Những lý do khiến ứng viên mất điểm khi phỏng vấn tuyển dụng
Thay vì hỏi “Có xe đưa đón không?”, ứng viên nên hỏi “Nhân viên mới được đào tạo ra sao?” để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngày 23/10, vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm đã làm nóng hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho thanh niên và sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” tổ chức ở Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương (Hà Nội).
Khách mời thảo luận về giải pháp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Ảnh: Dương Tâm
Thống kê đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp. Lý giải nguyên nhân, ông Fernando Pellicer Brumos, đại diện một doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, chia sẻ ứng viên khá bị động trong việc tìm hiểu thông tin về công ty cũng như vị trí công việc thực sự sẽ diễn ra thế nào và tương lai của họ trong công ty ra sao.
Vị này kể trong các cuộc phỏng vấn, thường nhận được câu hỏi như sau: Làm có xa không? Có xe đưa đón không? Có phải nói tiếng Anh không? Ngày làm mấy tiếng? Mặc dùđồng ý có thể hỏi các câu này, ông Fernando cho rằng ứng viên không nên coi đó là câu hỏi trọng tâm trong quá trình phỏng vấn.
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn có được đội ngũ nhân lực bền vững, có thể cống hiến tài năng và phát triển sự nghiệp chung với công ty. Theo ông Fernando, những câu hỏi như Đối tượng làm việc chính của em là ai? Nhân viên mới sẽ được đào tạo ra sao? Lộ trình phát triển nhân viên mới trong năm đầu tiên là gì? có thể giúp ứng viên hiểu hơn về công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đặng Văn Nam, cựu sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đã tìm được công việc phù hợp với ngành học ngay sau khi ra trường năm 2016. Sau một năm, anh được giao trách nhiệm tuyển dụng nhân sự thiết kế cho công ty.
Anh Nam khẳng định sinh viên ra trường thường thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này một phần xuất phát từ việc học quá tràn lan, không có định hướng rõ ràng ngay từ đầu. “Nếu theo hướng đồ họa 2D, cụ thể hơn là theo mảng Logo – Thương hiệu, bạn phải xác định ngay từ khi bắt đầu vào chuyên ngành để có đủ thời gian tìm hiểu về nó, tránh tình trạng đi làm vẫn không biết màu nào nên dùng, quy chuẩn logo như nào…”, anh Nam lấy ví dụ.
Sinh viên cần rèn tác phong chuyên nghiệp trước khi ra trường để ghi điểm trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Ảnh minh họa: Đắc Đức
Với kinh nghiệm của người từng đi xin việc và của một nhà tuyển dụng, anh Nam nhấn mạnh mọi sinh viên khi giao tiếp với nhà tuyển dụng qua email, điện thoại hay gặp trực tiếp đều cần thể hiện tác phong chuyên nghiệp.
Chỉ ra thực tế nhiều ứng viên gửi mail xin việc chỉ đề đúng chủ đề mail và một loạt tệp đính kèm, gây cảm giác khó chịu và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng, anh Nam khuyên sinh viên nên rèn luyện những điều nhỏ nhất như viết mail ngay khi còn học đại học.
Video đang HOT
Đối với hình thức trao đổi qua điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần chú ý chào hỏi trước khi bắt đầu vào nội dung chính. Khi đã đi vào nội dung thì phải đi thẳng vấn đề, mục đích, thể hiện hết khả năng và kết thúc bằng một lời chúc hay lời cảm ơn.
“Nhà tuyển dụng không bắt bạn phải làm như vậy nhưng cách làm đó sẽ giúp bạn ghi điểm. Việc thiếu tôn trọng người khác, thiếu tự tin khi giao tiếp sẽ khiến bạn mờ nhạt và khó có cơ hội được lựa chọn”, anh Nam khẳng định.
Giai đoạn thử việc là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân rõ rệt nhất. Chính vì vậy, nhiều bạn có xu hướng giấu dốt hoặc nói dối với hy vọng vừa lòng cấp trên. Nhưng theo anh Nam, đó là sai lầm. Khi không biết chính xác năng lực thực sự của bạn, công ty sẽ giao những việc không phù hợp và rất có thể bạn sẽ không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra.
Cũng trong giai đoạn này, mỗi ứng viên cần thể hiện được đức tính cần cù, chăm học hỏi; tránh thái độ quá tự tin, luôn nghĩ mình đúng mà bỏ qua ý kiến của người khác. Ngược lại, ứng viên cũng không nên quá sợ hãi mà gạt bỏ quan điểm của bản thân để ủng hộ ý kiến không hợp lý của người khác. Việc tham gia đóng góp ý kiến cũng là cách gây ấn tượng.
Theo VNE
Giáo dục khai phóng có những hình thức tuyển dụng đặc biệt
"Giáo dục khai phóng dạy cái gì, sau khi ra trường các em làm gì?... là những câu hỏi thường xuyên chúng tôi nhận được từ các vị phụ huynh"...
Tính tới thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, mới chỉ có hai trường đại học là Trường đại học Fulbright Việt Nam và Trường đại học Việt Nhật (VJU) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tuyên bố đề cao tinh thần khai phóng và áp dụng triển khai mô hình giáo dục đại học khai phóng.
Theo lãnh đạo các trường này, việc áp dụng mô hình giáo dục khai phóng sẽ có thể là sự chuẩn bị tốt về nhân lực cho thị trường tương lai trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 sắp diễn ra vì những ưu điểm như:
Sinh viên đạt được kiến thức nền tảng vững chắc trong phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ riêng chuyên ngành, các kiến thức từ giáo dục khai phóng có thể giúp sinh viên ra trường thích nghi được với mọi môi trường làm việc cũng như có khả năng học hỏi lĩnh vực nghiên cứu đa dạng với những kiến thức nền tảng để đi thẳng vào học sau đại học với bất kỳ chuyên ngành nào...
Tại hội thảo "Giáo dục khai phóng : Hướng đi mới cho giáo dục đại học tại Việt Nam", bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, hiện tại khái niệm giáo dục khai phóng đang được Việt Nam quan tâm nhưng cũng có nhiều câu hỏi đặt ra.
"Giáo dục khai phóng dạy cái gì, sau khi ra trường các em làm gì?... là những câu hỏi thường xuyên chúng tôi nhận được từ các vị phụ huynh" - bà Thủy đáp:
"Chúng ta thường dịch "Liberal Arts" hay "Liberal Education" chung là giáo dục khai phóng và khi nghe tới Liberal Arts, chúng ta thường nghĩ rằng sẽ đi theo các ngành nghệ thuật hoặc những ngành không đi vào khoa học tự nhiên.
Có phụ huynh hỏi tôi chị sẽ dạy môn kịch, hay nhiếp ảnh, hay viết tiểu thuyết..."
Bên cạnh đó, câu hỏi liệu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận mô hình giáo dục khai phóng hay chưa vẫn đang bỏ ngỏ, thậm chí, ngay từ tên gọi của nó vẫn đang còn nhiều ý kiến tranh luận.
Theo Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Giáo sư Phạm Quang Minh bày tỏ quan điểm rằng:
"Thực tế là ở Việt Nam, khi nói tới giáo dục đại học Mỹ, đa phần mọi người chỉ biết những đại học lớn như Harvard, Yale, MIT... mà không biết đến những trường Liberal Arts colleges mới là nền tảng của giáo dục cần hướng tới".
Và ông Minh cho biết, ông không đồng ý việc dịch nghĩa Liberal Arts là đại cương, hay khai phóng. Theo ông, cần giữ nguyên tên gọi này, không dịch nghĩa và điều quan trọng là chỉ ra nó khác những đại học khác chỗ nào nếu không sẽ gây cho học sinh rất hoang mang.
"Trước hết phải nói đây là đào tạo cử nhân hệ bốn năm (tại Mỹ) và cần nói rõ là hệ này có bằng cử nhân, khi tốt nghiệp là Bachelor of Arts, Bachelor of Science", vị Hiệu trưởng này nhấn mạnh.
Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng chỉ rõ, các trường đại học Việt Nam hiện đang quá chú trọng đào tạo chuyên ngành hẹp và đây là sai lầm.
"Đào tạo ngành lịch sử thì 4 năm chỉ học lịch sử, đào tạo toán học thì cả 4 năm chỉ học toán. Bốn năm chỉ học một thứ thì sinh viên ra trường ngơ ngác là phải" - ông Minh đánh giá.
Do đó, vị Hiệu trưởng này quan niệm không nhất thiết phải xây dựng một đại học Liberal Art mà quan trọng nhất là thiết kế lại chương trình đào tạo.
Chẳng hạn một sinh viên ngành lịch sử thì thay vì học 120 tín chỉ chỉ có lịch sử chỉ cần học 70 tín chỉ, còn lại học những môn học khác từ kinh tế, nghệ thuật, thậm chí là thống kê...
Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận thực hiện điều này không dễ, Bởi theo ông Minh, ngay cả ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khi đề xuất sinh viên lịch sử chỉ cần học 70 tín chỉ để dành thời gian cho những môn học khác thì đã nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội.
Cũng tại hội thảo, Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Đại học Thành Tây đề xuất thành lập một nhóm trường ủng hộ tinh thần giáo dục khai phóng để tạo nên những "minh chứng" cho giá trị của đường lối giáo dục này.
"Dự báo cho thấy, trong tương lai gần, hơn 50% nghề nghiệp hiện tại sẽ biến mất hoặc thay đổi rất mạnh.
Vì vậy, phụ huynh cũng phải tính toán rằng, con em chúng ta ra trường không phải để làm việc ngay sau khi tốt nghiệp mà còn làm việc lâu dài về sau" - ông Minh nói.
Trước câu hỏi, vậy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận mô hình giáo dục khai phóng trở lại hay chưa? Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nhận định: "Đây là cuộc đấu tranh không đơn giản".
Bởi có rất nhiều những khó khăn khi triển khai mô hình đại học khai phóng, như về đội ngũ giảng viên, bởi để đào tạo được những sinh viên khai phóng thì cần phải có những người thầy khai phóng, chương trình khai phóng.
Bà Đàm Bích Thủy cho biết, đối với đội ngũ giảng viên, nhà trường đã phải có những hình thức tuyển dụng đặc biệt.
Trả lời câu hỏi chuẩn bị giảng viên thế nào, bà Thủy cho biết, các ứng viên sẽ phải tham gia một bài thi là bài giảng thực, trước sinh viên thật và sinh viên sẽ là những người đánh giá và lựa chọn.
"Nếu chúng ta không coi sinh viên là trung tâm mà chỉ biết tới người thầy thì tôi tin rằng chúng ta sẽ không có được tinh thần của giáo dục khai phóng" - bà Thủy lưu ý.
Về vấn đề tuyển dụng đội ngũ giáo viên khai phóng, trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện IvyPrep Education (thuộc tổ chức giáo dục Hoa Kỳ) - bà Dương Trà Mi, Giám đốc đào tạo IvyPrep Education tại Hà Nội cho hay, không phải giáo viên nào cũng có tư tưởng "Giáo dục khai phóng".
Quang cảnh lớp học tại IvyPrep Education đào tạo về triết lý, cách thức hiện thưc hóa "lớp học đảo ngược", định hướng "giáo dục khai phóng" (Ảnh: Bích Phượng)
Bơi vây, đê co thê giang day ơ đây, các giáo viên phải trải qua quá trình đao tao va rèn luyện như: phương pháp dạy Tiếng Anh theo từng lứa tuổi, đào tạo về triết lý, cách thức hiện thưc hóa "lớp học đảo ngược", định hướng "giáo dục khai phóng".
Theo đó, tại IvyPrep Education đưa ra các tiêu chí tuyển chọn giáo viên bao gồm: Có chứng chỉ TESOL, IELTS/ TOEFL/ SAT cao, có khả năng luyện thi các chứng chỉ chuẩn hóa quốc tế; Giáo viên không chỉ là người dạy, mà là người kết nối, truyên cam hưng va luôn hô trơ tôt nhât cho hoc viên...
Mặc dù còn nhiều khó khăn, song bà Đàm Bích Thủy dẫn lại lời của Hiệu trưởng Đại học Harvard (Hoa Kỳ) rằng:
Đại học Harvard cùng với truyền thống giáo dục khai phóng muốn chuẩn bị cho sinh viên không phải công việc đầu tiên, mà là công việc thứ hai, thứ ba, thứ tư....thứ sáu trong cuộc đời của người đó.
Tuy nhiên, bà Đàm Bích Thủy nhấn mạnh, đây không phải là việc muốn khẳng định một mô hình đào tạo nào có ưu thế nhất mà điều quan trọng hơn là mở ra thêm lựa chọn cho phụ huynh và học sinh.
Theo GDVN
Hà Nội tuyển thẳng 25 thủ khoa vào công chức 25 thủ khoa của các trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội được đặc cách tuyển thẳng công chức, không qua thi tuyển. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1181 công nhận kết quả tuyển dụng công chức năm 2016 diện tiếp nhận không qua thi tuyển đối với thủ khoa được Chủ tịch UBND Nguyễn Đức...