Những lý do ăn bánh mì không có lợi cho sức khỏe
Bánh mì là món ăn ưa thích của rất nhiều người, vì tính tiện lơi, nhanh gọn của nó cho một bữa ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, trong bánh mì có chứa nhiều chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng nếu như ăn quá nhiều.
1. Các chất phụ gia có trong bánh mì
L-cysteine
L-cysteine là tác nhân làm mềm thường được cho thêm vào bánh mì và các loại bánh nướng khác nhằm đẩy mạnh tốc độ xử lý công nghiệp. Và mặc dù chất này đôi khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm, nhưng hầu hết nó thực sự xuất phát từ một nguồn tự nhiên. Điều này nghe có vẻ rất tốt? Nhưng không thực sự là vậy. Bởi nguồn tự nhiên đó là tóc người, lông gà, và sừng bò hòa tan trong axit trước khi được cô lập và bổ sung vào bánh mì của bạn.
Kali bromat
Kali bromat là chất giúp làm giảm thời gian nướng và làm nở bột bánh, bởi vậy nó được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng vì giúp họ có thể tiết kiệm tiền. Thế nhưng, việc sử dụng Kali bromat trong bánh mì lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người ăn. Nó liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư thận, và đã bị cấm tại nhiều quốc gia bao gồm EU, Brazil, Peru, Hàn Quốc, và Trung Quốc.
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế nghe có vẻ không đáng lo sợ, nhưng vì chúng thiếu tất cả chất dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt nên thực sự không tốt cho sức khỏe. Do khả năng bị phân hủy thành đường đơn một cách nhanh chóng, ngũ cốc tinh chế có thể gây ra đột biến đường trong máu. Chúng cũng được chứng minh là làm cho người dùng dễ bị đề kháng insulin và huyết áp cao, làm tăng 30% nguy cơ bị đau tim. Thủ phạm chính được kể đến như bánh mì trắng, và bạn đừng để bị lừa bởi thành phần như bột mì – nó không đồng nghĩa với ngũ cốc nguyên hạt.
Azodicarbonamide
Chất phụ gia khó phát âm này giúp tăng cường kết cấu của bánh mì mềm, và bạn thường sẽ tìm thấy nó trong bánh hamburger ở các tiệm bán thức ăn nhanh tại Mỹ. Nhưng nếu bạn thêm loại chất này vào thực phẩm tại Singapore, bạn sẽ đối mặt với 15 năm tù giam, bởi chất này đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở một số người.
Fructose corn syrup (chất làm ngọt từ tinh bột bắp)
Video đang HOT
Nó được thêm vào để tạo màu nâu cho bánh mì nướng và giúp tăng khả năng nở bánh. Nó là loại đường giá rẻ mà các nhà sản xuất hay dùng. Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng nó có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì ở người Mỹ. Tiêu thụ vượt quá lượng fructose corn syrup có liên quan tới bệnh tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ không do chất cồn, và nhiều hơn thế nữa.
2. Bánh mì không hoàn toàn tốt cho sức khỏe
Bánh mì hầu như không có chất dinh dưỡng
Không giống như các loại thực phẩm khác, bánh mì và những sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nó được làm từ ít bột được nhào với bột nở khiến bánh phồng to lên mà thôi. Do đó nó không có chất dinh dưỡng. Nó chỉ là một loại thức ăn bổ sung có tác dụng “chữa đói” trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.
Nếu yêu thích bánh mì, bạn nên lựa chọn các loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc để có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
Bánh mì chứa nhiều muối
Hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Đặc biệt khi ăn bánh mì dưới dạng hamburher, pizza hay sandwich có nghĩa là bạn đang nạp 1 lượng muối vượt mức vào cơ thể bạn.
Làm cho bạn tăng cân
Nếu bạn ăn quá nhiều bánh mỳ, tất cả tinh bột, muối, đường tinh chế và chất bảo quản có trong bánh mỳ có thể làm cho bạn béo phì. Vì vậy, bạn nên ăn ở mức độ giới hạn. Ăn quá nhiều bánh mì sẽ làm bạn tăng cân. Nếu bạn đang cố gắng ăn kiêng, phải cắt bỏ bánh mì ra khỏi khẩu phần ăn.
Dễ mắc bệnh mệt mỏi mãn tính
Theo bác sĩ Davis (Hoa Kỳ)bánh mì là nguyên nhân của “căn bệnh thế kỷ”: Mệt mỏi mãn tính. Cũng theo ông, trong các giống lúa mì hiện đại có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể mà không có chúng não bộ không thể hoạt động bình thường. Người hiện đại dùng bánh mì ít nhất hai – ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân làm người ta mệt mỏi.
Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 – 50 năm về trước. Trong hạt lúa mì hiện dùng có chứa một chất gọi là gliadin – một protein mới có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.
Làm mất tác dụng của lượng đường trong máu
Bánh mì có chỉ số đường huyết rất thấp. Ngay khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức. Vì vậy đối với bệnh nhân tiểu đường, bánh mì không tốt cho sức khỏe.
Táo bón
Bánh mì không giàu chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón.
Ăn nhiều bánh mỳ tăng nguy cơ bị bệnh tim
Theo một nghiên cứu, những người ăn nhiều bánh mỳ trắng sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với những phụ nữ ăn ít các loại thực phẩm này.
Các nhà nghiên cứu chọn chỉ số GI từ 1-100 phản ánh mức độ đường huyết ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào và bánh mỳ trắng có chỉ số GI là 100. Những thực phẩm nằm dưới ngưỡng 55 được coi là có chỉ số GI thấp và gây ra sự dao động nhỏ về đường huyết và mức insulin, những thực phẩm có chỉ số GI trên 70 bị xếp vào nhóm GI cao và có xu hướng kích động đường huyết.
Khi các nhà nghiên cứu phân chia thực phẩm tinh bột – đường thành 2 nhóm có chỉ số GI cao và thấp, và có sự khác biệt càng rõ. Những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2,25 lần so với những phụ nữ ăn ít nhất.
Việc hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là kiểm soát sự thèm ăn dễ dàng hơn, kiểm soát cân nặng tốt hơn, duy trì được năng lượng và cảm xúc, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư.
Theo PNO
Những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe
Ăn không đúng giờ, uống nước trong khi ăn, ăn quá nhanh... là những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe.
Thói quen ăn có hại cho sức khỏe:
Ăn không đúng giờ: Cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến cho rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ khiến cho dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại dến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.
Không rửa tay trước khi ăn: Đây là thói quen không tốt của hầu hết người, vì khi rửa tay sẽ giúp chúng ta hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và các vật dụng gia đình. Nếu không, các vi khuẩn này sẽ khiến chúng ta mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng.
Ăn quá nhanh: Ông bà ta xưa thường có câu "ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa". Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa cải thiện được "tật xấu" này, đặc biệt là phái mạnh. Ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ăn nhiều muối: Có thể nói muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, thậm chí có người còn rất thích ăn muối sống. Tuy rất tốt nhưng muối có chứa rất nhiều natri và có thể dẫn đến chứng đầy hơi, giữ nước trong cơ thể, gây sưng phồng quanh mắt.
Thói quen uống nước hại sức khỏe:
Uống nước khi ăn: Thói quen này có rất nhiều ở những người dân ven biển vì họ thường ăn rất mặn và thích dùng nước khi ăn,nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, uống nước trong khi ăn có thể gây ức chế hệ thống tiêu hóa ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm tăng lượng insulin và tích tụ chất béo...
Uống nước lúc khát: Đây là một trong những thói quen khá nguy hiểm vì khi có cảm giác khát, cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ thể mất nước kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim.
Uống nước đã đun sôi nhiều lần: Nếu đun sôi lại nước nhiều lần để pha trà, pha cà phê thì mọi người nên cẩn thận. Vì khi nước đun sôi nhiều lần không những không diệt hết vi khuẩn mà còn làm cho độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, nếu uống vào sẽ có cảm giác tim đập nhanh, khó thở.
Ăn mặn không uống nước lọc ngay: Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề... Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.
Không thường xuyên rửa bình lọc nước: Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.
Theo VNE
5 chất phụ gia có hại trong bánh mì Bạn có thể sẽ tiêu thụ phải tóc người, lông gà và một lượng lớn fructose corn syrup nếu ăn bánh mì đóng gói tại các siêu thị. 1. L-cysteine L-cysteine là tác nhân làm mềm thường được cho thêm vào bánh mì và các loại bánh nướng khác nhằm đẩy mạnh tốc độ xử lý công nghiệp. Và mặc dù chất này...