Những món ăn “chất lừ” nghe tên là biết ở Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp, pa pỉnh tộp (cá suối nướng) hay xôi ngũ sắc là những món ăn nổi tiếng mà ai cũng biết khi lên Tây Bắc.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu xông khói, vốn là đặc sản của người Thái đen, xưa kia họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn được lâu, dùng trong những ngày lễ tết, cỗ bàn hay những dịp quan trọng.
Đặc biệt, món ăn phát huy tác dụng bổ sung dưỡng chất khi đi rừng dài ngày và mùa mưa lũ khó ra ngoài lấy thức ăn. Ngày nay, món ăn trở thành đặc sản phổ biến, có mặt nhiều trong bữa cơm của dân bản, được những thực khách miền xuôi rất ưa thích.
Cách chế biến thịt trâu gác bếp không khó, nhưng cũng khá mất công. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, bò hoặc lợn, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng hình con chì. Sau đó họ lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô để bảo quản.
Video đang HOT
Pa pỉnh tộp
Nghe tên là lạ nhưng thực chất đây là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Nếu có dịp lên Tây Bắc, nhất định bạn đừng quên thưởng thức món ăn với hương vị độc đáo này.
Pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng, thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Cá sát muối cùng ớt bột để khử tanh rồi nhồi một số các loại rau thơm, quả mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành… vào trong bụng.
Pa pỉnh tộp là món ăn đặc sản của Tây Bắc. Ảnh: Thethaovanhoa
Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên than hoa đã quạt hồng. Cá vừa chín tới được gỡ ra khỏi vỉ, hương thơm của cá cùng các loại nguyên liệu lan tỏa. Đây là món ăn rất hấp dẫn những du khách từ dưới xuôi lên. Món ăn đặc sản này của người Tây Bắc được ăn kèm với cơm nếp, rất ngon.
Xôi ngũ sắc
Màu sắc bắt mắt của món xôi sẽ đốn tim bất kỳ du khách nào. Ảnh: Toinayangi
Là món ăn nổi tiếng của người Tày dùng trong những dịp lễ hội truyền thống, được chế biến từ gạo nếp nương. Món xôi độc đáo này được làm với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành. Người Tày quan niệm màu sắc của món xôi càng đẹp tượng trưng cho sự phát đạt thịnh vượng cho gia đình. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn khiến xôi ngũ sắc trở thành món ăn làm nên bản sắc của người dân vùng cao Tây Bắc mà bất kỳ du khách nào cũng bị “mê hoặc”.
Độc đáo món nhót cuốn lá cải của người Tây Bắc
Nhót là loại trái cây dân dã được trồng rất nhiều ở miền núi Tây Bắc nước ta. Theo đó, những ai đã từng thưởng thức món nhót ở đây cũng sẽ không thể quên được hương vị độc đáo của món quả này.
Mỗi độ xuân về, những trái nhót xanh đầu mùa ở vùng núi Tây Bắc lại nhắc người ta nhớ đến một món ăn vô cùng đặc biệt mà bất cứ ai khi đặt chân tới cũng sẽ ngạc nhiên - đó là món nhót xanh quấn bắp cải.
Nhót cuốn lá cải - món ăn độc đáo của người Tây Bắc. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu chính của món ăn đặc biệt này là những quả nhót xanh - loại trái cây phổ biến ở Tây Bắc. Quả nhót phải có kích thước vừa, cũng không quá non, lớp phấn trắng mới bắt đầu phủ lên màu xanh mướt. Lúc này nhót vừa chua rôn rốt, lại giòn, cộng thêm chút vị chan chát đặc biệt. Ăn kèm với đó không thể thiếu bát nước chấm, rau bắp cải và lá tỏi.
Món nước chấm nhót luôn tạo nên điểm hấp dẫn của món ăn này. Để pha nước chấm, người ta đem gừng giã thật nhuyễn với muối, trộn thêm một chút mì chính để vị hòa quyện với nhau là đã tạo nên bát nước chấm nhót đặc trưng. Những người ăn cay tốt, trong món này, có thể nướng thêm một vài quả ớt rồi giã chung với các nguyên liệu trên.
Tiếp đến là cắt những lá bắp cải non, hái những lá tỏi vừa đủ tầm, rửa sạch để ăn kèm với nhót.
Khi thưởng thức món ăn này, mọi người phải lau thật sạch phấn nhót trắng bao quanh quả (vì nếu không sẽ rất dễ bị ho), rồi lấy dao cắt đôi quả nhót ra, kẹp nước chấm gừng vào giữa, sau đó quấn một vòng lá tỏi xung quanh, cuối cùng là quấn thêm một lớp bắp cải.
Khi ăn vào miệng sẽ cảm nhận thấy sự hòa trộn hương vị độc đáo: Vị chua chua của nhót, có vị cay của gừng, vị hăng hăng của lá tỏi, vị ngọt mát của bắp cải. Những người vùng cao thường chấm rất nhiều gừng, khi ăn xong cảm giác cơ thể ấm áp hẳn lên.
Đối với người Tây Bắc nói chung, nhót quấn lá cải cũng là món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa rượu, bởi vị chua của nhót có tác dụng giải rượu rất tốt. Những người đàn ông uống rượu xong lại quay ra tìm nhót với bắp cải, nước chấm gừng.
Đối với người Thái, món ăn này trở thành một thứ gia vị đặc biệt khiến món ăn ngon hơn. Người ta có thể đứng để ăn, vừa ăn vừa nói chuyện, vừa xuýt xoa vì vị chua của quả kết hợp với vị cay nồng của các gia vị khác nó mới ngon! Thú ăn vặt này đôi khi lại là biện pháp hữu hiệu để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Quan trọng hơn, nhót có lẽ đã trở thành một "dấu ấn" khó quên trong lòng những người từng một lần được nếm thử hương vị độc đáo này.
Những món đặc sản không thể không nếm khi tới Hà Giang Hà Giang không chỉ được dân phượt yêu mến bởi nhiều địa danh du lịch nổi tiếng mà còn là mảnh đất của nhiều món ăn dân tộc hấp dẫn. Tháng 9, 10 và 11 được coi là tháng du lịch của Hà Giang. Ngoài Cao nguyên đá, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn hay những cánh đồng hoa tam giác...