Những mật khẩu dễ bị hack nhất năm 2020:”anhyeuem” lần đầu xuất hiện
Danh sách 200 mật khẩu dễ bị hack nhất đã được tiết lộ, trong đó có sự xuất hiện của cụm từ “ anhyeuem” khiến dân mạng bất ngờ.
Mới đây, Nordpass đã công bố danh sách 200 mật khẩu dễ bị hack nhất năm 2020.
Danh sách này nêu chi tiết số lần một mật khẩu đã bị lộ, số lần chúng được sử dụng và mất bao nhiêu thời gian để có thể bẻ khóa mật khẩu đó.
Hiện vẫn còn rất nhiều người vẫn hay sử dụng mật khẩu quá dễ đoán, chẳng hạn như “ 123456″ hay “ password”.
Theo danh sách mật khẩu dễ đoán nhất năm 2020 của NordPass, rất nhiều người vẫn hay sử dụng mật khẩu quá dễ đoán, chẳng hạn như “123456″ hay “password”.
Điều đáng nói, những mật khẩu này thường xuyên xuất hiện trong danh sách những mật khẩu dễ đoán nhất trong nhiều năm qua của Nordpass.
Theo Nordpass, sẽ chỉ mất chưa đầy 1 phút để hacker có thể giải mã được mật khẩu như “qwertyuiop” hoặc “asdfghjkl”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có không ít người chọn sử dụng các phím liền kề trên bàn phím để tạo mật khẩu, ví dụ như “qwertyuiop” hoặc “asdfghjkl”. Tuy nhiên, theo Nordpass, sẽ chỉ mất chưa đầy 1 phút để hacker có thể giải mã chúng.
NordPass đã hợp tác cùng một đơn vị cung cấp dữ liệu bên thứ ba để đánh giá hơn 275 triệu mật khẩu.
Trong danh sách 200 mật khẩu dễ đoán nhất năm nay có sự góp mặt của 78 mật khẩu mới, trong đó có “anhyeuem”.
Trong số đó, chỉ có 44% là những mật khẩu độc đáo, không trùng lặp. Phần còn lại là những mật khẩu vô cùng dễ đoán. Trong danh sách 200 mật khẩu dễ đoán nhất năm nay có sự góp mặt của 78 mật khẩu mới.
Dưới đây là danh sách 10 mật khẩu dễ đoán nhất 2020 mà NordPass công bố:
Top 10 mật khẩu dễ đoán nhất 2020, theo thống kê của Nordpass. (Ảnh chụp màn hình)
Ở vị trí thứ 102 trong danh sách là mật khẩu “anhyeuem” được 22.265 người sử dụng. Mật khẩu này đã bị lộ 47.486 lần và cũng chỉ mất vài giây để bẻ khóa
Năm ngoái, mật khẩu “onedirection” (tên nhóm nhạc nổi tiếng 1 thời) đứng thứ 184 trong danh sách nhưng năm nay đã không còn xuất hiện trong danh sách
Chuyên gia an ninh mạng Chad Hammond của NordPass cho biết, nếu mật khẩu mà bạn đang dùng nằm trong Top 200 mật khẩu dễ đoán nhất, bạn cần phải đổi ngay lập tức.
Theo Nordpass, bạn nên chọn mật khẩu dựa trên các chi tiết cá nhân, chẳng hạn như một phần của số điện thoại, ngày sinh hoặc tên của bạn.
Hãy tạo mật khẩu đủ dài (tốt nhất là không ngắn hơn 12 ký tự), kết hợp giữa chữ viết hoa và viết thường, số và ký tự đặc biệt.
Hãy tạo mật khẩu đủ dài (tốt nhất là không ngắn hơn 12 ký tự) nhưng cũng không nên quá khó, có thể kết hợp giữa chữ viết hoa và viết thường, số và ký tự đặc biệt để giảm đáng kể nguy cơ bị bẻ khóa mật khẩu.
Một điều quan trọng khác là hãy đổi mật khẩu khoảng 3 tháng một lần.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng trình quản lý mật khẩu miễn phí để tạo mật khẩu mạnh và lưu trữ chúng trong một “mật thất” an toàn được mã hóa.
Tại sao tài khoản Twitter của Trump không bị hack
Tài khoản Twitter của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thêm lớp bảo vệ "đặc biệt" nên không bị tấn công trong sự cố hôm 15/7.
Theo hai nguồn tin giấu tên, gồm một quan chức cấp cao của Nhà Trắng và một nhân viên Twitter, của New York Times, tài khoản Twitter của Trump có thêm một lớp bảo vệ khác ngoài bảo mật bằng password thông thường, sau một sự cố trong quá khứ.
Tài khoản của Trump không bị hacker tấn công. Ảnh: Reuters.
"Sự cố trong quá khứ" của Trump không được đề cập chi tiết, nhưng có thể là sự kiện ngày 2/11/2017, khi một nhân viên Twitter cố tình vô hiệu hóa tài khoản của Trump trong ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ việc. Tài khoản của Tổng thống được khôi phục lại 11 phút sau đó. Sau vụ việc, Twitter đã bổ sung một lớp bảo vệ nữa cho tài khoản của người đứng đầu nước Mỹ.
Trump là một trong những người sử dụng Twitter "nhiệt tình", thậm chí nổi tiếng hơn cả những nhân vật có tài khoản bị bị tấn công hôm qua, như cựu Tổng thống Barack Obama, ứng viên Tổng thống Joe Biden, tỷ phú Elon Musk hay Bill Gates. Tuy nhiên, tài khoản của ông "bình yên vô sự" trước đợt hack hôm 15/7.
Ngày 15/7, hàng chục tài khoản có tick xanh của các tỷ phú và chính trị gia tại Mỹ bị khống chế và đăng địa chỉ gửi tiền ảo Bitcoin. Theo thống kê của sàn giao dịch Blockchain.com, địa chỉ Bitcoin đăng trên các tài khoản bị hack đã nhận lượng tiền ảo trị giá hơn 120.000 USD.
Twitter thừa nhận hệ thống của mình đã bị tấn công qua "kẽ hở" nhân viên. "Chúng tôi phát hiện một cuộc tấn công phi kỹ thuật nhằm vào một số nhân viên của mình, từ đó tiếp cận được các công cụ và hệ thống nội bộ", Twitter thông báo.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở cuộc điều tra liên quan đến vụ tấn công nhằm vào Twitter. Một nguồn tin cho biết, FBI lo ngại lỗ hổng bên trong hệ thống của Twitter có thể gây ra rủi ro bảo mật nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến việc chiếm đoạt tài khoản cao cấp thuộc về các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và các tập đoàn trong tương lai.
'123456' nằm trong danh sách 142 mật khẩu phổ biến Mật khẩu "123456" được phát hiện 7 triệu lần trên một kho dữ liệu với 1 tỉ thông tin bị rò rỉ trong nghiên cứu mới đây, và nằm trong danh sách 142 mật khẩu phổ biến nhất. Chuỗi 123456 vẫn không được người dùng tránh sử dụng cho đăng nhập các tài khoản Theo ZNET, nghiên cứu được thực hiện vào tháng...