Những mẹo lừa đảo tinh vi mới nhất mà bạn nên biết để tránh
Lừa đảo tinh vi ngày một phổ biến mặc dù đã được cảnh báo nhiều thế nhưng cũng không ít người bị lừa. Bạn cần biết những chiêu trò dưới đây để tránh.
Lừa gạt khuyến mại, trúng thưởng
Chúng ta có thể nhận được tin nhắn trúng thưởng lừa đảo qua email, qua SMS, qua tin nhắn Facebook, Zalo, thậm chí là gọi điện thoại trực tiếp cho bạn. Giá trị giải thưởng khá lớn như trúng xe máy SH, điện thoại, hoặc số tiền lớn… nhưng hầu hết 99% những tin nhắn hay email dạng này đều là lừa đảo.
Nếu nhận được các tin nhắn thông báo trúng thưởng, người tiêu dùng cần phải tham khảo kỹ thông tin từ nhiều nguồn, không giao tiền cho đối tượng qua các hình thức nạp thẻ cào hay chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nếu bị quấy rồi nhiều lần, bị đe dọa, ép buộc nhận thưởng nên báo với cơ quan chức năng để được giải quyết.
Đột nhiên có một cậu bé chạy đến và nói rằng bạn rằng vừa nhặt được tiền của bạn đánh rơi. Bạn bối rối và không thể nhớ nơi thực sự bạn đã đánh rơi tiền ở đâu và nhận lấy, sau đó cám ơn rồi đột nhiên cậu bé đó biến mất? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Cha mẹ của cậu bé lúc nãy sẽ đến gặp bạn và cho rằng bạn đã đánh cắp tiền của cậu bé, yêu cầu bạn trả lại tiền và bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Bạn nên làm gì?
Hãy kiểm tra xem liệu tiền của bạn có thực sự biến mất hay không và khi đó bạn mới nên nói “cảm ơn” vì sự giúp đỡ của người đó. Không bao giờ lấy tiền hoặc cầm giúp các vật dụng khác nếu chúng không phải của bạn. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy đến bất kỳ nơi công cộng có bằng camera an ninh và gọi cảnh sát giúp đỡ.
Giả danh công an lừa gạt bằng cách nói bạn phạm tội
Không ít người nhận được tin nhắn, email hay cuộc điện thoại nói rằng họ bị điều tra về một tội nào đó, nghe rất nghiêm trọng như buôn bán ma túy để hù dọa. Sau đó, bọn lừa đảo thường yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền nào đó vào tài khoản ngân hàng hoặc cầm tiền đến nộp tại một nơi không rõ để làm bằng chứng. Sau khi điều tra nếu vô tội, nạn nhân sẽ được hoàn trả lại tiền. Thậm chí, bọn lừa đảo còn giả mạo đồng phục cảnh sát đến tận nhà làm việc với nội dung tương tự.
Nếu rơi vào tình huống như trên, chúng cần bình tĩnh hỏi rõ ngọn ngành để có biện pháp xử lý như gọi điện hoặc báo cho cơ quan công an gần nhất. Ngay cả nếu như bạn đang bị điều tra, công an cũng không bao giờ gọi điện cho đương sự để làm việc, dù đó là công an thật thì việc làm đó là trái với pháp luật. Theo quy đinh của pháp luật, muốn lấy lời khai hay làm việc với người dân hoặc nghi can công an phải đưa giấy mời, giấy triệu tập đến trụ sở làm việc.
Sự cố thẻ ATM
Video đang HOT
Hacker thường sử dụng máy ảnh loại nhỏ và thiết bị đọc số thẻ để hack tiền của bạn tại ATM, tuy nhiên vẫn còn một cách khác đó là đặt một miếng băng dính vào khe cắm thẻ và làm cho thẻ bị mắc kẹt trong đó. Việc này khiến bạn nghĩ rằng máy ATM bị hỏng. Trong khi bạn đang gọi cho ngân hàng để thông báo cho họ về vấn đề này thì kẻ cắp sẽ lợi dụng và đánh cắp thẻ trong lúc bạn đang bối rối.
Nên làm gì?
Hãy đến các cây ATM nơi có nhiều người qua lại hoặc ở ngay trụ sở mà ngân hàng đó đang làm việc. Điều bạn nên làm khi thẻ ATM bị nuốt là khóa thẻ bằng các ứng dụng trực tuyến rồi sau đó hãy gọi điện hoặc trực tiếp gọi điện ngân hàng giúp đỡ.
Theo www.phunutoday.vn
Thủ thuật mới của những kẻ lừa đảo bạn cần biết để tránh
Cây ATM nuốt mất thẻ của bạn, bạn vội tìm người giúp đỡ, nhưng đây có thể là chiêu của kẻ trộm chỉ chờ bạn đi để đánh cắp thẻ.
1. Tiền rơi
Một cậu bé trên phố chạy lại nói bạn làm rơi tiền và đưa nó cho bạn. Bạn cố gắng nhớ xem mình đã làm rơi khi nào, chưa kịp cảm ơn thì cậu bé biến mất. Đột nhiên cha mẹ cậu bé đến lu loa rằng bạn lấy tiền của đứa trẻ. Họ bắt bạn trả tiền và còn bồi thường.
Rơi vào tình huống đó, hãy nhớ rằng khả năng tiền bị rơi được trả lại là rất hiếm. Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại mình có đánh rơi tiền hay không. Không bao giờ lấy tiền hoặc đồ của người khác nếu nó không phải của bạn.
2. Để đồ của bạn cho người lạ
Bạn mua một chiếc TV và đang trên đường ra xe. Nhân viên bảo vệ ngăn bạn ở lối ra để kiểm tra hàng và biên nhận. Đột nhiên, một người bán hàng đến nói với bạn rằng chiếc TV có lỗi kỹ thuật và họ dẫn bạn đến nơi khác đổi cái mới. Bạn để đồ lại cho anh chàng bảo vệ trông và đi theo. Nhưng người bán hàng đột nhiên biến mất, cả người bảo vệ cũng đã lặn tăm cùng với hàng của bạn.
Để tránh thảm cảnh này, bạn không nên để đồ lại cho người lạ. Khi mua món đồ có giá trị, nên đi cùng bạn bè.
3. Trúng thưởng
Bạn được một mã số trúng thưởng. Để nhận giải, bạn gọi đến một số điện thoại và họ xin thông tin cá nhân của bạn và nói sẽ gọi lại sau. Hoặc sẽ có những mánh khóe khác ví như yêu cầu bạn chuyển tiền vận chuyển để nhận được món hàng trúng thưởng... Sẽ chẳng có món quà hay trúng thưởng nào cả, mà bạn dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, hoặc bị lừa tiền bạc.
Rơi vào tình huống đó, đừng nhận những gì miễn phí. Nếu thật sự bạn trúng thưởng, hãy kiểm tra thật kỹ.
4. Thẻ bị nuốt
Chúng ta từng nghe những kẻ trộm dùng các thiết bị đặc biệt đọc được số thẻ hoặc dùng các camera để theo dõi bạn thao tác ngân hàng. Nhưng hiện nay chúng đã có những chiêu trò mới. Kẻ xấu này sẽ đặt một băng keo trong khe cắm khiến thẻ dễ bị kẹt. Bạn nghĩ cây ATM bị hỏng nên đi tìm người giúp, trong khi đó kẻ cắp thì đã tranh thủ lấy thẻ của bạn.
Rơi vào tình huống đó, đừng bỏ đi trong khi thẻ của bạn còn ở lại. Bạn hãy gọi đến tổng đài chặn thẻ. Và tốt hơn, hãy rút tiền trong trụ sở ngân hàng. Nếu rút ngoài cây phải kiểm tra kỹ khe cắm và bàn phím.
5. Vật lạ trên kính chắn xe
Hãy cẩn thận nếu có vật cản trên kính chắn xe. Tội phạm sử dụng phương pháp này để tấn công bạn hoặc giật túi trong khi bạn đang chú tâm loại bỏ vật cản trên xe. Phương pháp này được tội phạm dùng vào ban đêm ở các bãi đậu xe.
Trong tình huống đó bạn không cố gắng tháo vật khỏi kính chắn gió, mà nhanh chóng vào trong xe và lái đến nơi an toàn mới loại bỏ.
6. Wifi miễn phí
Hãy cẩn thận khi cố truy cập wifi công cộng. Kẻ lừa đảo tạo mạng miễn phí với tên các trung tâm mua sắm, khách sạn. Chúng sẽ đòi hỏi dữ liệu cá nhân của bạn mới cho phép truy cập và từ đó có thể lấy thông tin của bạn.
Nếu muốn dùng wifi miễn phí, tốt hơn hết đến một quán cà phê, nhà hàng và hỏi nhân viên.
7. Ưu đãi
Bạn đã bao giờ nhận cuộc gọi từ các công ty khác nhau cung cấp dịch vụ của họ. Ví dụ một ngân hàng với các khoản vay cực kỳ ưu đãi, một chuyến du lịch hoặc tham gia trải nghiệm spa làm đẹp miễn phí.
Nếu làm việc với ngân hàng, hãy đến các ngân hàng lớn. Và chẳng có ngân hàng nào tính phí trước cả. Tương tự, những cái gì miễn phí đều tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, hãy cảnh giác với các chiêu trò của spa hay công ty bảo hiểm...
8. Kẻ trộm
Trộm thường giả vờ là nhân viên của các dịch vụ khác nhau đến kiểm tra ngôi nhà bạn. Trong thực tế chúng đến để có thể tìm kiếm thứ gì có giá trị và sẽ đánh cắp sau này.
Đừng mở cửa nếu bạn không mong đợi bất cứ ai đến. Nếu là thành viên một tổ chức nào đó, hãy gọi điện đến công ty đó để hỏi trước khi mở cửa.
9. Lừa đảo bên ngoài các trung tâm mua sắm
Khi bạn ra khỏi trung tâm mua sắm, một cô gái xinh đẹp đến hỏi bạn thử một loại nước hoa mới. Bạn ngửi và thích mùi, người phụ nữ xịt lên cổ bạn nhưng không may vào mắt. Đột nhiên một người đàn ông chạy đến giật túi của bạn.
Sẽ có nhiều kiểu lừa đảo khác bên ngoài đường, ngoài các trung tâm mua sắm. Cố gắng tránh xa dù thấy nó thú vị thế nào.
Bảo Nhiên
Theo vnexpress.net
Bệnh viện Mắt TP HCM phát hành vé số sai luật Sở Y tế TP HCM yêu cầu Bệnh viện Mắt TP HCM báo cáo việc phát hành "vé số nghĩa tình". Ảnh minh họa Nhiều ngày qua Bệnh viện Mắt TP HCM phát hành tờ "vé số nghĩa tình" có giá 10.000 đồng. Cơ cấu giải thưởng gồm giải nhất 3 triệu đồng, giải nhì 2 triệu đồng và giải ba một triệu...