Những lưu ý quan trọng cho tân sinh viên
Thời điểm các công đoạn cuối cùng của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022 kết thúc cũng là khi các bạn tân sinh viên phải xa bố mẹ và tự mình lo mọi thứ.
Vì vậy, nếu không trang bị kỹ năng cần thiết, tân sinh viên có thể sẽ gặp nhiều rắc rối khi bước vào môi trường đại học.
Phần lớn, sinh viên đại học là những bạn ở tỉnh khác. Vì thế, cuộc sống xa nhà có thể khiến nhiều bạn lo lắng, đặc biệt là tân sinh viên. Những mối lo xoay quanh về tâm lý xa bố mẹ, lo chỗ ở, ăn uống, chi phí sinh hoạt, đi lại, học hành,…
Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống đại học được nhiều bạn quan tâm.
Chính vì vậy những câu hỏi như: Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì cho cuộc sống đại học được nhiều bạn quan tâm. Bởi có một hành trang tốt sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường học tập mới.
Chuẩn Bị Tinh Thần Cho Cuộc Sống Xa Nhà
Hầu hết các sinh viên năm nhất đều cảm thấy nhớ nhà khi lần đầu tiên phải sống xa nhà. Vì thế, một tinh thần tốt là điều sinh viên năm nhất cần chuẩn bị.
Sống xa nhà, bạn phải tự chăm sóc cho chính bản thân mình, tự nấu ăn, giặt quần áo,… Đôi lúc bạn sẽ buồn khi nhớ nhà xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ khi chưa quen môi trường sống mới.
Hơn nữa, chương trình học đại học cũng không giống như học phổ thông. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá. Bởi những khó khăn, bỡ ngỡ này bất kỳ sinh viên năm nhất nào cũng cần vượt qua.
Vì vậy, nên có những người bạn cùng lớp, cùng phòng để trao đổi, giúp đỡ nhau. Đừng quên liên lạc thường xuyên với gia đình để nhanh chóng quên đi những trở ngại này.
Nên Ở Trọ Hay Ở Kí Túc Xá
Video đang HOT
Tìm chỗ ở khi học đại học luôn được ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên. Kí túc xá và phòng trọ là hai lựa chọn phổ biến nhất cho bạn.
Kí túc xá: Rất tiện lợi cho bạn đi học và sinh hoạt câu lạc bộ. Và bạn có nhiều cơ hội hơn để giao lưu, sinh hoạt với các sinh viên trong trường. An ninh KTX cũng đảm bảo hơn so với phòng trọ bên ngoài. Ngoài ra, chi phí ở KTX cũng rẻ hơn so với ở trọ.
Tìm chỗ ở khi học đại học luôn được ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên.
Tuy nhiên, việc sống cùng nhiều người cũng có những nhược điểm. Một số vấn đề như: quy định nấu ăn, hay không hợp tính cách, giờ giấc sinh hoạt của bạn cùng phòng. Ngoài ra, nếu kí túc xá gần các địa điểm sinh hoạt, sân chơi thì khá ồn.
Ở trọ: Nhìn chung, sinh viên thích ở trọ hơn so với kí túc xá. Ở trọ, bạn có thể tự chủ về thời gian nghỉ ngơi, học tập. Không gian sinh hoạt cũng yên tĩnh hơn nhiều so với KTX.
Nếu bạn làm thêm ngoài giờ hay thường đi chơi cùng bạn bè thì ở trọ sẽ tiện lợi và phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn phòng trọ đảm bảo an ninh, chủ nhà dễ tính và phù hợp giá thuê.
Ở trọ hay kí túc xá đều có những ưu nhược điểm riêng. Năm đầu, chưa quen môi trường mới, bạn có thể ở KTX một thời gian, sau đó ra ngoài thuê trọ. Hoặc bạn cũng có thể thuê trọ ngay từ đầu. Hãy tham lời khuyên của anh chị đi trước tại trường bạn để đưa ra lựa chọn hợp lý.
Làm quen với học kiểu đại học
Mọi người vẫn hay đùa “đại học là học đại”. Hồi đó ngu ngơ ngồi nghe cười cười chả hiểu gì. Đến khi lên đại học mới thật sự “ngấm”. Giờ học ít đi thay vào đó là về nhà tự tìm tài liệu học, giáo viên thường chỉ lên lớp giảng bài chứ ít tương tác với sinh viên.
Sự kiểm soát học hành gần như là khiến cho nhiều bạn cảm thấy hoang mang. Nhiều bạn không thể thích ứng được với cách học thoải mái và tính tự học cao dần trở nên lơ là và sa sút trong việc học. Vì vậy, các bạn sinh viên cần lập cho mình một thời khóa biểu học tập cố định để cân bằng được việc học và chơi.
Nếu bạn biết trước những thông tin cần thiết về trường mình đang học, bạn sẽ quen và không bị bỡ ngỡ, bối rối khi bắt đầu nhập học.
Học Thêm Những Kiến Thức Và Kỹ Năng
Kiến thức và kỹ năng là vũ khí mạnh mẽ giúp bạn vững vàng trong tương lại. Thời gian học đại học, bạn cũng cần tranh thủ thời gian để tích lũy thêm cho bản thân.
Thông thường các trường đại học sẽ có yêu cầu nhất định về chứng chỉ quốc tế như: Ngoại ngữ hay Tin học. Hãy tranh thủ thời gian để học, thi chứng chỉ để đạt chuẩn đầu ra nhé. Để trau dồi thêm Tiếng Anh, mình thường xem youtube, xem phim Anh Mỹ, học qua các app,…
Tân sinh viên chật vật tìm nhà trọ ở Hà Nội
Năm học mới cận kề, nhu cầu tìm kiếm nhà trọ tăng cao, do vậy, nhiều khu trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn trong tình trạng "cháy phòng".
Năm học mới bắt đầu, nhiều gia đình ở ngoại tỉnh có con đỗ đại học lại chạy đôn đáo khắp Hà Nội tìm phòng trọ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, để tìm được một phòng trọ vừa "tươm tất", vừa phù hợp với điều kiện kinh tế một chút là không dễ, bởi do nhu cầu thuê nhà cao nên giá thuê nhà cũng bị đội lên so với trước.
Theo khảo sát của PV, phòng trọ có diện tích từ 15-17m2 có giá từ 2,5 triệu đồng/tháng. Với các căn phòng khép kín ở chung cư mini, giá thuê từ 3,5-4 triệu đồng.
Phân khúc nhà ở phổ biến nhất có giá thuê từ 2,5-3,2 triệu đồng/tháng, có thể ở ghép 2-3 người. Phòng được trang bị nội thất cơ bản như giường, tủ quần áo, bếp, điều hòa, nóng lạnh... Do nhu cầu thuê tăng cao nên tất cả các phân khúc nhà trọ đang trong tình trạng "cháy phòng".
Còn các khu nhà trọ trên phố Yên Hoà, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Dịch Vọng, Trần Thái Tông, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt...gần Học viện Báo Chí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Thương mại... cũng đều kín phòng.
Một khu nhà trọ trên phố Xuân Thủy dán thông báo "hết phòng".
Tại các ngõ nhỏ trên phố Xuân Thủy, nhiều dãy nhà trọ dán thông báo "hết phòng". Một số khu nhà trọ khác quanh khu vực Cầu Giấy, khi PV gọi vào các số điện thoại dán trên tường để liên lạc, hầu hết chủ trọ cho biết, không còn phòng trọ hoặc nếu còn thì chỉ là những phòng trọ không khép kín được cho thuê với giá rẻ, từ 1,2 triệu-1,5 triệu đồng/tháng, không đủ đồ dùng thiết yếu, phòng xuống cấp và ẩm thấp.
Chị Ngô Thanh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đã 3 ngày nay chị đi tìm phòng trọ cho cháu (ở Quảng Ninh) vừa đỗ đại học, tuy nhiên, đi đến đâu cũng được trả lời là hết phòng trọ. Chị Vân than vãn, trước đây cũng đã nhiều lần đi tìm nhà trọ cho em, cháu từ quê xuống học nhưng chưa bao giờ chị thấy việc đi tìm nhà trọ lại khó như năm nay.
Trước tình trạng "cháy phòng" thuê trọ, em Linh Anh (sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, do việc tìm nhà quá khó nên trong năm học mới này, em và một nhóm bạn cùng nhau thuê 1 căn nhà với giá hơn 7 triệu đồng ở Mai Động, cách trường học từ 2-3 km. Tính ra, mỗi người chỉ phải trả từ 1-1,2 triệu/người/tháng (bao gồm cả điện, cả nước).
Em Nguyễn My (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng cho hay, do khó tìm nhà trọ và để giảm bớt chi phí, em cùng 2 bạn nữa phải thuê trọ 1 căn phòng trọ với giá rẻ, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Theo My, đây là giải pháp tạm thời vừa giảm thời gian tìm nhà trọ, vừa giảm bớt chi phí hàng tháng.
Lý giải về sự khan hiếm phòng trọ, anh Nguyễn Hữu Văn, chủ một dãy nhà trọ trên phố Xuân Thủy cho biết, nhiều tân sinh viên ở ngoại tỉnh, ngay từ khi biết kết quả đỗ đại học, gia đình đã nhờ anh em ở Hà Nội hoặc trực tiếp lên Hà Nội đi tìm chỗ trọ và đặt cọc trước tiền nhà cho con em mình. Hiện, 100% phòng trọ của anh đã được đặt cọc, trong số này có cả sinh viên năm 2, 3 và cả tân sinh viên đang chuẩn bị nhập học. Ngày nào anh cũng phải nghe hàng chục cuộc điện thoại hỏi thuê nhà, nhưng rất tiếc không còn nhà cho thuê.
Cẩn trọng "treo đầu dê, bán thịt chó"
Nắm bắt được nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên, thời gian này, trên các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều bài đăng tìm phòng trọ với các thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini dành cho sinh viên tại Hà Nội. Tuy nhiên, do nhu cầu thuê phòng trọ của sinh viên tăng cao nên rất khó để tìm được phòng trọ có giá rẻ, chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, có tình trạng "treo đầu dê, bán thịt chó", quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo. Hơn nữa, chủ nhà hét giá quá cao, do đó, nhiều sinh viên cảm thấy ái ngại khi tìm kiếm thông tin thuê nhà trên các diễn đàn này.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm đăng thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini.
Em Đào Thu Hồng, sinh viên trường ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ cho hay, trước đây, em ở trọ cùng bạn ở phố Hoàng Hoa Thám, nhưng địa điểm này xa trường nên em muốn tìm một căn phòng trọ gần trường hơn. Mấy ngày nay, ngày nào cũng tìm kiếm phòng trọ ở các hội, nhóm trên mạng xã hội nhưng vẫn chưa tìm được căn ưng ý và phù hợp với điều kiện kinh tế.
"Ngoài việc đi tìm nhà trực tiếp ở các khu phố gần trường học, thời gian rảnh, e vào hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm nhà trọ. Tuy nhiên, khi gọi điện thì các chủ nhà trọ nơi thì kêu hết phòng, người thì hét giá quá cao, thường từ 4 - 5 triệu đồng/phòng, mức giá này thực sự quá sức với sinh viên tỉnh lẻ như chúng em", em Hồng chia sẻ.
Số lượng sinh viên đến học tập và người lao động đến làm việc tại Hà Nội ngày càng tăng, nguồn cung nhà ở cho thuê hiện nay còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của hàng triệu người dân có nhu cầu. Do đó, rất mong các trường học sẽ có những giải pháp hỗ trợ việc tìm kiếm phòng trọ trong đợt cao điểm. Cùng với đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ nhằm tăng số lượng nhà ở dịch vụ, phòng trọ, ký túc xá... cho sinh viên tại Hà Nội để các em có chỗ ở ổn định và yên tâm học tập, nghiên cứu./.
Hơn 50 sinh viên New Zealand chọn Việt Nam để thực tập 52 sinh viên New Zealand được nhận học bổng chính phủ đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến trên hành trình trở thành công dân toàn cầu. Những sinh viên New Zealand nhận học bổng PMSA (Ảnh: Báo Tiền Phong). Học bổng Thủ tướng đến khu vực châu Á (Prime Minister's Scholarships for Asia - PMSA) kỳ này lựa chọn 403 sinh...