Những lý do khiến bạn nên thử League of Legends
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 lý do tại sao chúng ta nên chơi thử League of Legends (Chiến Thần) nhé.
Chắc hẳn trong tháng 3 vừa qua, ai cũng bất ngờ khi League of Legends (được phát hành với cái tênChiến Thần tại Việt Nam) lại là trò chơi được tìm kiếm và download nhiều nhất. Đứng dưới góc độ của một game thủ chưa từng nhập cuộc, chúng ta hãy cùng thử xem lý do gì trò này lại hấp dẫn đến vậy nhé!
Cách chơi mới lạ:
Về cơ bản, Chiến Thần có cách chơi giống DotA như: map có 3 lane, điều khiển một champion (tướng – hay còn gọi là hero trong DotA) phối hợp cùng đồng đội với mục tiêu chính là phá hủy nhà chính đối phương. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà Chiến Thần trở thành game MOBA số 1 hiện nay.
Bổ sung giá trị mới trong game
Sự sáng tạo của đội ngũ phát triển trò chơi chính là điểm nhấn của Chiến Thần khi phần lớn các hệ thống trong game đã khác hẳn so với DotA. Các champion trong Chiến Thần không còn phụ thuộc vào ba chỉ số Strength, Agility và Intelligence, thay vào đó là các giá trị hoàn toàn mới: Attack Damage (sát thương vật lý), Ability Power (sát thương phép thuật), Amor (giáp vật lý), Magic Resist (khả năng kháng phép)…
Với một số các champion đặc biệt, “họ” sẽ không dùng tới giá trị mana để có thể thi triển skill mà là các giá trị “độc đáo” như: HP (máu), Energy (năng lượng – cần có thời gian để phục hồi), Fury (sự tức giận được tích tụ) và No cost (không tốn gì).
Tích hợp hệ thống Mastery, Rune, Spell – kích thích người chơi sáng tạo
Bước đột phá thứ hai của Chiến Thần nằm ở hệ thống Mastery, Rune và Spell. Với việc có thể thay đổi trước mỗi trận đấu, ba hệ thống này sẽ kích thích sự sáng tạo của người chơi xây dựng nhân vật theo nhiều hướng khác nhau.
Nếu Mastery từng được biết đến trước đó trong các game MMORPG như World of Wacraft (gọi là Skill Tree hay Talent Tree), thì Rune (khác với Rune của DotA) là những viên đá tăng thêm sức mạnh cho champion. Cả hai đều cho phép bạn xây dựng một hướng đi riêng cho các champion hoặc vị trí yêu thích.
Hệ thống Mastery giúp người chơi sáng tạo hơn.
Spell là hai skill phụ cho mỗi champion. Mỗi spell đều có các công dụng khác nhau như: Exhaust – làm chậm và gây khả năng đánh hụt, Ghost – chạy nhanh, Flash – dịch chuyển tức thời trong một khoảng ngắn… đem đến sự lựa chọn phong phú cho từng loại chiến thuật.
Thay đổi địa hình – nâng cao tính chiến thuật
Không những thế, sự thay đổi về map cũng là một điểm thú vị cần nói đến của Chiến Thần. Bạn sẽ luôn “bị đặt” trong vòng nguy hiểm với Brush – một loại cỏ cao, có rất nhiều trong game. Khi đứng vào trong Brush, champion sẽ được tàng hình mà đối phương đứng ngoài sẽ không thấy được. Điều này giúp các trận đấu trở nên kịch tích và căng thẳng hơn, giúp bạn và đồng đội có thể lập ra kế hoạch đánh úp kẻ thù bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm luôn rình rập trong các bãi cỏ.
Không chỉ dừng lại ở cách chơi truyền thống 5vs5, Chiến Thần còn có những kiểu chơi khác như 3vs3, Dominion – chiếm đóng 5 khu vực để giành chiến thắng (cướp cờ)… đó là chưa kể còn rất nhiều điều thú vị khác đang đợi bạn khám phá phía trước.
Dễ nắm bắt và làm quen:
Video đang HOT
Khi đã đọc những điều mới mẻ của Chiến Thần phía trên, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ người mới chơi (newbie) sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Riot Games đã lường trước điều này và chuẩn bị “hành trang” rất kĩ lưỡng cho các game thủ mới nhập môn.
Phân chia vai trò các champion rõ ràng
Mỗi champion trong Chiến Thần đều giữ những vai trò nhất định như: Mage – sát thương phép thuật cao, Tank – là người đỡ đòn cho cả đội, Assassin – những sát thủ thoắt ẩn thoắt hiện… giúp người chơi dễ dàng chọn lựa vị trí yêu thích cho mình.
Trong một trận đấu, mỗi phe chỉ có 5 thành viên, khiến việc phân chia vị trí trong đội lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Giống như các game online khác, một party mạnh cần có đầy đủ các yếu tố như: supporter – người buff máu, buff phép hỗ trợ đồng đội tanker – người chịu đòn luôn có giáp và máu lớn nhất đội dam dealer – người gây sát thương chính trong đội nhưng lại có lượng máu yếu đuối… Trong Chiến Thần cũng vậy, việc có đầy đủ vị trí sẽ giúp cả đội bù lấp được điểm yếu cho nhau và vận hành trận đấu đi đến chiến thắng một cách dễ dàng.
Mọi champion đều có nhiệm vụ khác nhau trong combat.
Hệ thống mua đồ đơn giản
Nếu như trong DotA hoặc Heroes Of Newerth, bạn sẽ phải “mò mẫm” xem đồ này dùng để ghép lên cái gì, hoặc đồ này cần những gì để tạo thành, gây ra nhiều khó khăn và mất thời gian tìm hiểu. Tuy nhiên, đến với Chiến Thần, việc mua sắm đã được tối ưu hóa, khiến việc “shopping” trở nên đơn giản hơn rất nhiều cho người chơi.
Với người mới tập chơi, mỗi champion đều có một gợi ý riêng về việc lên item nào là tốt nhất. Bạn chỉ việc để dành đủ tiền rồi click vào mua chúng, rất đơn giản. Mỗi một item nhỏ trong Chiến Thầnsẽ có hướng dẫn cụ thể ghép từ item nào và ngược lại.
Một điểm mạnh khác ta cần phải kể đến là hệ thống mua đồ đã được chia nhỏ làm 4 khu vực chính: Defense (phòng thủ), Attack Damage (sát thương vật lý), Magic (Mọi item liên quan đến phép thuật – sát thương phép, hồi mana…), Movement (tốc độ di chuyển) và Consumable (đồ hỗ trợ như bình máu, mana, ward…), giúp người chơi tìm được món đồ mình cần một cách dễ dàng.
Hệ thống tìm kiếm người chơi
Bước vào thế giới Chiến Thần, bạn sẽ có một khoảng thời gian đầu làm quen với trò chơi. Đó chính là quãng thời gian tài khoản Summoner của bạn bắt đầu từ cấp độ 1 đến cấp độ 30. Điểm kinh nghiệm sẽ được thu lại sau mỗi trận đấu. Khi lên cấp, bạn sẽ giải mã được thêm nhiều điều thú vị khác như Spell mới, ổ đá Rune, điểm cộng Mastery.
Và để người chơi tìm được đối thủ xứng tầm với mình, hệ thống tìm kiếm tự động – “Match Making” – làm rất tốt. Máy chủ sẽ tìm ra người chơi có cấp độ tương đương nhau, sắp xếp một cách cân bằng nhất thi đấu. Điều này giúp người mới chơi tránh việc gặp các cao thủ dày dặ kinh nghiệm rồi… ăn hành.
Tính năng kết nối lại trong trận đấu
Một nhức nhối bấy lâu nay mà các game thủ DotA không thể làm gì được đó là tình trạng bị “disconnect” hoặc “fatal error”. Trong thi đấu, tình trạng này chỉ có thể khắc phục bằng việc save game liên tục còn với các trận đấu public, đa số các game thủ đều phải bỏ cuộc.
Vấn đề này đã được giải quyết trong Chiến Thần bằng tính năng reconnect – kết nối lại trận đấu ngay khi bạn vào lại trong game, giúp các trận đấu có được chất lượng và tính chuyên nghiệp tốt nhất. Sắp tới, Riot Games còn sẽ có thêm tính năng “pause game” – ngừng mọi hoạt động trong trận đấu để đợi người bị disconnect quay lại, đảm bảo tính công bằng bởi khi thiếu một thành viên, đội của bạn đã bất lợi hơn rất nhiều.
Đội ngũ phát triển hùng hậu
Có thể khi chơi DotA, bạn đã biết đến Steve “Guinsoo” Feak – người đầu tiên tạo ra DotA, tiền thân của DotA Allstars ngày nay và Steve “Pendragon” Mescon – người đầu tiên mở đầu trang web DotA-Allstars.com. Cả hai hiện đang là những nhân vật chủ chốt trong đội ngũ phát triển Chiến Thần.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua: Tom “Zileas” Cadwell – Giám đốc thiết kế Chiến Thần, trước đây từng làm việc ở Blizzard trong vị trí Trưởng nhóm cân bằng game WarCraft III, một trong những game designer chủ chốt của World of Warcraft.
Với định hướng là một trò chơi toàn cầu, Riot Games còn tuyển dụng nhiều bậc thầy đồ họa đến từ Châu Âu, Châu Á, khiến hệ thống champion trong game ngày càng phong phú. Bạn có thể bắt gặp chú khỉ Wukong – hay còn gọi là Tôn Ngộ Không mang đậm hơi thở Trung Hoa, hay champion sắp ra mắt tới đây là Cáo chín đuôi “Nine Tail Fox” dựa trên truyền thuyết của Hàn Quốc…
Vua khỉ cũng là một champion trong Chiến Thần.
Đặc biệt, đội ngũ phát triển Chiến Thần luôn làm việc hết công suất để cho ra đời những champion mới, chế độ chơi mới, đảm bảo cân bằng giữa các champion… Trung bình 1 đến 2 tuần, họ lại công bố bản cập nhật mới, khiến người chơi luôn cảm thấy mới mẻ và hào hứng khi bước chân vào thế giới trong game.
Một lưu ý khác và có lẽ là điểm mạnh của Chiến Thần chính là yếu tố hack – cheat. Nếu được tính bằng thang điểm 10, có lẽ, Chiến Thần sẽ đạt được điểm tối đa khi hệ thống của họ được bảo mật rất tốt. Kể từ khi ra đời vào năm 2009 đến nay, game vẫn chưa có một lời phàn nàn nào về vấn đề này. Vì vậy, các game thủ có thể yên tâm thưởng thức trọn vẹn trò chơi.
Cân bằng tốt giữa đồ họa – âm thanh
Đồ họa của Chiến Thần khá đẹp và chi tiết, được thể hiện qua tài năng của các nhà thiết kế có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp game. Tuy nhiên, trò chơi lại đi theo phong cách hoạt họa nên khi mới đầu làm quen, bạn có thể có những ấn tượng không tốt. Song nhìn chung, màu sắc tươi sáng và chi tiết chuyển động các nhân vật trong game chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Cùng với đó, âm thanh của Chiến Thần cũng được chăm chút rất kĩ với nhiều loại âm thanh đa dạng trong trò chơi: mỗi champion đều có giọng lồng tiếng riêng khá phù hợp với tính cách nhân vật, tiếng ra đòn hoặc tung chưởng của các champion, các dòng thông báo mặc định của trò chơi… Nhạc nền game được phối khá tốt và phù hợp với khung cảnh trong game.
Lời kết: Phát triển và ra đời từ năm 2009 đến nay, League of Legends – Chiến Thần vẫn không ngừng cải tiến và thu hút thêm nhiều lượng người chơi mới. Đặc biệt sắp tới đây, Chiến Thần còn công bố Season 2 của trò chơi với nhiều tính năng mới, kèm theo đó là giải thưởng khổng lồ 5 triệu đô dành cho tất cả game thủ đang chơi Chiến Thần trên toàn thế giới. Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi để thử, hãy chơi thử game MOBA số 1 hiện nay: Chiến Thần.
Theo Game Thủ
9 lý do bạn nên chơi thử League of Legends (Phần I)
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 lý do tại sao chúng ta nên chơi thử League of Legends.
Chắc hẳn trong tháng 3 vừa qua, ai cũng bất ngờ khi League of Legends (được phát hành với cái tên Chiến Thần tại Việt Nam) lại là trò chơi được tìm kiếm và download nhiều nhất. Đứng dưới góc độ của một game thủ chưa từng nhập cuộc, chúng ta hãy cùng thử xem lý do gì trò này lại hấp dẫn đến vậy nhé!
Về cơ bản, Chiến Thần có cách chơi giống DotA như: map có 3 lane, điều khiển một champion (tướng - hay còn gọi là hero trong DotA) phối hợp cùng đồng đội với mục tiêu chính là phá hủy nhà chính đối phương. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà Chiến Thần trở thành game MOBA số 1 hiện nay.
1. Bổ sung giá trị mới trong game
Sự sáng tạo của đội ngũ phát triển trò chơi chính là điểm nhấn của Chiến Thần khi phần lớn các hệ thống trong game đã khác hẳn so với DotA. Các champion trong Chiến Thần không còn phụ thuộc vào ba chỉ số Strength, Agility và Intelligence, thay vào đó là các giá trị hoàn toàn mới: Attack Damage (sát thương vật lý), Ability Power (sát thương phép thuật), Amor (giáp vật lý), Magic Resist (khả năng kháng phép)...
Với một số các champion đặc biệt, "họ" sẽ không dùng tới giá trị mana để có thể thi triển skill mà là các giá trị "độc đáo" như: HP (máu), Energy (năng lượng - cần có thời gian để phục hồi), Fury (sự tức giận được tích tụ) và No cost (không tốn gì).
2. Tích hợp hệ thống Mastery, Rune, Spell - kích thích người chơi sáng tạo
Bước đột phá thứ hai của Chiến Thần nằm ở hệ thống Mastery, Rune và Spell. Với việc có thể thay đổi trước mỗi trận đấu, ba hệ thống này sẽ kích thích sự sáng tạo của người chơi xây dựng nhân vật theo nhiều hướng khác nhau.
Nếu Mastery từng được biết đến trước đó trong các game MMORPG như World of Wacraft (gọi là Skill Tree hay Talent Tree), thì Rune (khác với Rune của DotA) là những viên đá tăng thêm sức mạnh cho champion. Cả hai đều cho phép bạn xây dựng một hướng đi riêng cho các champion hoặc vị trí yêu thích.
Hệ thống Mastery giúp người chơi sáng tạo hơn.
Spell là hai skill phụ cho mỗi champion. Mỗi spell đều có các công dụng khác nhau như: Exhaust - làm chậm và gây khả năng đánh hụt, Ghost - chạy nhanh, Flash - dịch chuyển tức thời trong một khoảng ngắn... đem đến sự lựa chọn phong phú cho từng loại chiến thuật.
3. Thay đổi địa hình - nâng cao tính chiến thuật
Không những thế, sự thay đổi về map cũng là một điểm thú vị cần nói đến của Chiến Thần. Bạn sẽ luôn "bị đặt" trong vòng nguy hiểm với Brush - một loại cỏ cao, có rất nhiều trong game. Khi đứng vào trong Brush, champion sẽ được tàng hình mà đối phương đứng ngoài sẽ không thấy được. Điều này giúp các trận đấu trở nên kịch tích và căng thẳng hơn, giúp bạn và đồng đội có thể lập ra kế hoạch đánh úp kẻ thù bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm luôn rình rập trong các bãi cỏ.
Không chỉ dừng lại ở cách chơi truyền thống 5vs5, Chiến Thần còn có những kiểu chơi khác như 3vs3, Dominion - chiếm đóng 5 khu vực để giành chiến thắng (cướp cờ)... đó là chưa kể còn rất nhiều điều thú vị khác đang đợi bạn khám phá phía trước.
Dễ nắm bắt và làm quen: Khi đã đọc những điều mới mẻ của Chiến Thần phía trên, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ người mới chơi (newbie) sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Riot Games đã lường trước điều này và chuẩn bị "hành trang" rất kĩ lưỡng cho các game thủ mới nhập môn.
4. Phân chia vai trò các champion rõ ràng
Mỗi champion trong Chiến Thần đều giữ những vai trò nhất định như: Mage - sát thương phép thuật cao, Tank - là người đỡ đòn cho cả đội, Assassin - những sát thủ thoắt ẩn thoắt hiện... giúp người chơi dễ dàng chọn lựa vị trí yêu thích cho mình.
Trong một trận đấu, mỗi phe chỉ có 5 thành viên, khiến việc phân chia vị trí trong đội lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Giống như các game online khác, một party mạnh cần có đầy đủ các yếu tố như: supporter - người buff máu, buff phép hỗ trợ đồng đội tanker - người chịu đòn luôn có giáp và máu lớn nhất đội dam dealer - người gây sát thương chính trong đội nhưng lại có lượng máu yếu đuối... Trong Chiến Thần cũng vậy, việc có đầy đủ vị trí sẽ giúp cả đội bù lấp được điểm yếu cho nhau và vận hành trận đấu đi đến chiến thắng một cách dễ dàng.
Mọi champion đều có nhiệm vụ khác nhau trong combat.
5. Hệ thống mua đồ đơn giản
Nếu như trong DotA hoặc Heroes Of Newerth, bạn sẽ phải "mò mẫm" xem đồ này dùng để ghép lên cái gì, hoặc đồ này cần những gì để tạo thành, gây ra nhiều khó khăn và mất thời gian tìm hiểu. Tuy nhiên, đến với Chiến Thần, việc mua sắm đã được tối ưu hóa, khiến việc "shopping" trở nên đơn giản hơn rất nhiều cho người chơi.
Với người mới tập chơi, mỗi champion đều có một gợi ý riêng về việc lên item nào là tốt nhất. Bạn chỉ việc để dành đủ tiền rồi click vào mua chúng, rất đơn giản. Mỗi một item nhỏ trong Chiến Thần sẽ có hướng dẫn cụ thể ghép từ item nào và ngược lại.
Một điểm mạnh khác ta cần phải kể đến là hệ thống mua đồ đã được chia nhỏ làm 4 khu vực chính: Defense (phòng thủ), Attack Damage (sát thương vật lý), Magic (Mọi item liên quan đến phép thuật - sát thương phép, hồi mana...), Movement (tốc độ di chuyển) và Consumable (đồ hỗ trợ như bình máu, mana, ward...), giúp người chơi tìm được món đồ mình cần một cách dễ dàng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Một số bí quyết nâng cao trình độ và đẳng cấp của team (Phần I) Để có thể nhanh chóng nâng cao thực lực của team, có thể bạn phải đánh đổi tiền và nước mắt. Hãy giả sử bạn có một team DotA và có thể team đã nghỉ một thời gian thì bât ngờ biết tin sắp có một giải đấu DotA khá quy mô. Giờ team của bạn muốn tham gia và giành chút danh...