Những lưu ý quan trọng khi ăn quả vải
Tránh ăn vải còn xanh, ăn vải lúc đói… là những lưu ý khi ăn vải để tránh tình trạng say hoặc ngộ độc.
Vải là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cùi vải có chứa khoảng 15gram đường, 36 mg vitamin C, ngoài ra còn chứa một số vitamin khác như B1, B2, B6, niacin, folate và chất khoáng quan trọng như magie (10 mg), kali (171 mg), đồng (148 mg), selen (0,6 mg)…
Tuy nhiên vải thiều cũng gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách. Viện dinh dưỡng đã chỉ ra một nghiên cứu tại Ấn Độ được đăng trên tạp chí Lancet vào tháng 4-2017 cho thấy khi ăn vải lúc đói, kết hợp yếu tố nhịn đói bữa tối ngày hôm trước có liên quan tới các ca bệnh cấp tính liên quan đến thần kinh và có tỷ lệ tử cong cao.
Cụ thể, ở Muzaffarpur – vùng trồng vải lớn nhất Ấn Độ – hàng năm đều xảy ra các vụ bùng phát bệnh thần kinh cấp tính với tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Nghiên cứu nói trên ở 390 bệnh nhân (trong đó có 122 người chết) đã phát hiện chất hypoglycin A và methylencyclopropyl glycine (MCPG) trong nước tiểu các bệnh nhân. Xét nghiệm cũng cho thấy hàm lượng các chất này trong quả vải xanh cao gấp 2-3 lần so với vải chín. Hypoglycin A và MCPG là hai chất gây ra triệu chứng hạ đường huyết và triệu chứng bệnh não ở động vật thí nghiệm, do ức chế quá trình chuyển hóa axit béo thành đường glucose.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào công bố về hàm lượng hypoglycin A và MCPG trong quả vải ở Việt Nam, nhưng theo các nghiên cứu đã công bố trên thế giới, để đảm bảo an toàn khi ăn vải, người tiêu dùng Viện dinh dưỡng quốc gia cần lưu ý:
Video đang HOT
Vải thiều chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách. Ảnh: HQ
- Người tiêu dùng tuyệt đối không ăn quả vải xanh, vải chưa chín hẳn, tránh ăn hạt vải hoặc nhai, cắn phải hạt vải.
- Người tiêu dùng không nên ăn vải lúc đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Theo đó để đảm bảo an toàn người dân nên ăn vải sau bữa ăn để tránh hạ đường huyết.
Viện dinh dưỡng cũng lưu ý thêm, người dân ở vùng trồng vải cần có sẵn đường glucose để phòng trường hợp hạ đường huyết nếu nghi ngờ ngộ độc do ăn vải.
Còn trẻ mà tóc bạc mọc đầy đầu, không nắm rõ nguyên nhân này để chữa trị thì chỉ khiến chị em nhanh già và kém sắc hơn thôi
Hiện nay, "bệnh" tóc bạc đang dần trở nên trẻ hóa khiến nhiều chị em đau đầu tìm cách chữa trị. Vậy nên cần phải nắm rõ nguyên nhân để việc chữa trị có hiệu quả hơn.
Trước những áp lực công việc cùng nhiều mối lo toàn trong xã hội hiện nay, nhiều người đang dần có xu hướng bạc tóc rất sớm. Tuy tóc bạc là một dấu hiệu tuổi già nhưng càng ngày nó lại càng xuất hiện ở giới trẻ, có khi chỉ vừa 20 - 25 tuổi mà tóc đã bạc trắng như bà cụ.
Chẳng còn là nỗi lo của riêng người già nữa mà tóc bạc cũng đang "lấn sân" sang tuổi trẻ.
Dù tóc bạc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng nó lại làm vô số chị em phải chạnh lòng và mất tự tin khi xuất hiện trước mặt người khác. Vậy nguyên nhân của chứng tóc bạc sớm ở người trẻ xuất phát từ đâu?
1. Do di truyền
Cần phải hiểu rằng, giữa di truyền và tóc bạc luôn có một mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu các thế hệ trước như ông bà, cha mẹ có tóc bạc từ rất sớm thì nguy cơ ở đời con cháu cũng y hệt vậy. Ngoài ra, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất khi xác định đến thời điểm nào thì tóc sẽ bị bạc. Thế nhưng, việc di truyền này là không thể tránh khỏi và nếu ai mắc phải thì chỉ biết ngậm ngùi chấp nhận.
2. Do cảm xúc hàng ngày
Không chỉ xuất phát từ các yếu tố bị động như di truyền, tóc bạc còn do yếu tố chủ động là tinh thần, cảm xúc của mỗi người. Sự lo lắng, stress, mất ngủ, suy nhược cơ thể hay phụ nữ sau sinh... đều có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền, làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte. Từ đó xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc.
Bên cạnh đó, nếu bạn ở trong trạng thái hoảng loạn, sốc tâm lý hay phải trải qua những điều căng thẳng khác đều có thể làm tóc bạc tạm thời. Lúc đó, mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc sẽ bị co thắt lại, làm cho chức năng sản xuất sắc tố trên tóc bị suy yếu gây bạc trắng.
3. Do thiếu hụt vitamin
Một điểm khác gây nên chứng tóc bạc sớm là do thiếu dinh dưỡng hoặc rối loạn dinh dưỡng. Thiếu hụt lâu dài các loại vitamin thiết yếu như vitamin B1, B2, B6... và axit folic sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của tóc.
Thế nên, nếu một khi bạn đã xác định được nguyên nhân cho việc tóc bạc sớm thì phải nhanh chóng khắc phục ngay. Để càng lâu lại càng mất nhiều thời gian chữa trị hơn, không những chỉ ảnh hưởng nhan sắc mà còn làm cho cơ thể nhanh chóng lão hóa nữa đấy. Ngoài ra, hãy áp dụng thêm một vài cách sau để đẩy nhanh tiến trình nhé:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt hơn trong mỗi bữa ăn: Những loại thực phẩm này có thể khắc phục và cải thiện tối đa các nguồn cơn gây ra chứng tóc bạc sớm. Một vài loại có thể kể đến như các loại hạt, đậu phụ, gan, cải bó xôi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, hạt bí ngô...
- Bắt buộc phải ngủ đủ giấc, hạn chế việc thức quá khuya hoặc thiếu ngủ: Ngủ đủ mỗi ngày 7 - 8 giờ có thể làm giảm mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể và nuôi dưỡng tóc tốt hơn.
- Học cách tự điều chỉnh cảm xúc: Như đã đề cập, cảm xúc là yếu tố tiên quyết cho việc tóc bạn có bạc sớm hay không. Vậy nên cần phải học cách tự điều chỉnh cảm xúc, cố gắng hạn chế ở trong tình trạng stress và bực dọc. Chị em có thể thường xuyên ra ngoài giao lưu, thư giãn và tìm kiếm thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống để giảm tải áp lực cho hệ thần kinh nhé.
Theo QQ/Helino
Ngủ mơ nhiều chứng tỏ cơ thể đang thiếu nghiêm trọng 4 loại vitamin này, phụ nữ không kịp thời bổ sung chẳng khác nào gián tiếp "giết chết" nhan sắc Không phải cứ ngủ mơ là do thiếu ngủ, nó còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt 4 loại vitamin này, cần bổ sung ngay kẻo muộn. Nhiều người hay có thói quen thức khuya làm việc, lướt web nên thường cảm thấy mệt mỏi và không thể dậy nổi vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, cũng có một...