Những mẹo đơn giản giúp con thích thú đọc sách
Đọc sách rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhưng các bé thường rất khó tập trung và có hứng thú với việc đọc sách. Hãy áp dụng những mẹo dưới đây để con đọc sách say mê nhé.
1. Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện
Nhiều trẻ khi được nghe những mẫu chuyện, những bài văn hay…đôi lúc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Mỗi câu chuyện mà trẻ lĩnh hội được sẽ giúp trẻ hiểu thêm về những khái niệm mới và mở rộng những lĩnh vực mà trẻ yêu thích và quan tâm.
2. Dạy cho trẻ những câu thơ, những bài hát
Khi trẻ lớn dần lên, trẻ bắt đầu làm quen với các vần thơ, những đoạn nhạc, những bài hát. Nhiều bài thơ hay, nhiều đoạn nhạc vẫn còn vang vọng trong trí óc khi trẻ đã trưởng thành! Những bài thơ, bài hát là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển trí nhớ và có tình yêu đối với văn học! Trẻ có thể ca hát khi đi dạo bộ ngoài công viên với bố mẹ với bạn bè hoặc vừa làm giúp việc vặt trong gia đình vừa ca hát, thêm vào đó trẻ có vài điệu bộ như đang nhảy múa, khiêu vũ.
Cách tốt nhất hướng trẻ vào thói quen đọc sách là chính bố mẹ phải làm gương cho con. Nếu bạn thường xuyên đọc và chia sẻ với trẻ về những điều hay bạn đọc được, chúng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình và háo hức muốn cạnh tranh với bạn. Trong vô thức, phần đông trẻ con đều mong muốn trở nên giống bố mẹ.
4. Đọc cùng trẻ
Video đang HOT
Bố (hoặc mẹ) và con cùng đọc to một câu truyện nào đó trong sách để trẻ nhận thấy đây là một việc làm chung đầy ý nghĩa của cả gia đình. Có thể vừa đọc vừa thảo luận về các nhân vật hoặc tưởng tượng các diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
5. Cho con quyền chọn thể loại sách
Những quyển sách giáo khoa khô khan thường không đủ sức thu hút trẻ con. Hãy dẫn con đến nhà sách và cho bé tự chọn thứ chúng muốn đọc. Đọc những quyển sách chính mình lựa chọn sẽ khiến trẻ hào hứng hơn nhiều.
6. Hãy tận dụng những trò chơi để phát huy kỹ năng đọc, viết của trẻ
Khi trẻ đi công viên, đi tham quan hay đi du lịch… sau những dịp đó khuyến khích động viên trẻ nên có những đoạn văn ngắn về những cảm nghĩ, những bài học… rút ra từ những cuộc dã ngoại đó.
7. Thỉnh thoảng tập trẻ lập lại một số từ khi trẻ đọc một câu chuyện
Ví dụ lập lại những từ như cái nhà, mẹ, bố, con mèo…giúp trẻ nhận biết những từ đó khi đọc sách khác và rồi trẻ hãnh diện khoe với bạn rằng: con đã đọc sách được rồi!
8. Khuyến khích, động viên trẻ viết mỗi ngày
Sau mỗi cuộc tham quan, du lịch trẻ nên ghi lại những cảm xúc, những điều học hỏi được. Ngoài ra nên động viên trẻ viết nhật ký mỗi ngày. Khuyến khích trẻ viết thư cho người thân trong gia đình hay bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ rất thích nhận thư và sẽ vui biết chừng nào khi thấy tên hiện lên trên phong bì hay trên trang thư điện tử!!
Theo www.phunutoday.vn
7 cách không cần cấm đoán mà vẫn kiểm soát được thói quen xem tivi, điện thoại của con
Làm thế nào để kiểm soát thói quen sử dụng thiết bị điện tử của trẻ với một thời lượng nhất định, hợp lý và đảm bảo thời gian cho những sinh hoạt lành mạnh khác? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích dành cho các bậc phụ huynh.
1. Làm gương cho con
Giới hạn thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, ipad... của bạn khi con có mặt ở đó là điều cần làm. Việc giới hạn này phải bắt nguồn từ hai phía bởi trẻ cũng sẽ thấy phiền toái khi bố mẹ cấm mình sử dụng nhưng lại liên tục kiểm tra điện thoại.
Hãy đặt điện thoại xuống và nhìn vào con mỗi khi bạn nói. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng với bạn, việc trò chuyện và chơi cùng con quan trọng hơn bất kỳ công việc hay thiết bị thông minh nào.
2. Nếu buộc phải làm việc trên máy tính, hãy để con hiểu khi nào bạn sẽ kết thúc
Trẻ sẽ không thể hiểu được bạn đang có một việc rất gấp và buộc phải sử dụng máy tính dù không muốn. Cho nên, cách tốt nhất là trước khi bắt đầu, bạn nên nói với con một cách rõ ràng về lý do và thời điểm bạn sẽ dừng việc này lại.
3. Có giới hạn rõ ràng cho cả gia đình
Hãy đặt ra những quy tắc mà các thành viên trong gia đình, kể cả cha mẹ, đều phải áp dụng như không sử dụng điện thoại khi đang ăn, không trả lời tin nhắn trong bữa tối, không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ...
Việc đặt các quy tắc này với một đứa trẻ 15 tuổi sẽ là điều khá khó khăn nhưng lại có thể áp dụng hiệu quả với trẻ nhỏ và dĩ nhiên, việc kiểm soát giờ giấc xem tivi, điện thoại khi còn nhỏ cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến khi trẻ trưởng thành và cha mẹ không lo trẻ bị nghiện xem các thiết bị điện tử.
4. Áp dụng quy tắc 1 - 1
Cha mẹ hãy tìm ra những hoạt động hay môn thể thao thú vị như khi xem, chơi các thiết bị màn hình giải trí. Theo đó, cha mẹ có thể thiết lập quy tắc kết hợp 1 - 1. Ví dụ như, nếu trẻ em chơi trò chơi điện tử trong một giờ, trẻ cũng chơi ngoài trời trong một giờ.
5. Dành thời gian cho con
Dù có bận rộn cỡ nào thì bạn cũng nên dành ra một buổi cuối tuần và một tối giữa tuần tổ chức trò chơi cho các thành viên trong gia đình. Những trò chơi gia đình sẽ đem lại cho con những trải nghiệm thú vị, giúp con gắn kết gia đình và dần dần quên tivi.
6. Cho con tham gia hoạt động ngoài trời
Chỉ cần 30 phút - 1 tiếng vui chơi, chạy nhảy vào buổi chiều hằng ngày, trẻ không chỉ được nâng cao kỹ năng vận động, tăng cường thể chất mà sau khi vui chơi thỏa thích, mệt mỏi trẻ sẽ không còn nhớ đến tivi hay điện thoại nữa. Sau giờ chơi, trẻ sẽ ăn ngon, ngủ ngon hơn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sau đó.
7. Phân việc cho con
Thay vì để trẻ rảnh rỗi nên sẽ có thời gian mở tivi, bạn hãy phân công việc nhà cho trẻ. Cách này không những hạn chế được thói quen sử dụng các thiết bị điện tử mà còn giúp trẻ biết làm việc nhà và có trách nhiệm đối với phần việc của mình. Tùy theo tuổi của trẻ mà mẹ phân công hợp lý.
Theo Dân Việt
Để não trẻ được kích hoạt tối đa khi đọc sách, đây là những điều bố mẹ nên làm Khi một đứa trẻ được đọc sách cùng bố mẹ, trong não bộ của đứa trẻ đó đang diễn ra những điều hết sức kì diệu, những điều mà nếu chúng được "đọc" cho nghe bằng băng ghi âm hay ipad không thể nào có được. Đó là một số minh chứng khoa học mới được chia sẻ trong một nghiên cứu của...