Những môi trường vừa học vừa làm lý tưởng
Làm việc trong quá trình học tập chính là một cơ hội tốt giúp bạn có được những kinh nghiệm quý báu và phần nào giúp bạn có thêm tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên quốc tế theo học tại các nước dưới đây sẽ luôn được tạo điều kiện làm việc bán hoặc toàn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo học tập tốt.
ảnh minh họa
Canada
Ở Canada, sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học công, cao đẳng cộng đồng hoặc hệ thống các trường cao đẳng phổ thông và dạy nghề ở Quebec (CEGEP), trường dạy nghề được nhà nước tài trợ hoặc các tổ chức giáo dục tư nhân được công nhận có thể làm việc trong khuôn viên trường mà không cần xin phép. Nếu được cấp phép làm việc ngoài trường học, họ có thể làm bán thời gian tối đa 20 giờ mỗi tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Australia
Tại Australia, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ một tuần trong kỳ học và không giới hạn trong kỳ nghỉ. Tuy nhiên, không có giới hạn nào đối với nghiên cứu sinh sau đại học, sinh viên làm việc cho các tổ chức từ thiện, tình nguyện hoặc công việc được tính là một phần của khóa học.
Mỹ
Video đang HOT
Sinh viên quốc tế tại Mỹ (với thị thực F1) không được phép làm các công việc bên ngoài khuôn viên trường trong năm học đầu tiên, trừ phi có sự cho phép đặc biệt của trường. Họ được phép làm bán thời gian trong khuôn viên trường tối đa 20 giờ một tuần trong kỳ học và 40 giờ trong kỳ nghỉ.
Thụy Sĩ
Sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài EU hoặc Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) đang theo học tại Thụy Sĩ được phép làm việc bán thời gian tối đa 15 giờ một tuần. Tuy nhiên, họ chỉ được phép làm việc với điều kiện đã cư trú tại Thụy Sĩ ít nhất 6 tháng. Họ cũng phải duy trì được chương trình học toàn thời gian của mình và chứng minh được tình hình học tập ổn định. Tuy nhiên, sinh viên học thạc sĩ làm việc cho trường đại học tại Thụy Sĩ không cần phải chờ tới 6 tháng.
Italy
Một sinh viên quốc tế có thị thực du học và ở lại Italy trên 90 ngày phải có giấy phép cư trú. Bất cứ sinh viên có giấy phép cư trú được phép làm việc bán thời gian như các công dân Italy, nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần.
Ireland
Các sinh viên quốc tế không tới từ các nước thành viên EEA theo học toàn thời gian (ít nhất 1 năm) lấy bằng do Bộ Giáo dục và Khoa học công nhận được phép làm bán thời gian. Theo đó, quy định là bán thời gian tối đa 20 giờ mỗi tuần hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ của trường.
Đức
Tại Đức, sinh viên đến từ các nước không thuộc thành viên EU hay Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) được phép làm việc 120 ngày hoặc 240 nửa ngày một năm. Tuy nhiên, nếu làm việc quá thời gian quy định trên, họ cần được cấp phép bởi Tổ chức Việc làm và Cơ quan Nước ngoài tại Đức. Sinh viên đến từ các nước ngoài EU cũng không được phép tự kinh doanh hay làm tự do. Nhưng nếu việc làm này có liên quan tới tính chất của ngành học hay thuộc chương trình hỗ trợ sinh viên, họ có thể làm trong một khoảng thời gian không hạn chế.
Pháp
Sinh viên quốc tế tại Pháp được phép làm thêm miễn là họ theo học tại một tổ chức có tham gia vào Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh viên. Nếu sinh viên không có quốc tịch của một nước thành viên liên minh châu Âu (EU), họ cần phải có giấy phép cư trú hợp pháp. Luật của Pháp cho phép sinh viên làm việc tới 964 giờ một năm.
Anh
Sinh viên quốc tế theo học cử nhân hoặc sau đại học tại Anh được phép làm thêm 20 giờ mỗi tuần trong thời gian của kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Còn các sinh viên theo học dưới hệ cử nhân được phép làm 10 tiếng mỗi tuần trong thời gian của kỳ học.
Singapore
Tại quốc đảo sư tử, học sinh sinh viên trên 14 tuổi và đang trong kỳ nghỉ có thể được làm thêm bán thời gian mà không cần xin giấy phép. Lợi ích của chương trình Du học vừa học vừa làm tại Singapore không chỉ nằm ở mức thu nhập $5.000 – $7.000 trong một học kỳ thực tập mà còn là những lợi ích “vô hình” khác mà các du học sinh không thể không quan tâm đến: Không lo lắng về khả năng tiếng Anh: các trường đều có khóa đào tạo tiếng Anh trước hoặc ngay trong thời gian học chương trình chính; Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp tại các tập đoàn quốc tế; Kinh nghiệm phỏng vấn, sự tự tin trong giao tiếp, sự nhanh nhạy khi làm việc với các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau; Cơ hội thực hành tiếng Anh giao tiếp; Nhận bằng Cao đẳng và Cử nhân có giá trị quốc tế; Và nhiều cơ hội việc làm tại Singapore khi hoàn tất chương trình.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chính sách nhập cư cứng rắn tại Mỹ khiến sinh viên quốc tế sụt giả
Một loạt trường đại học Mỹ đang phải cắt giảm nhiều chương trình trong bối cảnh số sinh viên quốc tế sụt giảm do một số nhân tố, trong đó có những chính sách nhập cư cứng rắn hơn.
Chính sách nhập cư cứng rắn khiến sinh viên quốc tế tại Mỹ sụt giảm. Ảnh minh họa
Sự sa sút này chấm dứt một thập niên bùng nổ tăng trưởng số sinh viên nước ngoài theo học ở Mỹ, hiện là 1 triệu sinh viên theo học tại các trường đại học và các chương trình giáo dục đào tạo, đem lại nguồn thu 39 tỷ USD. Số sinh viên quốc tế tới Mỹ bắt đầu chững lại vào năm 2016, một phần do những điều kiện kinh tế ở nước ngoài thay đổi và sức cuốn hút ngày càng tăng của các trường ở Canada, Australia và một số nước nói tiếng Anh khác.
Mặt khác, theo giới chức phụ trách các trường đại học, kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử, những phát biểu hùng hồn và những quan điểm khắt khe hơn của ông đối với vấn đề nhập cư khiến nước Mỹ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với những sinh viên quốc tế. Chính quyền Trump đang giám sát nghiêm ngặt hơn tiến trình cấp thị thực, cấm vô thời hạn công dân một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ và gây khó khăn hơn cho sinh viên nước ngoài muốn ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Trong khi các quan chính phủ Mỹ xem đây là những biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia cần thiết, một số trường đại học đã bị biến thành nạn nhân của chính sách này. Những trường học ở vùng Trung Tây bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề vì đa phần những trường công bị xếp loại "làng nhàng" ở đây chủ yếu phụ thuộc vào tiền học phí của sinh viên ngoại quốc. Đơn cử như đối với trường đại học Central Missouri, mùa thu năm nay chỉ có 944 sinh viên quốc tế nhập học, giảm mạnh so với con số 1.500 sinh viên của năm trước. Lượng sinh viên giảm, thu nhập từ học phí giảm theo, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của trường. Sinh viên quốc tế đóng số tiền nhiều gấp đôi khoản 6.445 học phí của cư dân bang Missouri, như vậy trường này đã thất thu khoảng 14 triệu USD. Hậu quả là trường Central Missouri buộc phải giảm bớt số người trợ giảng cho các chương trình tin học, lĩnh vực mà nhiều sinh viên ngoại quốc theo học, cũng như trì hoãn việc bảo trì và cắt giảm kinh phí cho những hoạt động ngoại khóa như là in báo tường.
Theo các con số sơ bộ từ cuộc khảo sát 500 trường đại học do Viện Giáo dục Quốc tế tiến hành, trên toàn quốc, trong mùa thu vừa qua, số lượng sinh viên ngoại quốc mới giảm ở mức trung bình 7%. Mới đây, cơ quan xếp hạng đầu tư Moody đã thay đổi mức xếp hạng đối với giáo dục đại học từ mức "ổn định" xuống thành "tiêu cực". Cơ quan này cảnh báo những trường đại học không nằm trong nhóm được công nhận tên tuổi trên toàn cầu sẽ bị tác động nặng nề nhất.
Cũng theo cuộc khảo sát của Viện Giáo dục Quốc tế, số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm đến từ một loạt quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có nhiều sinh viên theo học ở Mỹ nhất.
Những lý do khác khiến học sinh quốc tế tại Mỹ sụt giảm bao gồm tính cạnh tranh gia tăng từ các trường của những nước khác, các khoản cắt giảm các chương trình học bổng tại Saudi Arabia và Brazil, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Ấn Độ khiến chính phủ nước này phải tiến hành đổi tiền.
Theo Baotintuc.vn
Kiên Giang: Học sinh trung học đam mê nghiên cứu khoa học Các dự án nghiên cứu khoa học cho thấy các em học sinh quan tâm nhiều vấn đề trong cuộc sống, đến việc bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích trong quá trình học tập. Các sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn, áp dụng được trong thực tế với quy mô nhỏ. Học sinh nhận giải thưởng nghiên...