Những lưu ý không thể bỏ qua khi nâng tầng nhà phố
Cải tạo nâng tầng nhà phố là một phương án thông minh nhằm mở rộng không gian sống rộng rãi, khang trang và hiện đại hơn trên nền móng cũ.
Kiểm tra kỹ độ chịu lực trước khi nâng tầng
Độ chịu lực của ngôi nhà chính là yếu tố tiên quyết cho việc gia chủ có thể cải tạo, nâng tầng nhà phố được hay không.
Bản kiểm định chất lượng phải thực hiện bởi kiến trúc sư hoặc chuyên gia chuyên nghiệp nhằm đảm bảo độ an toàn cho công trình về sau. Sau khi kiểm định độ chịu lực, gia chủ mới quyết định lựa chọn xây nhà với tầng phù hợp. Cần tránh cơi nới quá cao so với độ chịu lực, bởi nếu nhà nâng cao, tăng áp lực sẽ dễ gây nghiêng, sụt, lún, và gây mất an toàn.
Cải tạo nâng tầng nhà phố giúp mở rộng không gian sống lại tiết kiệm chi phí xây dựng. Đồ hoạ: Kim Nhung
Xin phép cải tạo nâng tầng trước khi thực hiện
Liên quan đến vấn đề nhà đất và quyền sử dụng cũng như diện tích sử dụng, trong cải tạo nâng tầng nhà phố cần có giấy phép từ chính quyền địa phương, các thủ tục và giấy tờ cần thiết liên quan khác. Hãy đảm bảo mọi thủ tục hành chính đã xong xuôi đầy đủ để việc thi công tu sửa không bị gián đoạn.
Tuân thủ nghiêm chiều cao tầng nhà
Khi tiến hành nâng tầng nhà, gia chủ phải tuân thủ nghiêm ngặt chiều cao, khoảng lùi đã đăng ký với bản vẽ cấp phép. Nếu vi phạm, gia chủ sẽ bị phạt hành chính, buộc phá dỡ rất rắc rối và tốn kém thời gian.
Video đang HOT
Hãy cân nhắc kỹ trước khi xin phép sửa nhà, cân đo đong đếm số lượng tầng có thể cơi nới phù hợp độ chịu lực của nhà đúng như bản vẽ để tránh rắc rối phát sinh.
Khi tiến hành nâng tầng, gia chủ cần tuân thủ nghiêm chiều cao bản vẽ đã được cấp phép. Đồ hoạ: Kim Nhung
Chú ý gia cố nền móng cũ
Gia cố nền và móng là một trong những khâu thường gặp trong quá trình cải tạo nâng tầng nhà.
Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc này để tiết kiệm chi phí. Và đó là một quyết định hoàn toàn sai lầm, bởi chỉ khi nền móng vững chắc mới đảm bảo được chất lượng công trình an toàn, vững vàng về sau.
Nếu gia cố nền móng không tốt, ngôi nhà sẽ nhanh chóng xuống cấp, gây lãng phí hơn nhiều. Vì vậy, gia chủ không nên bỏ qua công đoạn quan trọng này.
Lựa chọn vật liệu giảm tải trọng cho ngôi nhà
Vì việc nâng tầng được thực hiện trên nền tảng của nhà cũ, do đó sử dụng vật liệu nhẹ, tải trọng thấp sẽ tốt hơn. Vật liệu nhẹ sẽ giảm áp lực lên nền móng đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sử dụng, giữ tuổi thọ cho ngôi nhà về sau.
Nhà phố độc đáo "đánh bật" gió Lào và nắng nóng đỉnh điểm miền Trung
Nằm ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình - nơi có khí hậu cực kì khắc nghiệt, ngôi nhà vẫn quanh năm mát mẻ nhờ thiết kế thông minh, hợp lý.
Quảng Bình có điều kiện khí hậu cực kì khắc nghiệt, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: với mùa hè nắng gay gắt, mùa mưa đến muộn và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió Lào nóng khô, khó chịu.
Căn nhà mang tên LN House nằm tại khu phố nhỏ thuộc thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
Điều gia chủ băn khoăn nhất khi xây dựng ngôi nhà là làm thế nào để chống nóng và thông gió hiệu quả.
Để xử lý vấn đề nắng nóng, kiến trúc sư (KTS) Trần Văn Ngọc - Lê Thị Thanh Duyên đã lựa chọn giải pháp xây dựng mái Thái - một trong những lối kiến trúc nhà ở không hề xa lạ với người dân miền Trung.
Tuy nhiên, KTS cũng phải xử lý khéo léo để loại mái này hài hòa với lối xây dựng hiện đại.
Ngôi nhà là sự kết hợp giữa cách lựa chọn vật liệu thông minh cùng thiết kế, nội thất tối giản, tạo nên một không gian sáng thoáng, tiện nghi. Ngôi nhà có diện tích sử dụng lên đến 170m2 và chi phí hoàn thiện khoảng 1 tỷ 200 triệu đồng.
Mẫu nhà mái Thái thường có tính năng tản nhiệt, chống nóng tốt hơn các loại mái thông thường nên được xây dựng phổ biến ở khu vực miền Trung nước ta. Tuy nhiên qua tính toán của các KTS, phần mái thái của ngôi nhà trở nên độc đáo, bắt mắt hơn rất nhiều. Màu nâu của phần mái hài hòa với màu sắc ngoại cảnh ngôi nhà, tạo nên điểm nhấn phía ngoài.
Ngôi nhà có 2 tầng: tầng 1 là không gian sinh hoạt chung và 1 phòng ngủ lớn, tầng 2 bao gồm 2 phòng ngủ nhỏ và phòng thờ, sân phơi. Để tối ưu không gian sử dụng, các KTS đã bố trí 1 phòng vệ sinh chung cho mỗi tầng, thay vì đặt khép kín trong phòng ngủ.
Để không gian ngôi nhà luôn sáng và thoáng đãng, các KTS đã sử dụng vật liệu kính ở mặt tiền và nội thất của ngôi nhà.
Không gian sinh hoạt chung rộng thoáng, tối ưu diện tích sử dụng với thiết kế mở, không vách ngăn
Khu vực cầu thang ngoài chức năng kết nối hai tầng lầu, còn là khu vực thông tầng giúp lưu thông ánh sáng và không khí hiệu quả. Nhờ vậy mà dù căn nhà dài sâu thuộc túyp nhà phố điển hình nhưng vẫn đảm bảo được độ thông thoáng trong từng không gian.
Khu vực tam cấp dẫn vào nhà được bố trí với rất nhiều cây xanh xung quanh.
Sử dụng sofa góc chất liệu da, phối cùng khung gỗ to bản, nổi bật giữa không gian mang gam màu trắng chủ đạo khiến phòng khách trở nên sang trọng, khang trang. Đá marble ốp tường sau sofa, tạo nên không khí mát mẻ, xua tan cái nóng gay gắt của Quảng Bình.
Ảnh: New Studio Architecture
Nhà phố hướng Tây ở Sài Gòn đẹp mê, có cầu thang như đi thẳng lên trời Mặc dù bị bó hẹp bởi các quy hoạch bắt buộc về cao độ, khoảng lùi, ban công,... nhưng nhóm kiến trúc sư vẫn sáng tạo nên một không gian sống xanh mát, thú vị cho gia chủ. Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích 5x17m, nằm trong một dãy phố liền kề ở Quận 7, TP. HCM. Đây...