Những lưu ý về cách chế biến nấm cần thuộc lòng nếu không muốn cả nhà bị ngộ độc
Nấm là thực phẩm chứa ít calo nhưng lại rất dồi dào các khoáng chất, các loại vitamin, axit amin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chế biến nấm đúng cách, chúng ta rất có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia, nấm chứa tới hơn 60 nguyên tố khoáng cũng như các chất vitamin. Việc tiêu thụ nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, kể cả các căn bệnh về tim mạch và thậm chí là ung thư.
Vì thế, chế biến nấm đúng cách để giữ lại các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và tránh ngộ độc là vấn đề dành được sự quan tâm của rất nhiều người.
1. Nấm là gì?
Nấm còn được gọi với tên là nấm lớn hoặc nấm thể quả và nấm để chỉ các hoạt động thuộc ngành Basidiomycota và Agaricomycetes.
Có thể bạn chưa biết, nấm thể quả được biết đến với hai dạng:
Nấm ăn được.
Nấm độc.
Đối với các loại nấm ăn được, chúng được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và có thể sử dụng trong rất nhiều các món ăn ở nền ẩm thực khác nhau. Trong khi đó, nấm còn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có độ đạm cao, chứa ít chất béo. Đặc biệt, nấm còn chứa nhiều vitamin nhóm B và C.
2. Cách rửa nấm đúng cách
Video đang HOT
Lưu ý đầu tiên cần phải nhớ khi chế biến nấm là nên chọn và sử dụng các loại nấm tươi. Sau đó, khâu quan trọng không kém là vệ sinh nấm đúng cách.
Trên thực tế, hầu hết các loại nấm chỉ có thể sinh trưởng trong môi trường sạch. Vì thế, nếu bạn mua nấm có thương hiệu và nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì không cần thiết phải rửa kỹ. Bởi vì, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất dần đi những dưỡng chất vốn có trong nấm.
Cụ thể, một trong những chất rất quan trọng sẽ bị mất đi khi ngâm rửa nấm quá lâu, quá kỹ trong nước là chất Ergosterol (chất này được coi là tiền Vitamin D). Hơn nữa, nấm là loại thực phẩm siêu hút nước, nếu bạn rửa nhiều sẽ khiến nấm ngấm nhiều nước hơn, dẫn tới nấm sẽ bị nhạt khi chế biến, làm mất độ ngon ngọt tự nhiên của nó.
Chính vì vậy, với nấm tươi chỉ nên đưa nhẹ qua nước sạch dưới vòi là xong, sau đó sơ chế cắt bỏ chân nấm và để ráo nước. Còn với nấm khô, trước khi rửa nấm, chỉ nên ngâm nước lạnh cho tới khi nấm mềm là được, thông thường trong khoảng 20 phút.
Ngoài ra, muốn nấm không bị hút thêm nước và nhanh khô hơn, chúng ta có thể dùng khăn ẩm sạch chuyên thấm để làm khô nấm. Lưu ý nên lựa chọn loại khăn ít lông để tránh tình trạng dính lông vải vào nấm.
Chúng ta cũng có thể giảm số lần rửa nấm với nước bằng cách loại bỏ lớp vỏ ngoài của nấm. Theo đó, nên sử dụng một con dao để tước vỏ nấm. Khi thân nấm có những phần đổi màu thì cần cắt bỏ. Trong trường hợp những cây nấm lớn, trừ khi muốn luộc hay nướng cả cây, chúng ta nên cắt đôi cây nấm. Đối với các món như súp, nên thái nấm thật nhỏ để tăng hương vị.
Nấm tươi sạch chỉ cần rửa qua dưới vòi nước sạch để giữ trọn các chất dinh dưỡng có trong nấm – Ảnh Internet.
3. Một số lưu ý về cách chế biến nấm khoa học
3.1. Hạn chế sử dụng nhiều dầu ăn khi chế biến nấm
Như đã nói, nấm là loại rất dễ hút nước và các loại chất lỏng nói chung. Vì thế, khi chế biến nấm, nên hạn chế sử dụng nhiều dầu ăn để tránh tình trạng nấm hút nhiều ăn vào trong. Trong khi đó, dùng quá nhiều dầu ăn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Mặt khác, sử dụng quá nhiều dầu ăn khi chế biến nấm sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể khi tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là bị trào ngược dạ dày.
3.2. Chế biến nấm thật chín
Một trong lưu ý khi chế biến nấm là cần đảm bảo nấm thật chín. Theo đó, nấm cần đun sôi trong khoảng thời gian tầm 10 phút tùy các loại nấm khác nhau.Trong trường hợp chế biến nấm không kỹ, các gốc hoạt tính, các chất trong một số loại nấm có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, hoặc tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển.
Ngoài ra, khi chế biến nấm, bạn nên để ở mức nhiệt độ cao vì nếu nấu nấm với nhiệt độ thấp, nấm sẽ ra nhiều nước, bị nhũn, nát, không giữ được hương vị và màu sắc ngon nhất.
3.3. Không nấu nấm bằng các nồi nhôm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi chế biến nấm, chúng ta không nên sử dụng nồi hoặc chảo nhôm. Nguyên nhân là vì các hoạt chất có trong nấm khi chế biến sẽ xảy ra phản ứng với chất liệu nhôm, điều này dẫn đến nấm bị ngả màu thâm đen, gây mất thẩm mỹ cho các món ăn từ nấm.
Không nên chế biến nấm bằng nồi nhôm – Ảnh Internet.
3.4. Giữ nước ngâm nấm khi chế biến nấm khô
Ít ai ngờ rằng nước ngâm nấm khô cực kỳ bổ dưỡng và ngọt vị. Tuy nhiên, rất nhiều người khi ngâm nấm xong đều bỏ đi nguồn nước này. Trên thực tế, nước ngâm nấm khô cực tốt, nên khi bạn chế biến nấm, không nên bỏ qua nguồn nước này nếu bạn đảm bảo rằng nấm bạn mua là sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi dùng nước ngâm nấm, bạn cần để cặn lắng xuống dưới, chắt nước ra và bỏ cặn đi. Như vậy, bạn có thể chế biến các món ngon từ nấm như súp, canh nấm…
4. Những điều cần tránh khi ăn nấm để tránh ngộ độc
Dù nấm là thức ăn bổ dưỡng nhưng nó cũng trở thành thuốc độc nếu tiêu thụ nấm không đúng cách. Dưới đây là những điều cần tránh khi ăn nấm để tránh ngộ độc:
- Tuyệt đối không sử dụng các loại nấm lạ, nấm hoang dại. Chỉ nên dùng các loại nấm chắc chắn là an toàn.
- Nên chần nấm trước khi xào, nấu để giảm bớt các độc tính có thể có trong nấm. Không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu.
- Không nên uống rượu khi ăn nấm vì sẽ gây gia tăng ngộ độc rượu. Sự kếp hợp giữa rượu và nấm có thể dẫn tới tích tụ của Aldehyd trong máu cao, từ đó gây ra các cảm giác như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, khó thở… nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Trên đây là một số lưu ý về cách chế biến nấm đúng cách cũng như một số điều cần tránh khi ăn nấm. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp những người nội trợ chế biến được các món ăn từ nấm vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5 bệnh nhân ngộ độc nấm tại Quảng Nam đã dần ổn định sức khỏe
Sau hơn 1 ngày điều trị, bằng sự tích cực, trách nhiệm và phác đồ điều trị hợp lý, khoa học của đội ngũ y, bác sỹ Trung tâm y tế huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), đến nay sức khỏe của 5 bệnh nhân bị ngộ độc nấm đã dần ổn định, có thể xuất viện trở về nhà trong 2 ngày tới.
Các bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Nam Trà My. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN
Theo ông Trần Văn Thu, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Nam Trà My: Tất cả 5 bệnh nhân Hồ Văn Đình (37 tuổi), Nguyễn Xuân Cường (56 tuổi), Nguyễn Văn Thính (29 tuổi), Nguyễn Sỹ Lâm (53 tuổi) và Võ Thị Thông (46 tuổi), đều ở thôn 3, xã Trà Don, đến Trung tâm y tế huyện Nam Trà My vào 17 giờ 50 phút ngày 7/4.
Lúc nhập viện, các bệnh nhân đều có chung triệu chứng ngộ độc thực phẩm: Đau đầu, buồn nôn, nổi nhiều ban đỏ ở da, niêm mạc. Ngay sau khi tiếp nhận các bệnh nhân, các y, bác sỹ trung tâm y tế huyện Nam Trà My đã kịp thời súc rửa dạ dày, truyền dịch giải độc, lợi tiểu... cho các bệnh nhân.
Các bệnh nhân kể lại, cả 5 người cùng đi làm chung và hái nấm (chưa rõ chủng loại) về nấu ăn tại rẫy khoảng 11 giờ. Đến khoảng 1 giờ chiều, ông Hồ Văn Đình xuất hiện triệu chứng ngộ độc nấm. Vài tiếng sau, 4 người còn lại cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự nên đã được chuyển đến Trung tâm y tế huyện Nam Trà My cấp cứu.
5 người ngộ độc vì ăn nấm rừng Ngày 8-4, Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam xác nhận, 5 bệnh nhân bị ngộ độc nấm đã tỉnh táo, sức khỏe dần ổn định. Các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Trước đó, trưa 7-4, ông Hồ Văn Đình (37 tuổi) và ông Nguyễn Sỹ Lâm (53 tuổi), Nguyễn Xuân Cường (56 tuổi); Nguyễn Văn...