Những lý do nên học tiếng Nhật
Tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập, khám phá nền văn hóa đa dạng… là những lý do tiếng Nhật được ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn.
Cơ hội du học cao với chi phí hợp lý
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Nhật Bản có khoảng 3.117 dự án (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư 39,8 tỷ USD, là quốc gia có số vốn đầu tư FDI đứng thứ hai tại Việt Nam. Mặt khác, với nguồn vốn ODA hàng năm tại các nước Đông Nam Á lên đến hàng chục tỷ đô, đây luôn là một cường quốc thu hút nhiều sự quan tâm về du học hay việc làm.
Về du học, một năm chi phí sinh hoạt tại Nhật vào khoảng 560.000 yên, trong khi đó chi phí tại Singapore lên tới 2.605.000 yên. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết đến năm 2020 sẽ hỗ trợ cho 10.000 du học sinh Việt Nam sang Nhật. Đây là cơ hội lớn đối với những bạn có ý định du học xứ sở hoa anh đào với chi phí hợp lý.
Theo baochinhphu.vn, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về tổng số ODA đầu tư vào Việt Nam. Làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật trong vài năm trở lại đây đã khiến cho nhu cầu nhân lực biết tiếng Nhật tăng lên đáng kể. Có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt giỏi tiếng Nhật và có thể hòa hợp phong cách làm việc.
Cải thiện thu nhập
Bạn Nguyễn Tường Vy, sinh viên năm ba trường Đại học Thương Mại Hà Nội chia sẻ, tiếng Nhật là ngôn ngữ đáng để theo đuổi. Tham gia các khóa học trực tuyến của trung tâm tiếng Nhật SOFL kết hợp nguồn tài liệu từ giáo trình, tiếng Nhật giờ đã là ngôn ngữ Vy hoàn toàn chinh phục. Nhờ vậy, hiện tại Tường Vy đã có công việc thực tập tại một công ty Nhật Bản với mức lương cao hơn một số công việc của nhân viên chính thức ở các doanh nghiệp nội địa.
Video đang HOT
Học tiếng Nhật để có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Cũng theo ông Masashi Koga – Trưởng phòng đào tạo Trung tâm Nhật ngữ SOFL, những cử nhân ngôn ngữ Nhật ngay sau khi tốt nghiệp đã có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau và đạt mức thu nhập cao trong các công ty, tổ chức, cơ quan ngoại giao của Nhật Bản.
Khám phá nền văn hóa đa dạng
Học ngôn ngữ không đơn thuần để nói, nghe, đỗ đạt hay có công ăn, việc làm, mà còn là cơ hội lĩnh hội cả nền văn hóa của một dân tộc.
Đơn cử, khi đi du lịch Nhật Bản, bạn có thể nói chuyện với người bản xứ bằng chính ngôn ngữ của họ để tìm hiểu, khám phá các nét văn hóa đặc sắc của đất nước này, như núi Phú Sĩ, món ăn Sushi, rượu Sake, trà đạo đậm chất truyền thống…
Có rất nhiều cách để chinh phục ngoại ngữ này, trong đó học online là một phương pháp ngày càng được nhiều sinh viên lựa chọn bởi sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao. Hiểu rõ điều đó, nhiều trung tâm Nhật mở thêm các khóa học tiếng Nhật trực tuyến, đơn cử Trung tâm Nhật ngữ SOFL tại Hà Nội.
Học tiếng Nhật trực tuyến toàn diện ba trong một chỉ với 90 phút mỗi ngày tại SOFL.
SOFL là một trong những trung tâm dạy tiếng Nhật tại Hà Nội được đánh giá hàng đầu về chất lượng giảng dạy. Các học viên tại đây sẽ được tham gia nhiều khóa học tiếng Nhật đa dạng với giảng viên có chuyên môn cao, đặc biệt là các khóa online dành cho sinh viên và người đi làm, học phí hợp lý.
Với mục tiêu đặt lợi ích và quyền lợi của học viên lên hàng đầu, trung tâm đã đạt chứng nhận “Dịch vụ hoàn hảo” từ chương trình khảo sát “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưu dùng năm 2017″ do tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo tổ chức.
Thế Đan
Theo VNE
Giảng viên đi làm nhân viên siêu thị, bảo trì máy
Sau những ngày đứng lớp truyền đạt kiến thức cho sinh viên, giảng viên trường nghề lại tiếp tục xuống các doanh nghiệp (DN) thực tập hoặc làm việc như một nhân viên thực sự để có kinh nghiệm thực tiễn đưa vào nội dung bài giảng.
Giáo viên Lê Thị Thanh Nhàn và học sinh tại siêu thị - ẢNH: L.N
Mặc dù đã có nhiều năm giảng dạy nhưng Lê Thị Thanh Nhàn, giáo viên (GV) nghề quản lý siêu thị của Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TP.HCM), vẫn tiếp tục "đi học" bằng cách xin làm việc tại một siêu thị trong thời gian nghỉ hè. Nhàn cũng đi sớm về khuya như một nhân viên thực sự, với những công việc như trưng bày, bảo quản hàng hóa.
"Nhờ đi làm, tôi học được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nghề mới mẻ và đổi thay hằng ngày. Từ đó, trở về kết hợp với lý thuyết trong giáo trình để giúp sinh viên có những tình huống thực tế sinh động hơn", Nhàn chia sẻ. "Nếu GV chỉ dựa vào lý thuyết để giảng bài mà không giỏi nghề, không có trải nghiệm, kinh nghiệm thực tiễn thì người học sẽ khó có thể hình dung được công việc thực tế để làm việc được ngay", Nhàn nhận định.
Trong khi đó, Đỗ Phú Hoàng, GV nghề điện tử Trường CĐ nghề TP.HCM, một tháng có ít nhất 1 - 2 lần đi làm nhân viên bảo trì thiết bị điện tử tại một DN tư nhân để lấy kinh nghiệm thực tiễn. Tùy theo từng môn mà Hoàng đi làm việc theo một số chuyên đề như bảo trì hệ thống điện tử, máy tính, máy in...
Hoàng cho hay: "Dạy nghề là cầm tay chỉ việc. GV phải có kinh nghiệm thực tế đưa vào bài lý thuyết lẫn thực hành mới giúp sinh viên nắm bắt, cập nhật được những kiến thức, kỹ năng mới. Có những cái diễn ra trong thực tiễn hoàn toàn khác với lý thuyết. Mỗi lần đi làm công việc bảo trì như vậy, tôi lại học được nhiều điều để về dạy lại cho sinh viên".
Chia sẻ về việc này, tiến sĩ Bùi Mạnh Tuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết: "Theo quy định mới đây của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, GV trường CĐ, trung cấp phải có thời gian đi thực tập, làm việc tại DN. Tại Trường CĐ Công thương TP.HCM, GV khối ngành kỹ thuật đi làm việc để lấy kinh nghiệm rất nhiều. Trong học kỳ hè, GV đi thực tế tại DN do các khoa, bộ môn tự liên hệ và lên kế hoạch.".
Thông tư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp yêu cầu GV phải thực tập tại DN hoặc cơ quan chuyên môn 4 tuần trong một năm đối với trình độ CĐ, trung cấp và 2 tuần trong một năm đối với trình độ sơ cấp. "Thực tập tại DN hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ", thông tư nêu rõ.
Theo tiến sĩ Lê Đình Kha, Phó hiệu trưởng phụ trách, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng: "100% GV của trường đều phải gắn với DN. Mỗi tháng thầy cô về DN một lần tham gia quá trình cải tiến quy trình, máy móc. Đó là những tiêu chí mà giáo viên ngành kỹ thuật phải có để nâng cao chất lượng đào tạo".
Tại Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, tiến sĩ Phạm Văn Tài, Trưởng khoa Thương mại quốc tế, cũng thông tin: "Khoa có chương trình cho GV về các công ty khoảng một tháng trong dịp hè để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhất. Sau khi đi thực tế, mỗi GV phải có văn bản báo cáo cho khoa".
Theo thanhnien
Ý kiến phụ huynh: Mất niềm tin với học tiếng Anh liên kết Cho con học ngoại ngữ là một nhu cầu tất yếu của phụ huynh bởi trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay chỉ cần giỏi ngoại ngữ thì cơ hội việc làm rất rộng mở. Với suy nghĩ đó nhiều gia đình, phụ huynh đã đầu tư cho con học ngoại ngữ từ rất sớm. Ảnh minh họa Ngoài mạng lưới...