Những lưu ý trước ngày kết thúc đăng ký thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng
Ngày 30/6 sẽ là hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020. Vì vậy các bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm quan trọng dưới đây.
Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng
Theo tâm lý chung của các bạn học sinh khi đăng ký nguyện vọng là càng đăng ký nhiều càng tốt. Như vậy cơ hội đỗ sẽ cao hơn, nguyện vọng 1 không đỗ thì có nguyện vọng sau thay thế. Tuy nhiên có bạn lại đăng ký tới chục nguyện vọng xét tuyển.
Hầu hết các bạn sẽ trúng tuyển và nhập học ở 1 trong 3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít. Vì thế, dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhưng nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới nguyện vọng thứ 3, 4 nữa.
Các bạn thí sinh chỉ nên đăng ký 3 nguyện vọng và tập trung ôn luyện cho 3 nguyện vọng xét tuyển ấy (Ảnh minh họa)
Do đó, các bạn học sinh cần phải xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn của mình.
Phụ huynh cũng cần lưu ý con em mình không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng ở nhiều nơi khác nhau, chỉ nên đăng ký vừa đủ. Đã từng xảy ra trường hợp 1 thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau.
Điều này sẽ khiến các em bị phân tán nguồn lực, sự tập trung cần thiết để vào được ngành/trường mình mong muốn.
Thí sinh nên dựa trên khả năng nguyện vọng sở thích/sở trường, có thể phát huy tốt trong lĩnh vực gì, điều kiện gia đình để lựa chọn ngành học phù hợp.
Video đang HOT
Sau 30/6 không được thay đổi về bài thi/môn thi đã đăng ký
Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi. Sau ngày 30/6, thí sinh không được thay đổi điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Đặc biệt, các bạn cần phải nắm bắt thường xuyên thông tin về phương án tuyển sinh của trường đại học mà mình đăng ký trên website. Sau đó có kế hoạch đăng ký nộp hồ sơ tuyển sinh, tránh tình trạng bị trùng hoặc sai nguyện vọng.
Được điều chỉnh 1 lần nguyện vọng xét tuyển đại học
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 1 lần duy nhất (có thể tăng hoặc giảm số nguyện vọng).
Ngoài ra, các em có thể thay đổi tổ hợp xét tuyển. Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng 2 phương thức: Điều chỉnh bằng phiếu hoặc online.
Thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT
Nếu thí sinh đăng ký điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến cần ghi rõ số điện thoại và Email để hệ thống phản hồi mã OTP. Nếu thí sinh điều chỉnh về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên thì bắt buộc phải điều chỉnh bằng phiếu, phương thức trực tuyến không hỗ trợ điều chỉnh này.
Thí sinh nên làm thuần thục và làm đầy đủ quy trình các bước, không nên làm nửa chừng rồi sau đó không làm nữa. Khi nhận được mã OTP, thí sinh nhập vào hệ thống để tiếp tục thực hiện các bước, tránh trường hợp có thí sinh không làm hoặc làm đúng quy trình.
Khi hoàn thiện tất cả các bước, thí sinh có thể thoát khỏi hệ thống, sau đó đăng nhập lại để kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đã được hay chưa.
Rộng cửa xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2020
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo sự phân hóa phù hợp cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thực hiện công tác tuyển sinh ổn định như năm 2019.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi; cử cán bộ tham gia vào các khâu của kỳ thi như in sao đề, coi thi, chấm thi...
Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, điểm mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là Bộ giao trách nhiệm cho các địa phương tổ chức thi. Theo nhiệm vụ được phân công, các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp vào các khâu tổ chức trong quá trình thi tại địa phương.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 đạt khoảng 500.000 chỉ tiêu, tăng khoảng 10% so với năm 2019.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chung về chỉ đạo kỳ thi, trong đó trực tiếp chỉ đạo các khâu chủ chốt của kỳ thi như ra quy chế thi; ra đề thi; quản lý phần mềm chấm thi; thanh tra, kiểm tra; tập huấn kỳ thi...
"Về phía Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã xây dựng "bản đồ tầm soát" các vấn đề có thể xảy ra trong kỳ thi để kỳ thi diễn ra trung thực, khoa học và công bằng; đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp phổ thông, là căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh", người đứng đầu ngành Giáo dục nêu.
Liên quan đến công tác ôn thi, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức ôn tập phổ rộng kiến thức theo hướng toàn diện cho học sinh.
Đặc biệt, các trường đánh giá học lực của học sinh trong năm học 2019-2020 đảm bảo sự công bằng, trung thực khi thực hiện đối sánh kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với kết quả học bạ.
Được biết, đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học có đề án tuyển sinh, trong đó chủ yếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở tuyển sinh. Một số cơ sở giáo dục đại học kết hợp kết quả kỳ thi và xét tuyển học bạ cùng một số phương thức khác.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD&ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 đạt khoảng 500.000 chỉ tiêu, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Số lượng trường top trên có mức độ cạnh tranh cao chiếm gần 10%. Trong khi đó, đề thi đảm bảo sự phân hóa phù hợp cho các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện công tác tuyển sinh ổn định như năm 2019.
Với lo lắng của thí sinh về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020, lãnh đạo ngành GD&ĐT khuyên thí sinh yên tâm tham gia kỳ thi năm 2020. Với kết quả thi tốt của các thí sinh cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong công tác tuyển sinh của các trường, cánh cửa và cơ hội xét tuyển ĐH rộng mở với tất cả các học sinh.
Về một số trường hợp có điểm thi cao nhưng trượt xét tuyển vào nhóm trường top trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến nghị, các thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng; sau đó căn cứ vào điểm thi đã biết, tận dụng cơ hội điều chỉnh 1 lần để lựa chọn các ngành, các trường phù hợp.
Cũng theo đại diện Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc xét tuyển đợt 1, khuyến nghị trong khả năng tự chủ tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học dành chỉ tiêu, cơ hội tuyển sinh trong những đợt tiếp theo cho các thí sinh có điểm thi cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT công bố, từ ngày 15 đến 30/6, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng.
Đây cũng khoảng thời gian các Sở GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc được sở phân công nhận phiếu đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.
Chậm nhất ngày 23/7 các đơn vị đăng ký dự thi sẽ thông báo công khai những trường hợp thí sinh không đủ điều kiện dự thi. Chậm nhất ngày 1/8, đơn vị đăng ký dự thi phải hoàn thành việc in và trả giấy báo dự thi cho thí sinh.
Chiều ngày 8/8 thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, lịch thi. Thí sinh làm bài thi chính thức trong hai ngày 9/8 và 10/8.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được các Hội đồng thi công bố vào ngày 27/8. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ sẽ được các Sở GD&ĐT thực hiện và hoàn thành chậm nhất vào 30/8, để chậm nhất ngày 4/9 cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời, học bạ và các loại giấy chứng nhận khác cho thí sinh.
Những thí sinh có nguyện vọng phúc khảo bài thi có thể nộp đơn tại nơi đăng ký xét tuyển từ ngày 27/8. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo sẽ hoàn thành chậm nhất vào ngày 23/9.
Tư vấn mùa thi: Có nên chạy theo ngành 'hot' ? Chọn ngành học để có việc làm ngay khi ra trường với mức thu nhập cao là sự quan tâm của nhiều thí sinh thời điểm này khi đặt bút đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ năm nay - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Các nội dung này đã được phân tích,...