Những lý do khiến bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và cách để hạn chế tình trạng này
Có 12 lý do phổ biến nhất dẫn đến việc tỉnh giấc giữa đêm. Dưới đây là cách giảm thiểu tình trạng này dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia giấc ngủ.
12 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm
1. Phòng ngủ quá nóng
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, cảm giác nóng bức khiến người ta khó ngủ và rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Nhiệt độ môi trường xung quanh, chăn đệm… đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không khí nóng bức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng, thiếu vitamin D là một trong những lí do làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của con người, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.
3. Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến tim đập nhanh, tăng lượng adrenaline tiết ra trong cơ thể, gây ra chứng mất ngủ lo âu. Bên cạnh đó, hoạt động của tuyến giáp kém làm tăng khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ lên 35%.
4. Uống rượu trước khi đi ngủ
Khi uống rượu, khoảng mấy tiếng đầu sau đó, cơ thể đang chuyển hóa rượu, khiến chúng ta có cảm giác buồn ngủ và ngủ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây tỉnh giấc, có cảm giác bồn chồn vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Chỉ nên uống rượu trước khi đi ngủ vài giờ
5. Áp lực
Stress làm kích thích, kéo sự chú ý của não bộ khiến cơ thể bị trằn trọc khó ngủ, ngủ rất dễ bị tỉnh giấc, dẫn đến mất ngủ.
Video đang HOT
6. Vấn đề về đường thở
Dị ứng theo mùa, cảm lạnh… có thể gây ra ngạt mũi, sổ mũi vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các yếu tố khác cũng cản trở đường thở như vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại amidan.
7. Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm là biểu hiện của việc tăng cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân bị trầm cảm thường lo lắng, đánh giá thấp năng lực của bản thân, bi quan về những khó khăn xung quanh mình. Thức dậy vào giữa đêm là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trầm cảm nhẹ.
Những giấc ngủ ngon là một điều khó khăn đối với những người trầm cảm
8. Chơi điện thoại nhiều trước khi ngủ
Chơi điện thoại trước khi đi ngủ, ánh sáng xanh của điện thoại sẽ ngăn cơ thể sản xuất chất melatonin, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
9. Trào ngược axit dạ dày
Chứng ợ nóng khiến bạn cảm thấy nóng rát ở dạ dày hoặc xương ức, là triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày. Ngay cả khi không cảm thấy ợ nóng, axit trong thực quản sẽ xuất hiện các phản ứng khác, làm rối loạn giấc ngủ.
10. Có nhiều mỡ bụng
Khi nằm xuống, mỡ bụng sẽ đè xuống cơ thể khiến ta phải nỗ lực để thở mạnh hơn, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
11. Tiểu đêm nhiều lần
Ngay cả khi đã hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể phải thức dậy 2 đến 4 lần một đêm để đi tiểu. Điều này do lượng nước và chất điện giải không cân bằng, cơ thể không đủ muối. Lúc uống nước bạn có thể bỏ một vài hạt muối vào trong nước uống cùng.
12. Tinh thần tiêu cực
Nhiều người vì quá bận rộn mà giảm thời gian ngủ, hoặc ngủ cố, ngủ một cách không thoải mái, không thư giãn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trước khi đi ngủ không nên làm 6 việc này
1. Không ăn quá nhiều vào bữa tối
Những người chức năng tiêu hóa kém, nếu tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ vào bữa tối hay bữa đêm sẽ làm tăng gánh nặng của dạ dày, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Nên ăn bữa tối trong khoảng 7 phút, ăn các món như rau quả, trái cây, hạn chế ăn thịt. Đối với người cao tuổi thì không nên ăn trong 1 giờ trước khi đi ngủ.
2. Không uống trà
Trà có chứa caffeine, có tác dụng kích thích thần kinh. Uống trà trước khi đi ngủ có thể khiến tinh thần quá “high”, gây khó ngủ, trằn trọc.
Không nên uống trà trước khi đi ngủ
3. Tránh hưng phấn cảm xúc
Nếu suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ, não đang ở trạng thái phấn khích, sẽ làm bản thân rất khó ngủ. Để có một giấc ngủ trọn vẹn, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng vào ban đêm để não và tâm trí thư giãn hơn.
4. Không bật đèn khi ngủ
Dù nhắm mắt nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Ánh sáng của đèn rất dễ làm ta tỉnh giấc giữa đêm. Nếu sợ bóng tối, bạn có thể để một chiếc đèn ngủ nhỏ ở góc phòng.
Nên chọn những chiếc đèn ngủ với ánh sáng dịu, yếu để có một giấc ngủ ngon hơn
5. Cố gắng tránh tiếng ồn
Ngủ trong môi trường không yên tĩnh, ồn ào rất khiến bạn dễ tỉnh giấc, đặc biệt với người lớn tuổi. Nên ngủ trong một căn phòng yên tĩnh và đừng nên chọn những đồng hồ phát ra tiếng quá to để trong phòng ngủ, dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Không đắp chăn, gối lên mặt
Không nên đắp kín chăn lên mặt, như thế sẽ làm cản trở đường thở, làm cơ thể phải hít lại khí carbon dioxide do chính mình thở ra, rất dễ dẫn đến thiếu khí oxy. Điều này làm ta rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Mới 3 tuổi, bé trai mắc ung thư di căn
Hôm nay, 17/10, các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vui mừng thông báo, ca phẫu thuật chữa ung thư tuyến giáp thể tủy cho bé N.Q.D (3 tuổi, Quảng Bình) đã thành công.
Họ vui mừng vì hai điều: căn bệnh ung thư quái ác trên cơ thể bé D. đang được điều trị và Bệnh viện vừa thực hiện thành công thêm một ca phẫu thuật khó.
Bác sĩ phẫu thuật cho bé 3 tuổi mắc ung thư di căn.
2 tháng trước, bé N.Q.D (3 tuổi, Quảng Bình) bỗng dưng bị khò khè, khó thở nhưng sau khi được gia đình đưa đi thăm khám ở nhiều nơi, sử dụng nhiều loại thuốc, bệnh tình của bé không thuyên giảm. Bố mẹ quyết định đưa con tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám thì được biết D. đã mắc ung thư tuyến giáp thể tủy di căn, phải phẫu thuật sớm.
PGS.TS Trần Ngọc Lương - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương - nhận định, bé D. là trường hợp mắc ung thư tuyến giáp nhỏ tuổi nhất được phát hiện tại Bệnh viện. Ung thư đã di căn nhiều ở hạch cổ 2 bên của D., còn khối u tuyến giáp phát triển lớn chèn ép khí quản gây khó thở.
Ảnh chụp CT khối u của bé D.
Bên cạnh đó, do mức độ di căn lan rộng vào dây thần kinh, tĩnh mạch cảnh và khí quản, khối u gây đè bẹp khí quản nên quá trình gây mê cho bé D. rất khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng liều lượng thuốc cùng cần được cân nhắc kỹ lưõng.
"Đặc biệt, việc phẫu thuật cho các bệnh nhi nhỏ tuổi đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm cả về phẫu thuật mạch máu và nội khí quản mới có thể thực hiện được" - PGS. TS. Trần Ngọc Lương cho biết.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, đã thực hiện thành công, không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, PGS. TS. Trần Ngọc Lương cũng thông tin, vì ung thư tuyến giáp thể tủy di căn hiếm gặp, có yếu tố di truyền, nên Bệnh viện cũng sẽ kiểm tra và sàng lọc ung thư trong gia đình của bé D. để có hướng điều trị kịp thời.
Theo viettimes
Hy hữu: Cụ bà bị ung thư tuyến giáp suốt 50 năm mà không biết Cụ bà phải sống chung với khối u tuyến giáp khổng lồ suốt nhiều năm qua. Mãi gần đây khi đi khám cụ mới biết mình mắc bệnh nhưng chưa có điều kiện để phẫu thuật. Khối u tuyến giáp khổng lồ của bệnh nhân. Cụ bà (85 tuổi, ở Đoan Hùng - Phú Thọ) đã đi khám tại các bệnh viện tuyến...