... được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ.
Trên tường, một tấm bảng nhỏ ghi thứ tự các món ăn quán sẽ nấu hằng ngày. Mỗi ngày sẽ có một món mặn, món xào và món canh khác nhau. Bà Hai cho biết, vốn dĩ quán thay đổi món là để khách ăn không ngán và được thưởng thức đầy đủ các món chay khác nhau.
Vào các ngày rằm, mồng một hay dịp lễ Vu lan, rằm tháng 8, quán sẽ nấu thêm bún bò, mì quảng, hủ tiếu chay 'bán' cho khách. Tất cả các món đều bán với giá 0 đồng.
9 giờ 30, bà Hai lần lượt nấu từng món cho vào khay, chờ cho nguội để vào hộp. Đứng lâu cạnh bếp than đang đỏ rực, trán ướt đẫm mồ hôi nhưng đôi tay bà Hai vẫn thoăn thoắt làm hết món này đến món khác. Đúng 10 giờ 10 phút, bà đã chuẩn bị xong hơn 170 hộp cơm để chờ khách đến đứng bán.
Chị Huyền Trân là người đưa ra ý tưởng mở quán. Ảnh: T.A.
Chị Huyền Trân là người lên ý tưởng mở quán. Chị cho biết, nhóm của chị thường làm các công việc từ thiện. Một lần cả nhóm hẹn nhau đi ăn ở nhà hàng. Lúc phục vụ đưa ra nhiều món ngon, chị đặt câu hỏi: 'Chúng ta ăn ngon thế này, liệu ngoài kia người nghèo có được ăn no không'. Câu hỏi của chị làm cả nhóm suy nghĩ. Sau đó, họ cùng lên ý tưởng mở quán.
'Lúc quán mới mở, chúng tôi lo lắm, sợ không ai đến ăn, vì mới và quán nằm trong hẻm. Sau đó, người này giới thiệu cho người kia, từ từ, khách đến quán ngày một đông. Bây giờ, mỗi ngày, chúng tôi nấu khoảng 170 suất cơm phục vụ khách', chị Trân nói, giọng hạnh phúc.
Những khay đồ ăn nóng hổi sau khi bà Hai nấu xong. Ảnh: T.A.
Chị Trân cũng cho biết, vốn dĩ quán chỉ bán với gia 0 đồng chứ không phát từ thiện là để mọi người đến ăn cơm thoải mái, mang tâm lý đi mua cơm ăn chứ không phải đến được ban phát. 'Khách của quán tôi chủ yếu là những cụ ông, cụ bà, các em nhỏ đi nhặt ve chai, bán vé số, chạy xe ôm... Ai đến ăn cũng vui lắm. Có người, đi làm xa, giữa trưa nắng, vừa đến quán thì cơm hết. Biết họ vậy, mấy chị em tôi bới ra để phần', chị Trân kể.
10 giờ 45 phút trưa, từng nhóm người đến quán nhận cơm. Họ xếp hàng ngay ngắn. Ai đến trước đứng trước. Ai đến sau đứng sau. Nhận hộp cơm bà Hai trao, ai cũng đưa hai tay nhận, miệng cười tươi, gật đầu cảm ơn.
Bà Nguyễn Thị Út, hiện 73 tuổi, miệng cười tươi rói nhận hộp cơm từ bà Hai. Bà Út cho biết, từ khi biết quán, trưa nào bà cũng đến nhận cơm ăn. 'Tôi đi bán vé số. Ngày kiếm được mấy chục ngàn. Được ăn hộp cơm này nên quý lắm. Bữa nào tôi cũng gắng ăn hết', bà Út nói.
Chị Huyền Trân cho biết, khách của quán chủ yếu là những người lao động nghèo. Họ đến nhận cơm ăn với nụ cười trên môi và sự trân trọng. Ảnh: T.A.
Bà Trần Thị Thêu, 60 tuổi làm nghề lượm ve chai. Mỗi ngày bà đi khắp các ngả được để nhặt chai lọ, đồ phế thải. Trưa, bà đạp xe đến quán nhận cơm ăn.
'Ngày nào tôi cũng đến ăn. Hôm nào tôi không ghé kịp thì cô chủ quán để phần cho. Hy vọng, quán cơm sẽ mãi duy trì để những người nghèo như tôi trưa nào cũng có cơm ăn', bà Thuê tâm sự.
Chị Huyền Trân cho biết, việc mở một quán cơm chay giá '0 đồng' không dễ, vì ngoài vấn đề tài chính thì nhân lực và kế hoạch để duy trì quán cơm được cũng là vẫn đề khó khăn. Chính vì vậy, mỗi tháng tất cả thành viên trong nhóm đều ngồi lại để bàn kế hoạch, tổng kết thu chi rõ ràng.
Được trao hộp cơm, ai cũng đưa hai tay nhận rồi gật đầu cảm ơn. Ảnh: T.A.
'Chúng tôi xác định đây là công việc nghiêm túc nên mọi sổ sách, kế hoạch được bàn rất cẩn thận', chị Trân nói và cho biết, tới đây, nhóm của chị sẽ mở rộng thêm mô hình, là không chỉ nấu cơm để phát tại quán mà còn mang đến các bệnh viện để phát cho các người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Minh Thư, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường 10 cho biết, quán cơm Diệu Thường bán cơm với gia 0 đồng cho người nghèo đến nay đã hơn 9 tháng. Từ khi quán thành lập đến nay, ủy ban phường cùng các ban ngành đoàn thể ở phương đã cùng chung tay với chị Huyền Trân và nhóm bạn.
Theo bà Thư, quán Diệu Thường là quán ăn từ thiện hoạt động tốt, rõ ràng và có kế hoạch cụ thể. 'Thời gian qua, chúng tôi cũng đã đóng góp một ít vật chất khi vận động được để cùng quán giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn', bà Thư nói.
Theo Vietnamnet
Chỉ cần thêm bước này trước khi chiên, khoai tây chín cực nhanh lại giòn rụm, thơm lừng Khoai tây rán là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bí quyết để chế biến món ăn này ngon và giòn như ngoài hàng. Ngâm nước muối Ngâm muối là một trong những chiêu thức đầu tiên cần phải nhớ. Khoai tây dễ bị thâm sau khi gọt nênkhi xắt khoai đến đâu, bạn thả ngay...