Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)
Biết tiếng Nhật là một chuyện, dùng tiếng Nhật đúng lúc, đúng chỗ lại là một việc khác. Bài lần này sẽ giúp bạn chỉ ra những lưu ý quan trọng khi dùng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Cùng theo dõi nhé!
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)
Tiếng Nhật có một hệ thống các hậu tố để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác như San, Sama, Kun, Chan… Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. “San”
Đây là hậu tố được dùng phổ biến nhất. Nó có thể áp dụng cho cả nam và nữ. “San” là từ an toàn để sử dụng khi bạn không biết chức danh của người đối diện là gì.
Ngoài ra từ này cũng được thêm vào các từ chỉ thành viên trong gia đình như (Otousan – Bố), (Okaasan – Mẹ)…
2. “Kun”
Trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày, đây là cách nói phổ thông và thân mật. Thường được dùng với các bé trai hoặc người có địa vị cao hơn hay nhiều tuổi hơn gọi đàn em và những người ít tuổi hơn mình. Giáo viên rất hay gọi các học sinh nam của mình theo cách này.
Tuyệt đối không sử dụng từ này với những người có địa vị cao và lớn tuổi hơn mình. Cũng không nên sử dụng cách gọi này với tên mình.
3. “Sama”
Trong các cuộc giao tiếp tiếng Nhật thông thường thì sẽ hiếm khi dùng đến hậu tố “sama”. “Sama” thường được dùng trong các tình huống trang trọng, lịch sự hoặc những người có địa vị cao trong xã hội. Ở Nhật, người ta cũng gọi khách hàng của mình là ê58; (Okyakusama – Quý khách).
Đừng bao giờ ví mình với “sama”… Trừ khi bạn đang nói đùa về bản thân. Nếu bạn sử dụng từ này để nói về mình trước một khuôn mặt nghiêm nghị, chắc chắn bạn sẽ nhận được những cái nhìn thương cảm.
4. “Chan”
Hậu tố “Chan” thường được thêm vào sau tên của nữ giới, dùng với các cô bé, bạn bè thân thiết hoặc người yêu.
Tuy nhiên trong gia đình, hậu tố này cũng được thêm vào từ chỉ thành viên thay cho ~san để thể hiện sự thân thiết. Ví dụ như (Oniichan – anh), (Ojiichan – Ông)….
Các bạn hãy chú ý là các hậu tố kể trên chỉ dùng khi nói về người khác chứ không dùng với tên của mình nhé.
Tiếng Nhật khó nhưng thật thú vị phải không nào! Mong rằng qua bài viết bạn đã phần nào nắm được những lưu ý quan trọng trong việc giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày. Hãy luyện tập thường xuyên để nhớ lâu và cải thiện kĩ năng giao tiếp tốt hơn nhé!
Vũ Phong
Theo Dân trí
Nhu cầu người biết tiếng Nhật tăng cao
Theo các chuyên gia, thị trường lao động ngày càng cần nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật nhưng người biết không nhiều. Trong khi đó, việc giảng dạy ngôn ngữ này ở các trường phổ thông không có sự khởi sắc vì khó tuyển giáo viên.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong giờ học tiếng Nhật - ẢNH: ĐĂNG PHẠM
Cơ hội rèn luyện, phát triển bản thân
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhận định: "Hiện nay nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại khu vực TP.HCM và các khu công nghiệp, chế xuất lân cận tăng rất cao do người Nhật đầu tư vào VN ngày càng nhiều. Tuy nhiên, người biết tiếng Nhật lại chưa đủ để đáp ứng. Những ứng viên giỏi tiếng Nhật được các doanh nghiệp này rất trân trọng và sẵn sàng tuyển dụng. Trên thực tế, nhiều em không có bằng cấp, chỉ cần giỏi Nhật ngữ là đã được đón chào".
Ông Gaku Echizenya, Tổng giám đốc của Tập đoàn Navigos Group, thông tin: "Dựa trên cơ sở dữ liệu của chúng tôi trên trang tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng tại VN đã tăng thêm 13%. Các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất hiện nay đáng kể đến như sản xuất, chiếm đến 38%, công nghệ thông tin chiếm 12%, kỹ sư/công nghệ và xây dựng cùng chiếm 7%. Gần đây, mỗi tháng lại có từ 10 - 15 nhà đầu tư mới ở mỗi vùng. Những nơi doanh nghiệp Nhật có nhu cầu tuyển dụng nhiều là TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh trọng điểm của các khu công nghiệp như Hưng Yên, Đồng Nai, Bình Dương".
Theo khảo sát của VietnamWorks, những vị trí dành cho người biết tiếng Nhật có lượng hồ sơ nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm gồm hành chánh - thư ký, sản xuất, kinh doanh, cơ khí, nhân sự, kế toán, điện - điện tử, tài chính - đầu tư, dịch vụ khách hàng và thu mua - chuỗi cung ứng. Mức lương đề nghị nhiều nhất cho cấp độ có kinh nghiệm là từ 251 - 500 USD/tháng, cấp quản lý từ 701 - 1.000 USD/tháng.
Ông Tuấn cho rằng, môi trường làm việc tại doanh nghiệp Nhật rất chuyên nghiệp, giúp người lao động được rèn luyện để phát triển năng lực bản thân. Ngoài ra, công ty Nhật rất chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực. Phần lớn họ đều có những chương trình đào tạo qua các hình thức khác nhau, ngoài ra còn có chương trình điều chuyển sang Nhật đào tạo, công tác, hoặc làm việc lâu dài.
Thiếu giáo viên, học sinh ít lựa chọn
Sau hơn 10 năm đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở các trường phổ thông, đến nay TP.HCM chỉ có 2 trường THCS là Võ Trường Toản (Q.1), Lê Quý Đôn (Q.3) và 3 trường THPT là Trưng Vương (Q.1) cùng Lê Quý Đôn, Marie Curie (Q.3) tổ chức thực hiện. Theo thông tin từ lãnh đạo các trường trên, học sinh (HS) lựa chọn ngoại ngữ này không nhiều, không có sự khởi sắc và khó khăn trong việc tuyển giáo viên.
Ông Cao Đức Khoa, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1), cho hay năm nào cũng vậy, chỉ có trên dưới 30 HS đăng ký theo học tiếng Nhật. Ông Khoa nhận định, những HS lựa chọn tiếng Nhật đều có sự ham thích nhất định đối với ngôn ngữ này thì mới đăng ký chứ không như những ngoại ngữ phổ thông khác.
Tuy vậy, Trường Võ Trường Toản mỗi năm chỉ tuyển được 1 lớp, tức cả trường có 4 lớp tiếng Nhật đại diện cho 4 khối lớp. Theo phân bố chương trình, HS sẽ học 8 tiết/tuần và nhà trường cần 2 giáo viên tiếng Nhật phụ trách nhưng chỉ có một năm nhà trường đủ số giáo viên cần còn lại đều phải thỉnh giảng 50% giáo viên.
Tương tự, ở bậc THPT, tình hình cũng không khả quan hơn so với bậc THCS. Hiệu trưởng một trường THPT thực hiện chương trình này cho biết, có năm nhà trường tuyển không đủ HS cho 1 lớp nên phải ghép học chung với HS lớp khác. Trường cũng không tuyển được giáo viên cơ hữu mà phải sử dụng giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Hiệu trưởng trường này nói: "Chúng tôi phải cố gắng để giữ chân giáo viên vì nếu với thời gian dạy ở trường, thầy cô dạy ở các trung tâm bên ngoài hoàn toàn có thu nhập cao hơn nhiều lần".
Vào cuối tháng 10, Đại sứ Nhật Bản tại VN đã khởi động Chương trình đặc biệt tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Nhật tại VN trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai quốc gia. Lãnh đạo các trường hy vọng việc học tiếng Nhật trong các trường phổ thông sẽ có những chuyển động mới bởi việc học ở bậc phổ thông sẽ là cơ sở, nền tảng để theo học ngoại ngữ ở những bậc học cao hơn sau này.
Theo thanhnien
Hiệu trưởng Vũ Đức Long phớt lờ cấp trên, bổ nhiệm nhiều cán bộ Mặc dù chưa xây dựng tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phòng, ban, đơn vị nhưng Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng đã bổ nhiệm một loạt cán bộ. Bổ nhiệm cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn Ngày 25/5/2016, Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Long, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng ký quyết định bổ...