Những mẫu xe hai bánh ‘vang bóng một thời’
Từ những năm tháng đất nước vẫn còn chìm trong khói lửa chiến tranh, người dân Việt Nam đã biết đến tên tuổi của những dòng xe nổi tiếng thế giới như Mobylette, Vélo Solex hay Lambretta.
Không phải chỉ đến thời bình, mà ngay từ những năm tháng chiến tranh, xe máy đã là một loại phương tiện vận chuyển quen thuộc của người Việt Nam. Khi đó,Mobylette, Sachs, Lambretta… là những cái tên nổi tiếng nhất.
Xe Mobylette từng một thời vang danh tại Việt Nam.
Từ những năm tháng chịu ách thống trị của thực dân Pháp, người Việt Nam đã biết đến và sử dụng dòng xe Mobylette, do hãng Motobécane của Pháp sản xuất. Những chiếc Mobylette ngày đó phổ biến với khối động cơ 49cc, để người sử dụng không cần phải có bằng lái, một cách lách luật mà ngày nay nhiều hãng xe vẫn áp dụng.
Cách vận hành của những chiếc Mobylette cũng khá giống với những chiếc xe tay ga ngày nay: quá trình tăng giảm tốc độ phụ thuộc vào việc vặn tay ga của người lái. Để khởi động xe, người dùng đạp xe không tải như đi xe đạp. Trong trường hợp máy móc gặp vấn đề hoặc xe hết nhiên liệu, có thể sử dụng xe như một chiếc xe đạp bình thường.
Veló Solex cũng có những năm tháng dài gắn bó với người Việt.
Trong khi đó, Veló Solex lại có vẻ “thanh cảnh” hơn so với Mobylette, bởi xe nhìn thuần chất như một chiếc xe đạp. Tuy nhiên, phía đầu xe cũng được gắn một động cơ nhỏ, dẫn động đến bánh trước của xe. Người lái đạp xe đến một vận tốc nhất định, động cơ này sẽ khởi động và giúp chiếc xe chuyển động dễ dàng.
Xe Vespa thường dành cho những người có điều kiện tài chính.
Những người ở tầng lớp cao hơn, có tiền bạc dư giả và trên 18 tuổi, thường sẽ lựa chọn một chiếc scooter của các hãng xe như Lambretta hay Piaggio Vespa, bởi loại xe tay ga này có phân khối trên 50cc, nên cần bằng lái và giá thành cũng cao hơn so với những chiếc Mobylette và Veló Solex.
Lambretta cũng từng có thời gian dài được tin dùng tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Long.
Trong khi Vespa vẫn rất thân thuộc và khá phổ biến với người Việt Nam cho đến nay, thì Lambretta cũng đang dần gây dựng lại hình ảnh trong mắt người tiêu dùng trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Bên cạnh những mẫu xe đến từ châu Âu, người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh cũng đã bắt đầu làm quen với nhiều “ông lớn” đến từ Nhật Bản, nhưHonda, Yamaha, Suzuki và Kawasaki. Khi đó, Honda nổi tiếng với những mẫu xe như Dame C50, SS50 (Honda 67)… Suzuki thì “lấy lòng” khách hàng Việt với mẫu xe M12, M15…, trong khi Yamaha có mẫu xe như YF5 hay Kawasaki với mẫu xeKawasaki 1965.
Cùng với những chiếc xe từ Nhật, đại diện của châu Âu còn có thêm những mẫu xe đến từ Đức, bao gồm Sachs, Puch… được trang bị động cơ dưới 50cc và sang số bằng tay. Những chiếc xe của Đức mạnh mẽ hơn so với xe của Pháp nên thường được sử dụng để làm xe kéo.
Xe Sachs đến từ Đức có động cơ mạnh mẽ hơn so với dòng xe Mobylette.
PHẠM ANH
Nguồn ảnh: Sưu tầm từ Internet
Theo Infonet
NSƯT Hồng Kỳ và chiếc Vespa độc nhất vô nhị
Người nghệ sỹ của thiếu nhi đã ngoại ngũ tuần, nhưng niềm đam mê cho nghiệp, cho những chiếc xe thì không có tuổi.
Có thể nói, với thế hệ 7x, 8x, nhiều người chưa thể quên những giai điệu rộn ràng của Alibaba và 40 tên cướp, Tây Du Ký, Tý sún... của nghệ sĩ ưu tú (NSƯT)Hồng Kỳ. Đến bây giờ, dù đã qua 58 mùa xuân, anh vẫn được các em nhỏ gọi danh xưng như gắn liền với tên: "Anh Hồng Kỳ".
Còn nhớ lần đầu gặp nghệ sỹ Hồng Kỳ ngoài đời tại một buổi offline của nhóm Moped Hà Nội, nếu nhìn từ xa, khó ai đoán được độ tuổi của người nghệ sỹ này. Giọng nói trầm bổng, gương mặt trẻ cùng đôi mắt ánh lên sự nhanh nhạy, anh say mê trao đổi kinh nghiệm chơi xe với các bạn trẻ cùng sở thích.
Nghệ sỹ Hồng Kỳ bên chiếc Vespa cổ.
Hỏi ra mới biết, Hồng Kỳ chơi xe cũng lâu lắm rồi, nhưng nay mới gọi là "mọi bề trọn vẹn" để tập trung vào thú chơi dường như độc tôn của phái mạnh này.
Thời gian này, NSƯT Hồng Kỳ vừa bận rộn cho những công việc ở Nhà hát Tuổi Trẻ, vừa tất bật lo chuẩn bị đám cưới cho cô con gái thứ 2. Bận rộn là vậy, nhưng nói đến xe, anh vẫn sẵn sàng dành thời gian để chia sẻ.
Biết đến những Vespa, Lambretta từ khi đặt chân vào Sài Gòn sau ngày giải phóng, người nghệ sĩ hồi tưởng lại: "Những người con trai mặc áo sơ mi trắng sơ vin, quần ống leo vẩy. Đằng sau là những cô gái tóc dài tung bay trong gió, mặc váy nghiêng một bên, ôi chao!" Câu cảm thán dứt, anh lại thả hồn theo ký ức của một thời trai trẻ.
Đam mê Vespa từ những năm đôi mươi, nhưng giờ nghệ sỹ Hồng Kỳ mới được thả hồn vào "giấc mơ xưa".
Không chỉ có anh, người bạn, người đồng nghiệp - ca sĩ Ngọc Tân - cũng không tránh khỏi bị hút hồn vào chiếc Vespa. Vậy là hai người, mỗi người một chiếc. Hồi đó, Vespa thời thượng lắm, đắt đỏ lắm. "Anh Ngọc Tân mua được một chiếc Vespa Sprint với giá 2.500 đồng, còn mình bán hết đồ đạc đi cũng mới mua được một chiếc Vespa Mini 50cc thôi".
Đến năm 1979, anh đành "ly dị" chiếc Vespa để có tiền cưới vợ. Mối lương duyên dang dở khiến nghệ sĩ Hồng Kỳ luôn đau đáu ôm ấp về một ngày trở lại với "người xưa".
Và rồi, đến khi con đường sự nghiệp và gia đình đã ổn định, NSƯT Hồng Kỳ tìm về với niềm đam mê cùng những chiếc xe "pành pạch". Đầu tiên là Moped với 3 chiếc đến từ nước Pháp, bao gồm Mobylette, Peugeot 103 và Motobecane. Và tiếp theo là Vespa với bộ sưu tập mang tính "hệ thống" hơn với 4 chiếc: Vespa Mini 100, Vespa PK 80 S, Vespa Sprint và một chiếc Vespa LX.
Chân dung Vespa PK 80 S "kịch độc" của NSƯT Hồng Kỳ.
Ngạc nhiên với cái tên Vespa PK 80 S, tôi có hỏi kỹ về chiếc xe mới lần đầu nghe tên. Như bắt đúng "chỗ ngứa", NSƯT Hồng Kỳ vỗ vai tôi cười ha hả đắc ý: "Hàng độc, hàng độc đấy nhé".
Vespa PK 80 S, sản xuất từ năm 1984 - 1986, là dòng xe "chập chững" của Piaggio khi chuyển mình từ xe côn tay sang xe tay ga. Vespa PK 80 S Automatica được sản xuất tại Ý và xuất sang thị trường Đức.
Chiếc xe được xuất sang thị trường Đức vẫn còn nguyên tem sàn với chữ tiếng Đức.
Sàn xe đã không còn phanh chân như những chiếc Vespa đời trước.
Điều khiến chiếc xe Vespa 80cc này trở nên đặc biệt là nó vẫn sở hữu cần số lên xuống bằng tay như những chiếc Vespa cổ, nhưng lại không cần bóp côn. Vì thế, đi Vespa PK 80 S rất nhàn, chỉ việc ga, vào số và đi như những chiếc xe số bình thường.
Chiếc xe vẫn mang những âm điệu rộn ràng quen thuộc của dòng xe cổ trước đó của hãng xe Ý.
Đồng hồ công tơ mét chưa chỉ đến con số 6.000 km.
Đã trao duyên cho rất nhiều chiếc Vespa, nhưng nghệ sĩ Hồng Kỳ đến với PK 80 S lại là một "cơ duyên". Bởi ngay cả người bán cũng không biết mức độ "độc" của chiếc xe như thế nào. "Một giờ sáng, người đăng tin rao bán xe. Bốn giờ sáng, tôi vẫn thao thức nên vào mạng xem, thấy thích nên quyết định mua luôn. Gọi gần 100 cuộc điện thoại gọi chủ xe dậy để mua xe", anh Hồng Kỳ chia sẻ.
Mỗi chiếc xe đều được NSƯT Hồng Kỳ chăm sóc kỹ càng.
Chăm chút xe như "người tình". Anh chỉ lôi xe ra đi một ngày một tuần, ngồi nghe tiếng máy nổ, ngắm xe, lau xe có khi cả giờ đồng hồ không chán.
Lúc tôi rời quán café, anh vẫn cố nán lại một chút. Một điếu thuốc, ly café nhấm nháp và một ánh mắt mộ điệu, anh ngắm xe như một kỳ quan của riêng mình.
Theo TTVN/Autopro
Hàng trăm xe cổ hội tụ tại Nam Định Đêm 30/6 và sáng 1/7, thành phố Nam Định sôi động lạ thường khi chứng kiến sự góp mặt của hàng trăm xe máy, ôtô cổ đến từ nhiều hội chơi xe của một số tỉnh phía Bắc. ảnh minh họa Đây là sự kiện giao lưu văn nghệ và đấu giá, diễu hành xe cổ làm từ thiện do Hội xe cổ...