Những lý do tuyệt vời để học tập ở đất nước chỉ có 8 trường ĐH nhưng nằm trong top 3% tốt nhất thế giới
Là một trong những cường quốc về giáo dục với vị trí trên các bảng xếp hạng đào tạo luôn gia tăng qua mỗi năm, New Zealand trở thành điểm đến ưa thích của du học sinh quốc tế.
New Zealand là một trong những quốc gia dẫn đầu về chất lượng giáo dục trên thế giới. Tại đây chỉ có 8 đại học công lập tuy nhiên ngân sách dành để nghiên cứu và sáng tạo cho hệ thống đại học lại chiếm đến hơn 1/3 ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của cả nước. Đặc biệt, tất cả các trường đại học của New Zealand đều nằm trong top 3% các trường đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng đại học QS năm 2018 (QS World University Rankings 2018).
Khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ tại New Zealand
Với chất lượng giáo dục được khẳng định vững chắc bởi những tổ chức xếp hạng uy tín như vậy, trong những năm gần đây, New Zealand đã dần trở thành lựa chọn tối ưu và hàng đầu của những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm quốc gia du học. Cụ thể tại Việt Nam, hiện đã có hơn 2500 sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại xứ sở Kiwi. Quốc gia này cũng thể hiện sự ưu ái dành cho du học sinh các nước nói chung và Việt Nam nói riêng bằng cách cung cấp rất nhiều học bổng và chương trình trao đổi cho sinh viên quốc tế.
Ngoài những con số biết nói, New Zealand còn vô số những lý do khác để trở thành điểm đến trong mơ của các du học sinh. Dưới đây là 10 điều tuyệt vời của nền giáo dục đẳng cấp thế giới này.
1. New Zealand là quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các trường đại học công lập đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng đại học QS năm 2018 (QS World University Rankings 2018).
2. New Zealand đã ký hiệp định với khối các nước trong khu vực Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương, cam kết việc công nhận bằng cấp giữa New Zealand và các nước. Theo đó, bằng đại học của New Zealand được công nhận rộng rãi trên thế giới, giúp sinh viên tốt nghiệp tại đây hoàn toàn có đủ điều kiện để tiếp tục học hoặc làm việc ở bất kỳ quốc gia nào.
Video đang HOT
3. New Zealand là một trong những đất nước có tỉ lệ tham nhũng thấp nhất và và có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Tỉ lệ tội phạm cũng vô cùng thấp, xung đột cá nhân hay bạo lực cộng đồng là những cảnh rất hiếm gặp tại đây.
4. Người New Zealand quan niệm rằng hoàn thành tốt công việc là quan trọng nhưng cũng cần phải đảm bảo có thời gian dành cho gia đình và bản thân. Việc đi lại ở New Zealand cũng không quá phức tạp. Thậm chí ở các thành phố lớn, bạn chỉ mất vài phút để đi đến các bãi biển, công viên thành phố hoặc đường mòn để chạy xe đạp leo núi.
5. Khác với những nền giáo dục nổi tiếng trên thế giới, New Zealand có phương pháp giảng dạy được “cá nhân hóa” theo từng nhu cầu, năng lực và điều kiện của người học. Ngoài việc học tập những kỹ năng học thuật cần thiết, học sinh được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển bản thân, khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo và kỹ năng phân tích.
6. Mặc dù New Zealand là một quốc gia đa sắc tộc và gần đây đang chịu ảnh hưởng của làn sóng nhập cư từ các quốc gia khác, tuy vậy người dân nơi đây – hay còn được gọi là Kiwis – vẫn luôn giữ được tính hiếu khách và nồng hậu của mình. Họ là những người tự nhiên, cởi mở, dễ chịu và hay cười.
7. New Zealand sử dụng 3 ngôn ngữ chính là tiếng Maori, tiếng Anh và ngôn ngữ kí hiệu New Zealand. Tuy vậy, Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở New Zealand, bạn có thể thấy tiếng Anh sử dụng ở bất kỳ đâu trên đất nước này.
8. Chính phủ New Zealand có nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh tìm việc làm thêm trong quãng thời gian theo học trên trường cũng như đem đến cơ hội làm việc tại các công ty bản địa sau khi tốt nghiệp. Các sinh viên nếu đáp ứng được các yêu cầu do Sở Di Trú New Zealand đề ra sẽ được phép làm các công việc bán thời gian không quá 20 giờ/tuần và toàn thời gian trong kì nghỉ của mình. Thu nhập trung bình mỗi giờ là 11 NZD (khoảng 170.000 VNĐ), và sinh viên không phải chịu thuế khi làm việc.
9. Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ tại New Zealand nhận được rất nhiều đãi ngộ về học phí và cuộc sống. Thời gian đào tạo Tiến sĩ tại đây cũng được rút ngắn còn 3 năm thay vì 5 năm như Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
10. Theo bảng xếp hạng Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai năm 2017 (Educating for Future Index 2017), New Zealand xếp hạng nhất về các tiêu chí chuẩn bị cho tương lai bởi họ thấu hiểu đâu là những kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Theo Helino
Đại học Nhật Bản tìm cách thu hút sinh viên quốc tế
Các trường Nhật Bản đang tăng cường chương trình học dạy bằng tiếng Anh, mở ký túc xá cho sinh viên quốc tế...
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu 300.000 sinh viên nước ngoài vào năm 2020, chiếm 10% tổng sinh viên nước này. Tỷ lệ này sẽ đưa Nhật đến gần hơn với các quốc gia phát triển kinh tế nhưng không nói tiếng Anh như Đức, Pháp.
Theo Japan Student Services Organization (JASSO), vào tháng 5/2017, Nhật Bản đã có hơn 267.000 sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, 93% trong số này đến từ các quốc gia châu Á khác, chủ yếu là Trung Quốc. Sinh viên Mỹ chỉ chiếm khoảng 1%, trong khi Anh chỉ có 640 sinh viên mỗi năm.
Theo Times Higher Education (THE), để thu hút nhiều sinh viên hơn, đặc biệt là sinh viên đến từ Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Tòa nhà biểu tượng của Đại học Tokyo - ngôi trường tốt nhất Nhật Bản theo THE. Ảnh: Top Global University Japan
Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu dự án Top Global Universities, cung cấp các khoản tài trợ hàng năm cho 37 đại học trong tối đa 10 năm để nâng cao vị trí của họ trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Các đại học Nhật Bản cũng đang tăng cường sự tham gia trực tuyến và ngoại tuyến với sinh viên nước ngoài để dễ tiếp cận. Theo đó, các văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế hỗ trợ về thủ tục hành chính như bảo hiểm y tế hay mở tài khoản ngân hàng, tích cực chia sẻ thông tin về chương trình đại học bằng tiếng Anh và kinh nghiệm của cựu sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một giải pháp nữa được các trường ở xứ sở hoa anh đào thực hiện là thay đổi cuộc sống trong khuôn viên trường để thích ứng với nhu cầu của sinh viên quốc tế. Ở Nhật Bản, ký túc xá rất hiếm vì hầu hết sinh viên nước này ở cùng gia đình.
Trước đây, sinh viên nước ngoài đến Nhật sẽ phải tìm chỗ ở cho riêng mình. Nhưng giờ các trường đang lấp đầy khoảng trống bằng cách xây dựng khu ký túc xá. Đại diện của xu hướng này có thể kể đến Ngôi làng toàn cầu (MGV) của Đại học Meiji sẽ mở cửa vào mùa xuân năm 2019. Ký túc xá này sẽ cung cấp chỗ ở cần thiết, không gian xã hội và quán cafe cho cả sinh viên quốc tế và trong nước.
Đáng kể nhất là việc các trường đang cải cách chương trình giảng dạy. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên nước ngoài và việc học đại học hầu như chỉ giới hạn ở những người tìm kiếm cơ hội liên quan khi đến Nhật Bản. Với hy vọng thu hút nhóm người học đa dạng hơn, các trường Nhật đang phát triển nhiều lớp học, khóa học hè và thậm chí chương trình học bằng tiếng Anh. Đại học Tokyo (Utokyo) hiện có hơn 24 chương trình cấp bằng cho sinh viên đại học và sau đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng ngôn ngữ này.
Bên cạnh những thay đổi trên, Nhật Bản cũng chú trọng đến việc bổ sung các gói học bổng hỗ trợ học tập. Ngoài các học bổng Chính phủ do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Thể thao và Tổ chức JASSO cung cấp, các trường đang ngày càng tạo ra nhiều học bổng riêng cho sinh viên quốc tế.
Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng tỷ lệ việc làm của sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở Nhật lên 50% vào năm 2020 từ mức 30% hiện tại. Do đó, các trường đang làm nhiều hơn để hỗ trợ sinh viên nước ngoài có việc làm bán thời gian nhằm có kinh phí hỗ trợ việc học và cải thiện triển vọng nghề nghiệp với một vị trí toàn thời gian khi tốt nghiệp.
Dương Tâm
Theo VNE
Hơn 1.000 cử nhân tốt nghiệp Trường Đại học RMIT Việt Nam Ngày 7/12, Trường Đại học RMIT Việt Nam tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 1.000 cử nhân năm 2018 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ban giám hiệu Trường Đại học RMIT Việt Nam cho biết, sinh viên tốt nghiệp các ngành Kinh doanh là nhóm lớn nhất gồm 509 tân khoa, trong đó có 113 tân khoa tốt nghiệp...