Những mốc son đáng nhớ xuyên suốt lịch sử 20 năm mạng GSM
Trải qua 20 năm phát triển, GSM đưa con người tới những tiến bộ về công nghệ viễn thông di động mà tưởng như chỉ có trong mơ.
Năm 1979, hình ảnh nhà du hành Spock trong bộ phim Star Trek đang thực hiện cuộc gọi di động khiến nhiều người trầm trồ về một công nghệ không dây đầy viễn tưởng. Vậy mà chỉ hơn 10 năm sau, cú điện thoại đầu tiên từ 1 thiết bị không dây được phát đi. Rồi 20 năm sau đó, điện thoại di động đã có những bước nhảy vọt đến không ngờ.
20 năm phát triển, sóng GSM theo con người đi khắp mọi nơi, phục vụ 1.5 tỉ người ở 212 quốc gia trên toàn thế giới với trên 3.5 tỉ thuê bao và chiếm đến 80% thị trường truyền thông di động. Nói 1 cách hình tượng, cứ 4 người sống trên trái đất thì có 1 người sử dụng điện thoại GSM.
Có một thực tế mà không ai có thể chối cãi: Nếu như không có GSM nói riêng và điện thoại di động nói chung, xã hội mà chúng ta đang sống sẽ khác nay rất rất nhiều và chắc chắn là sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Điện thoại di động giúp kéo gần khoảng cách địa lý, kết nối con người với con người, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, chi phí liên lạc. Và hơn hết là nó đã mở ra một kỉ nguyên mới trong cách mà con người tương tác với nhau, kỉ nguyên số hóa.
Nhân dịp 20 năm phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM- Global System for Mobile Communications), hãy cùng chúng tôi điểm lại những mốc son đáng nhớ trong lịch sử phát triển của GSM.
Cuộc gọi di động GSM đầu tiên (Mùng 1 tháng 7 1991)
Thủ tướng Phần Lan, ông Harri Holkeri.
Video đang HOT
Được thực hiện bởi thủ tướng Phần Lan, ông Harri Holkeri trên nền hạ tầng của mạng Nokia (bây giờ là Nokia Siemens), GSM đến nay đã có những bước tiến ngoạn mục và ít ai ngờ rằng băng tần GSM lại trở thành phổ biến nhất thế giới.
SIM card đầu tiên (1991)
SIM card của những thập niên 90 to bằng thẻ ATM hiện nay.
Thẻ SIM đầu tiên được tung ra thị trường năm 1991 tại Munichr bởi công ty Giesecke & Devrient với số lượng 300 chiếc bán cho nhà mạng Phần Lan Radiolinja. Kích thước thẻ SIM lúc bấy giờ là 85.60mm 53.98mm 0.76mm, tức là tương đương một chiếc thẻ ATM hiện nay. Sau 20 năm, SIM card đã có ít nhiều nâng cấp về mặt bộ nhớ, kích thước nhưng nhìn chung vẫn giữ nguyên theo khuôn mẫu ban đầu. Tương lai của SIM card có lẽ sẽ là…vô hình hoặc bé xíu nhưng tích hợp cả các giao tiếp không dây NFC.
Điện thoại GSM đầu tiên (1992)
Siêu di động Nokia 1011 của năm 1992, giá gần 37 triệu đồng.
Mặc dù cuộc gọi đầu tiên diễn ra vào năm 1991 nhưng mãi cho tới năm 1992, chiếc điện thoại GSM đầu tiên mới được cho ra đời bởi đại gia Nokia, với cái tên Nokia 1011 và thật trùng hợp là chiếc điện thoại bán chạy nhất của Nokia hiện nay đang có tên 1110i. Là cục gạch theo đúng nghĩa với kích thước 195 x 60 x 45mm, Nokia 1011 là một siêu phẩm công nghệ thời bấy giờ với mức giá 2500DM, tức là tương đương khoảng 1250 EU hiện nay, bằng…37 triệu đồng Việt Nam. Máy chỉ có chức năng nghe gọi và nhận SMS (không gửi được), lưu 99 số danh bạ và hoạt động trên băng tần 900MHz.
Mạng dữ liệu GPRS, EDGE đầu tiên (2000)
GPRS vẫn đang là kết nối Internet không dây phổ biến.
Tháng 9/2000, mạng kết nối Internet không dây cho di động GPRS được cung cấp đầu tiên bởi Motorola cho nhà mạng TeleSystems của Nga. Sau đó 3 năm, Cingular là nhà mạng đầu tiên nâng cấp lên chuẩn EDGE hay còn gọi là 2,5G, giúp người dùng truy cập tốc độ cao và ổn định hơn.
Thế giới có gần 3,5 tỷ thuê bao GSM (2011)
Hiệp hội GSM đã thống kê tới thời điểm hiện tại có khoảng gần 3,5 tỷ thuê bao mạng GSM trên toàn thế giới. Con số này mới chỉ là tạm tính bởi nhiều nhà mạng tới thời điểm này đang triển khai công nghệ 3G, 4G và LTE, do đó, có thể số thuê bao GSM sẽ giảm nhưng tổng số thuê bao di động toàn cầu có thể chạm mức hơn 5 tỷ thuê bao.
Theo Bưu Điện VN
iPhone 5/4S sẽ chạy được cả GSM và CDMA
Thế hệ smartphone tiếp theo của Apple có thể chạy trên cả hai chuẩn mạng GSM và CDMA, hỗ trợ kết nối tốc độ cao HSPA và không có 4G.
iPhone 5/4S có thể hoạt đông được trên toàn thế giới. Ảnh: Vienminh
iPhone 4 của Verizon Wireless và iPad 2 đều được tích hợp chip Qualcomm MDM600 hỗ trợ cả 2 chuẩn mạng GSM và CDMA. Rất nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra về việc thế hệ smartphone tiếp theo của Apple (iPhone 5/4S) có thể hỗ trợ cả hai chuẩn mạng hay không.
Fran Shamme, giám đốc tài chính của nhà mạng Verizon Wirelress đã đề cập tới vấn đề iPhone thế hệ thứ năm sẽ chạy trên cả chuẩn mạng trong hội thảo các nhà đầu tư diễn ra vào tháng trước. Trên Reuters, vị giám đốc này cũng khẳng định, "Thế hệ iPhone tiếp theo của Verizon sẽ hoạt động trên tất cả các nước quốc gia".
Bên cạnh đó, khi bàn đến vấn đề hỗ trợ mạng LTE của iPhone, Shammo cho biết "Đó là vấn đề lớn với Apple hơn là chúng tôi". Điều này chứng tỏ các thế hệ chip hỗ trợ LTE hiện nay vẫn chưa sẵn sàng để có thể sử dụng trên các thiết bị chạy iOS bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến thời lượng pin và thiết kế của sản phẩm.
Thệ hệ iPhone tiếp theo của Apple sẽ có thể mang tên "iPhone 4S" thay vì "iPhone 4G" bởi thiết bị này hỗ trợ HSPA có tốc độ lớn hơn so với mạng 3G nhưng vẫn chưa bằng tốc độ 4G thực. Apple sẽ giới thiệu iPhone mới được tích hợp bộ xử lý A5 nhằm tăng cường đồ họa và tốc độ thực thi của thiết bị vào tháng 9 năm nay.
Theo Số Hóa
iPhone thế hệ tiếp theo sẽ chạy trên cả hai mạng CDMA và GSM Giám đốc tài chính của Verizon, Fran Shammo trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã vô tình tiết lộ những thông tin thú vị về thế hệ iPhone tiếp theo của Apple. Hiện tại iPhone 4 đang có hai phiên bản riêng biệt chạy trên hai mạng khác nhau là CDMA (Verizon) và GSM, tuy nhiên theo CFO này cho biết trong...