Những mẫu iPod 20 năm tuổi được hồi sinh
Dù bị ngừng sản xuất cách đây 8 năm, iPod classic vẫn được nhiều người thích nghe nhạc tìm mua để thay ổ cứng, bổ sung Bluetooth hoặc cổng USB-C.
Apple “khai tử” iPod classic vào ngày 9/9/2014. Sau hơn 13 năm tồn tại, dòng máy nghe nhạc biểu tượng của Táo khuyết biến mất khỏi cửa hàng online trước ngày ra mắt iPhone 6 và Apple Watch thế hệ đầu tiên.
Tuy không còn sản xuất, iPod classic có thể tìm mua dễ dàng trên Internet. Một số người có lẽ chưa chấp nhận từ bỏ kho nhạc MP3 để chuyển sang các dịch vụ trả phí hàng tháng.
Năm 2021, iPod classic đón sinh nhật 20 tuổi trong âm thầm. Khi Apple muốn đưa thiết bị vào quên lãng, các fan đã mang đến sức sống mới cho iPod classic bằng cách “độ” Bluetooth, ổ cứng dung lượng cao, vỏ nhiều màu và phản hồi xúc giác (Taptic Engine). Theo Wired, iPod classic đã “ hồi sinh” trong thập niên 2020 mà không cần Apple.
Sự trỗi dậy của iPod
Những chiếc iPod đời đầu có thiết kế module, các thành phần như màn hình, bo mạch, cổng tai nghe, pin và ổ cứng được kết nối bằng dây cáp. Với một chút hiểu biết, người dùng có thể thay ổ cứng hoặc thẻ nhớ để nâng dung lượng cho iPod. So với HDD, ổ SSD nhỏ gọn, bền và tiêu thụ ít năng lượng, loại bỏ các thành phần cơ học nên không tạo ra tiếng kêu khi sử dụng.
Với kích thước nhỏ, không gian trong iPod vốn trước đó dành cho ổ HDD có thể dùng để gắn những thành phần khác. Cara Esten, cô gái thích điện tử và âm nhạc đã “độ” lại iPod classic thế hệ 5 với bộ nhớ flash, thay pin và mặt kính xanh dương.
Những chiếc iPod được “độ” tại cửa hàng của Austin Lucas.
Esten cho biết iPod giúp cô nghe nhạc trong lúc di chuyển bằng tàu điện ngầm, khi kết nối Internet bị mất. “Rất nhiều lần tôi nghe nhạc, bước xuống nhà ga tại Transbay và hoàn toàn mất kết nối. Tôi nghĩ sử dụng iPod khá thú vị. Dù chuyện gì xảy ra, nhạc của tôi vẫn ở đó. Tôi không phải lo về việc chọn nhạc nào để nghe. Điện thoại có thể hết pin, Spotify có thể sập, nhưng tôi vẫn đeo tai nghe và thưởng thức nhạc”, Esten chia sẻ.
Austin Lucas, kỹ thuật viên một tiệm sửa điện thoại cho biết nhiều khách hàng đến để sửa iPod nhưng cửa hàng không có sẵn linh kiện. Mỗi ngày, có hàng trăm đến hàng nghìn người đến sửa iPod, hầu hết được tư vấn nên mua iPod khác thay vì đi sửa.
Nhận thấy cơ hội kinh doanh, Lucas từ bỏ công việc tại tiệm sửa điện thoại. Sau đó, anh mở cửa hàng tập trung vào iPod có tên Elite Obsolete Electronics tại bang Kansas (Mỹ), mở đầu trào lưu “hồi sinh” iPod. Tại cửa hàng, Lucas phân loại những chiếc iPod nhập từ các công ty tái chế đồ điện tử, kiểm tra tình trạng rồi sửa chữa, thay thế bằng các linh kiện mới hoặc qua sử dụng. Từ đó, các linh kiện tùy chỉnh cho iPod xuất hiện ngày càng nhiều.
“Khi iPod classic bị ngừng sản xuất, các linh kiện tùy chỉnh rất ít, bạn chỉ có thể mua pin hoặc thành phần của Apple. Năm 2020, xuất hiện các bộ vỏ mặt trước màu tím, xanh lá hoặc xanh dương cho iPod classic thế hệ 6 và 7, tiếp đến là mặt lưng màu xanh dương, tím hoặc 7 sắc cầu vồng”, Lucas chia sẻ.
Thay ổ cứng, thêm Bluetooth cho iPod
Trên cộng đồng yêu thích iPod trên Reddit và Discord, Lucas là cái tên quen thuộc trong giới “độ” máy nghe nhạc Apple. Năm 2020, Lucas làm quen với Wade Nixon, tay trống chuyên nghiệp mới lập kênh YouTube DankPods chuyên chia sẻ về iPod và những thiết bị công nghệ cùng thời.
Video đang HOT
Không chỉ lập kênh YouTube, Nixon còn bán và sửa iPod, công việc giúp anh có thêm thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Những video trên kênh chủ yếu ghi lại quá trình sửa chữa, trải nghiệm hoặc “chế” iPod với màu sắc, linh kiện mới.
Adapter để gắn ổ cứng SSD vào iPod classic.
Khi Lucas gặp Nixon lần đầu vào năm 2020, kênh DankPods có khoảng 1.000-2.000 người đăng ký. Hiện tại, con số trên là hơn 1,17 triệu. Trên kênh, video ghi lại quá trình thay vỏ, ổ cứng iPod classic thu hút 790.000 lượt xem. Nhiều video khác có lượt xem trên 1 triệu.
“Tôi cảm nhận iPod đang trở lại bởi chúng vẫn hoạt động tốt. Kết hợp điều đó với sự hoài cổ và phiền toái khi mọi thứ trở thành dịch vụ thuê bao, thật tuyệt khi sở hữu món đồ không kết nối Internet nhưng vẫn chứa mọi thứ mà bạn có”, Nixon chia sẻ.
Theo Nixon, một trong những linh kiện thú vị là bảng mạch giúp gắn ổ cứng SSD cho iPod. Anh cũng ưa thích adapter để gắn thẻ nhớ SD, giúp iPod lưu nhiều nhạc và tiêu thụ ít pin hơn. “Đó là cách thú vị để mang hơn 1.000 GB dung lượng lưu trữ lên một thiết bị cũ kỹ, khi bộ nhớ flash hiện tại quá rẻ”, Nixon cho biết.
Một trong những phiên bản “độ” iPod phức tạp nhưng ai cũng thích là kết nối Bluetooth. Tuy có thể cắm adapter Bluetooth vào cổng 30 chân, nhiều người muốn đảm bảo tính thẩm mỹ bằng cách gắn chip Bluetooth vào máy mà không cần hàn dây. Tuy vậy, cường độ tín hiệu Bluetooth sẽ bị ảnh hưởng khi truyền qua vỏ kim loại của iPod.
Trên cộng đồng đam mê iPod của Reddit, người dùng Amir Rees đã chia sẻ giải pháp bổ sung Bluetooth cho iPod khá hiệu quả, gồm mặt lưng tùy chỉnh với ăng-ten Bluetooth gắn trên góc, chỉ cần cắm dây cáp vào bo mạch trên iPod để sử dụng. “Bản mod của tôi chỉ tinh chỉnh những thứ người khác đã làm, đó là kit Bluetooth cho iPod với độ chuyên nghiệp, hoạt động tốt và không cần mối hàn”, Rees chia sẻ.
Vỏ của iPod classic được làm lại với ăng-ten Bluetooth.
Cộng đồng iPod còn thích “độ” những tính năng có vẻ không cần thiết như bộ rung xúc giác (Taptic Engine). Một số kỹ sư đã tìm thấy cổng kết nối ẩn bên dưới Taptic Engine của iPhone để gắn vào iPod. Trên iPhone, người dùng có thể cảm nhận phản hồi từ Taptic Engine khi điện thoại đổ chuông hoặc nhấn giữ các biểu tượng.
Mỗi lần xoay bánh xe click wheel trên iPod, Taptic Engine sẽ hoạt động để tạo cảm giác. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng bộ rung để mô phỏng ổ cứng HDD quay khi iPod đọc dữ liệu, dù bản thân thiết bị đã được “độ” sang ổ SSD.
Một số người còn bán bộ chuyển đổi cổng 30 chân sang USB-C, phổ biến hơn là hệ điều hành tùy chỉnh như Rockbox. Mặt khác, nhiều người chỉ đơn giản thay ổ cứng hoặc pin, gắn vỏ khác để tạo nét mới mẻ cho những chiếc máy nghe nhạc cũ.
iPod chưa bao giờ biến mất
Sản phẩm biểu tượng trong một số ngành công nghiệp thường được sản xuất liên tục trong hàng chục năm mà không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, iPod classic bị “khai tử” ngay khi sản phẩm mới mẻ, tiện lợi hơn xuất hiện là Apple Watch, có thể đồng bộ dữ liệu với iPhone để gọi điện, nhận thông báo và phát nhạc.
Dù iPod classic không còn sản xuất, tên gọi iPod vẫn chưa bao giờ biến mất. Trừ việc nghe trên các dịch vụ Internet, thói quen nghe nhạc của người dùng không thay đổi nhiều so với 20 năm trước. Tai nghe có dây vẫn được bán rộng rãi, thậm chí trở thành xu hướng của giới trẻ. Nhạc chất lượng cao được nhiều trang web cung cấp để tải xuống.
Những chiếc iPod classic được “độ” Taptic Engine, cổng USB-C hoặc phần mềm tùy chỉnh.
Cáp sạc 30 chân, iPod cũ được bán phổ biến, kể cả phần mềm đồng bộ nhạc của Apple vẫn hỗ trợ kết nối iPod. Với một số công cụ, người dùng có thể chép nhạc vào iPod bất kể chúng là file AAC mua từ iTunes Store hay chép từ đĩa CD. Theo Esten, các lựa chọn trên đều vượt trội so với nghe nhạc trực tuyến.
“Bạn nghe một bài hát trên YouTube kèm theo quảng cáo 15 giây, trả tiền hàng tháng để dùng các dịch vụ như Spotify, kho nhạc có thể biến mất nếu các nền tảng mâu thuẫn với nghệ sĩ. Mọi người nhìn vào cách nghe nhạc bây giờ và thốt lên rằng nó khác trước đây, nhưng thói quen cũ lại có nhiều thứ hay ho hơn”, Esten chia sẻ.
Những thương hiệu smartphone trầy trật đợi hồi sinh
Các thương hiệu smartphone đình đám một thời của Nokia, BlackBerry hay Palm trải qua nhiều cuộc chuyển giao nhưng vẫn chưa tìm lại được vinh quang trong quá khứ.
Từng tiên phong trên thị trường và sắm vai các "ông lớn", thậm chí được vinh danh như vị vua của thị trường điện thoại, nay Nokia, BlackBerry và Palm đều lần lượt "ngã ngựa" trên đường đua của những thương hiệu smartphone toàn cầu.
BlackBerry
BlackBerry là thương hiệu smartphone nổi bật với khả năng bảo mật, dịch vụ email và BBM
Research in Motion (RIM) từng khuynh đảo thị trường smartphone với tập khách hàng là các doanh nhân với dòng điện thoại BlackBerry mang biểu tượng chùm dâu. Nổi tiếng về khả năng bảo mật và một nền tảng tối giản nhưng thông minh, tối ưu cho công việc, thiết kế bàn phím cứng không đụng hàng, thương hiệu smartphone đến từ Canada còn có "hàng độc" là ứng dụng BlackBerry Messenger (BBM) cho phép người dùng BlackBerry nhắn tin, chia sẻ hình ảnh, video... miễn phí qua internet (chỉ phải thanh toán cước mua gói dịch vụ thay vì trả tiền cho từng tin nhắn).
Phần mềm này có cách hoạt động tương tự như iMessage trên iPhone hiện nay. Từ khi ra mắt năm 2005, BBM chỉ phục vụ cho người dùng BlackBerry và mãi tới năm 2013 mới bắt đầu mở rộng sang iOS và Android.
Sở hữu nhiều lợi thế, BlackBerry và BBM đã mang về cho RIM hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, nhưng công ty lại nhanh chóng đánh mất sức cạnh tranh trên trường quốc tế, tụt hậu so với sự phát triển của iOS và Android. Hãng loay hoay với những phiên bản hệ điều hành do chính mình phát triển để tối ưu trải nghiệm, nhưng việc này tiêu tốn quá nhiều thời gian mà hiệu quả không là bao.
Sau khi RIM tuyên bố dừng sản xuất điện thoại, thương hiệu smartphone BlackBerry được bán cho TCL. Hãng điện tử Trung Quốc từ bỏ nền tảng BBOS và đưa Android vào máy, giữ nguyên bàn phím cứng truyền thống nhưng cấu hình tầm trung và giá bán quá cao khiến sản phẩm mất tính cạnh tranh, chỉ còn hấp dẫn được những ai vẫn nuối tiếc thương hiệu này.
Thất bại của TCL đẩy BlackBerry một lần nữa qua tay nhà sản xuất khác. Lần này là Optiemus Infracom nhưng tiếp tục bất thành trong nhiệm vụ hồi sinh thương hiệu. Đến nay, BlackBerry chỉ còn là cái bóng bị đẩy qua đẩy lại với tương lai bất định và chưa biết liệu có thể trở lại thị trường.
Palm
Palm từng đi trước thời đại nhưng đã không thể sống sót tới ngày nay
Palm nổi lên với loạt sản phẩm thuộc dòng PDA (thiết bị trợ lý số cá nhân) từ khoảng năm 1996 và tới đầu những năm 2000, hãng bước chân vào thị trường smartphone với hệ điều hành WebOS. Ngay sau khi ra đời, WebOS được đánh giá rất cao (cho tới tận ngày nay) và Palm cũng được xem như hãng đầu tiên làm ra smartphone đa nhiệm với chiếc Palm Pre đình đám.
Sẽ không ngoa khi nói iOS và Android trong suốt hành trình từ khi ra đời tới nay đã học hỏi rất nhiều từ WebOS như giao diện thẻ, cử chỉ điều khiển vuốt... Nhưng số phận của Palm cũng không vì thế mà tốt hơn. Thất bại trên thị trường, không thể cạnh tranh với các thương hiệu smartphone khác, Palm đã qua tay nhiều công ty lớn nhỏ, từ HP, TCL... tới dạng thiết bị gọi vốn cộng đồng.
Lần gần nhất người ta còn nghe tới tên Palm là năm 2018 với dự án hồi sinh dưới dạng smartphone siêu nhỏ được huy động vốn để sản xuất. Nhưng đây có thể xem là thất bại cuối cùng đánh gục hy vọng đưa hãng trở lại thị trường khi thị trường nhắm tới quá nhỏ bé, thiếu vắng những đặc trưng đã làm nên tên tuổi.
Nokia
Nokia đang sống sót, nhưng cũng ở mức cầm cự qua ngày
Nokia có phần đỡ bi thảm hơn hai đối thủ một thời của mình khi tới nay smartphone mang thương hiệu này vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu. Nhưng đó là tất cả những gì người ta còn thấy ở "cựu vương ngành di động" thế giới.
Hãng cũng từng thất bại, phải bán mình cho Microsoft rồi lại sang tay HMD Global, nhiều lần thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường cũng với một hy vọng hồi sinh hãng điện thoại từng được cả tỉ người tin dùng. HMD Global tới giờ vẫn có thể xem là đang làm ổn với phân khúc máy giá rẻ, tầm trung nhưng gián tiếp công nhận thất bại ở phân khúc máy cao cấp khi tuyên bố từ bỏ thị trường này.
Thương hiệu smartphone của Phần Lan vẫn chưa thể nhìn thấy ngày trở lại thời huy hoàng đã qua. Tới nay công ty sở hữu thương hiệu Nokia chỉ giậm chân ở chiến lược tái sản xuất những thế hệ điện thoại đình đám một thời trong một thiết kế mới và loạt smartphone Android giá rẻ nhắm tới nhóm khách hàng lần đầu sử dụng điện thoại thông minh, những người lớn tuổi vẫn còn rất tin dùng Nokia vì tâm lý bền, chất lượng.
Kỳ vọng iPhone 14 sẽ trang bị cổng USB-C Trong khi Apple tiếp tục gắn bó kết nối Lightning với dòng iPhone 13, công ty đã sử dụng USB-C trên hầu hết các sản phẩm khác. Điều này khiến người dùng đặt nhiều kỳ vọng với việc USB-C sẽ đến với dòng iPhone 14 trong năm nay. Theo Tom's Guide, kết nối USB-C cho iPhone đã được đồn đại trong một thời...