Những mẫu điện thoại có giá bán đắt nhất mọi thời đại
Điện thoại ngày nay có nhiều mức giá khác nhau, với những sản phẩm có giá gần 2.000 USD. Tuy nhiên vẫn có những thiết bị khác có giá đắt hơn nhiều.
Bắt đầu với Galaxy Fold – chiếc smartphone được phát hành lần đầu vào năm 2019 với giá khởi điểm 1.980 USD. Đây là thiết bị đầu tiên có màn hình có thể gập lại được tung ra thị trường tiêu dùng.
Galaxy Fold có giá bán 1.980 USD khi ra mắt
SAMSUNG
Công nghệ gập lại thường đi kèm với một mức giá quá đắt, và Galaxy Fold cũng không phải là ngoại lệ. Bất chấp các vấn đề về ra mắt, đó là một thiết bị rất thú vị và giá bán hợp lý. Người dùng đang nhận được một thiết bị có thể hoạt động như một máy tính bảng hoặc điện thoại mà vẫn vừa với túi của mình.
Dòng Fold đã tiếp tục được cải thiện kể từ đó, và Samsung hiện có nhiều tùy chọn smartphone gập lại với giá bán tốt hơn.
Sony đã tung ra chiếc điện thoại này vào đầu năm 2021 với mức giá 2.500 USD. Điều gì khiến điện thoại này đắt như vậy? Nhìn bề ngoài máy trông giống như một chiếc smartphone khá tiêu chuẩn, tuy nhiên sản phẩm lại đi kèm với rất nhiều phần cứng hàng đầu.
Video đang HOT
Xperia Pro 5G không phải là sản phẩm được thiết kế cho mọi người
SONY
Xperia Pro 5G có thể hoạt động như một camera 4K, thiết bị truyền tập tin và modem 5G. Đây là chiếc điện thoại nhắm đến những người làm nhiều công việc quay phim và chụp ảnh cao cấp. Nó không dành cho tất cả mọi người nhưng rất đáng giá cho những ai thấy phù hợp.
Sẽ là bất ngờ nếu thiếu đi chiếc điện thoại đắt tiền nhất đến từ Vertu. Thương hiệu xa xỉ này đã tung ra những thiết bị đắt tiền trong một thời gian dài, và Signature Cobra là một trong những chiếc điện thoại có giá khủng nhất, ở mức 360.000 USD vào năm 2017.
Signature Cobra được đánh giá là khó sử dụng
VERTU
Trong thực tế, Signature Cobra không phải là một chiếc smartphone khi đó chỉ là một chiếc điện thoại rất cơ bản được trang trí bằng lớp mạ vàng và “một con rắn hổ mang” nạm đá quý bao quanh điện thoại.
Goldvish Le Million là một trong những chiếc điện thoại xấu xí nhất trong danh sách các điện thoại đắt nhất mọi thời đại. Sản phẩm này được ra mắt vào năm 2006 với mức giá 1,3 triệu USD. Thời điểm ra mắt trước khi iPhone được công bố, vì vậy không bất ngờ khi Goldvish Le Million chỉ là một điện thoại cơ bản mà không phải là smartphone.
Goldvish Le Million được đính kèm kim cương 120 carat
GOLDVISH
Mức giá đó đến từ phần thân bằng vàng trắng 18 carat với hình dạng của một chiếc boomerang kỳ lạ. Sản phẩm cũng được đính kim cương 120 carat. Quan trọng hơn, chỉ có ba chiếc Goldvish Le Million được tạo ra.
Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond
Trong suốt nhiều năm, nhiều nhà thiết kế đã cho ra mắt những chiếc iPhone có thiết kế lộng lẫy, tuy nhiên chưa có sản phẩm nào được bán ở mức giá cao hơn so với Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond, vốn có giá 48,5 triệu USD.
Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond là điện thoại có giá cao nhất từ trước đến nay
FALCON
So với các iPhone tùy chỉnh khác, thiết bị này khá đơn giản khi đó là một chiếc iPhone 6 với vỏ ngoài bằng vàng 24 carat. Ngoài ra còn có các phiên bản Vàng hồng và Bạch kim nhưng với giá bán thấp hơn.
Phiên bản Falcon Supernova iPhone 6 Pink Diamond đi kèm một viên kim cương lớn được gắn ở mặt sau, và đó là một viên kim cương hồng lớn. Chiếc điện thoại này được ra mắt từ năm 2004, giá bán 48,5 triệu USD thực sự là rất cao ở thời điểm đó.https://thanhnien.vn/nhung-mau-dien-thoai-co-gia-ban-dat-nhat-moi-thoi-dai-post1452332.html
Mã độc giả dạng ví điện tử để trộm tiền trên điện thoại
Sự bùng nổ của tiền mã hóa kéo theo nhiều loại mã độc được sinh ra nhằm đánh cắp thông tin từ ví điện tử của nạn nhân.
Tiền mã hóa bùng nổ vài năm gần đây không chỉ hình thành một nhóm nhà đầu tư không chuyên muốn "lướt sóng", mà còn kéo theo nhiều ánh mắt thèm muốn của kẻ gian nhắm tới ví điện tử - nơi chứa các loại tiền ảo.
Ví điện tử chứa tiền ảo đang là mục tiêu của giới tin tặc
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Eset đã phát hiện ra kế hoạch phức tạp được triển khai trên nền tảng Android và iOS, gồm các ứng dụng được thiết kế trông giống hệt những ví tiền ảo nổi tiếng. Nhưng thực chất, đây là sản phẩm giả danh chứa các trojan khả nghi được tạo ra để ăn cắp tiền khi nạn nhân nhập thông tin vào ví.
Phát hiện trên được Eset công bố trong một bài đăng trên blog We Live Security của hãng. Những gì các nhà nghiên cứu tìm ra cũng cho thấy giới tội phạm mạng có thể dụ dỗ con mồi vào bẫy của mình dễ dàng ra sao. Từ đầu năm 2021, Eset cho biết đã phát hiện ra hàng tá ứng dụng Android lẫn iOS trông giống như ví tiền ảo uy tín nhưng thực chất lại chứa phần mềm khả nghi. Các chương trình được phát tán qua nhiều website trông rất đáng tin.
"Phải nói rằng đây là hình thức tấn công được lên kế hoạch rất thông minh. Kẻ gian đã quan sát, học hỏi từ những sản phẩm hợp pháp rồi sao chép các đoạn mã để dùng cho mục đích riêng", Eset đánh giá. Các dòng mã tấn công được giấu vô cùng kỹ, và ứng dụng giả mạo thì "hoạt động" y như thật. Cá nhân hay tổ chức hacker nào đứng sau chiêu trò lừa đảo này còn tính toán kỹ tới mức cho chạy quảng cáo về sản phẩm trên những website uy tín để thu hút nạn nhân.
Chưa dừng ở đó, chúng còn sử dụng những nhân vật trung gian thông qua Telegram, Facebook để tìm kiếm thêm "con mồi". Eset còn phát hiện ra các máy chủ của đám tội phạm mạng này tiềm ẩn nhiều mối nguy hơn hình dung ban đầu. Cụ thể, phần mềm độc hại sẽ gửi thông tin ví điện tử chứa tiền ảo của nạn nhân tới máy chủ thông qua kết nối không hề được bảo mật. Điều này không chỉ giúp tin tặc đứng sau cuộc tấn công lấy trộm được thông tin chúng muốn, mà còn cho phép bất kể ai can thiệp vào quy trình này.
Theo Eset, dường như những ứng dụng nói trên chủ yếu nhắm tới người dùng Trung Quốc, nhưng thực tế đã có hơn chục phiên bản tương tự được tìm thấy trên Play Store (của Google). Thậm chí, mã lập trình của các ví điện tử giả mạo này đã bị rò rỉ và chia sẻ trên mạng nên mối nguy vẫn còn tiếp diễn.
Nếu người dùng vẫn đang tìm kiếm ví điện tử an toàn, hãy chắc chắn chỉ tải ứng dụng về máy từ kho App Store (iOS), hoặc máy Android có được bật tính năng Google Play Protect khi dùng Play Store.
Người dùng vẫn chuộng điện thoại 'hoài cổ' Thay vì sử dụng smartphone, một số người dùng chọn các mẫu điện thoại cơ bản (dumbphone) để tự cân bằng cuộc sống và tránh phụ thuộc vào thiết bị di động. Robin West là một thiếu nữ 17 tuổi bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa, trừ điểm khác biệt lớn nhất: cô không có smartphone. Thay vì lướt ngón...