Nhà gỗ Machiya: Không gian sống truyền thống đậm chất cố đô
Được gọi là “hang lươn”, nhà gỗ truyền thống machiya là nơi người dân ở cố đô Nhật Bản vừa kinh doanh, vừa sinh sống.
Khoảnh vườn nhỏ là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nhà gỗ machiya . Ảnh: Nippon
Những ngô nhà phố machiya của Kyoto không chỉ toát lên vẻ tinh tế về mặt thẩm mỹ mà còn là không gian sống vô cùng thoải mái, với khả năng điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, cũng như khả năng chống chọi với động đất. Những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống mang theo nhiều cải tiến mà người Nhật ở cố đô đã phát triển suốt một thiên niên kỷ qua.
Kiến trúc sư Matsui Kaoru cho hay: “Hồi thế kỷ 8, khi Kyoto trở thành kinh đô của Nhật Bản , machiya là từ dùng để chỉ các lán nhỏ trong chợ, nơi buôn bán hàng hóa. Sau này người ta bổ sung thêm khu sinh hoạt và cuối cùng ngôi nhà này đã biến chuyển thành machiya mà ta thấy ngày nay”.
Khi thành phố và lối sống phát triển qua nhiều thế kỷ, những ngôi nhà phố nơi mọi người sinh sống cũng vậy. Nhiều sự cải tiến đã được áp dụng trong thiên niên kỷ qua và các tiêu chuẩn dần thành hình. Hiện nay ở Kyoto có khoảng 40.100 dinh thự bằng gỗ kiểu truyền thống được xây dựng trước năm 1950.
Yếu tố tự nhiên
Kiểu nhà gỗ machiya mà ta thấy ngày nay ở Kyoto được phát triển vào giữa thời Edo và được xây bằng vật liệu hoàn toàn tự nhiên. Nhà cũng được cải tạo theo chu kỳ phát triển tự nhiên của vật liệu đã xây nên nó.
“Ví dụ, năm nào cũng có rơm rạ nên vật liệu này được thay thế hàng năm”, kiến trúc sư Matsui nói, “Mitsumata và kōzo – cây có vỏ để làm giấy washi – và tre cần khoảng ba năm phát triển để đủ điều kiện khai thác, nên đồ đạc bằng giấy và tre vài năm mới thay một lần. Cây cối mất vài thập kỷ mới trưởng thành nên người ta đã áp dụng nhiều phương pháp để kéo dài tuổi thọ của gỗ”.
Chính vì vật liệu xây dựng là tự nhiên, nên bất cứ thứ gì được thay thế đều có thể đem làm chất đốt trong bếp, còn tro thì được người nông dân sử dụng làm phân bón. Những ngôi nhà machiya của Kyoto đã tạo ra một lối sống bền vững về mặt sinh thái.
Phương pháp shinkabe-zukuri là cách để kiểm soát độ ẩm trong nhà machiya. Ảnh: Nippon
Một điểm đặc biệt khác của nhà machiya ở Kyoto là khả năng điều chỉnh độ ẩm. Matsui giải thích: “Độ ẩm khoảng 50-60% có thể được duy trì quanh năm. Ngay cả khi không khí bên ngoài trở nên ẩm ướt, tức là khoảng 80%, thì bên trong nhà vẫn khô hơn. Đó là nhờ shinkabe-zukuri, phương pháp xây dựng khiến cột đỡ nhà vẫn được để lộ ra bên ngoài phần tường trát. Điều này đặc biệt hiệu quả trong điều chỉnh độ ẩm”.
Ví dụ, trong mùa mưa, lớp giấy phủ cửa trượt shōji trở nên ẩm, nặng. Khi đó, những cây cột này sẽ hấp thụ hơi ẩm, khiến ngôi nhà được thông thoáng hơn.
Hành lang engawa bên ngoài giúp cách nhiệt. Ảnh: Nippon
Ngoài ra machiya còn được thiết kế để tăng khả năng đón ánh mặt trời, cũng như không khí. Mái hiên rộng giúp tránh ánh nắng chói chang của mùa hè nhưng lại để ánh nắng vào phòng khi mặt trời mùa đông xuống thấp. Trong khi đó, phần hành lang engawa bên ngoài cửa trượt tạo hiệu ứng cách nhiệt. Còn khu vườn nhỏ đặt trong khuôn viên nhà thì chịu trách nhiệm lấy ánh sáng và thông khí.
Nhà phố ngập tràn nắng gió và tình yêu thiên nhiên của vợ chồng trẻ ở Quảng Ngãi
Ngôi nhà phố của vợ chồng chị M khiến nhiều người thích thú vì bước vào không gian, ai cũng như được chìm đắm trong thế giới bình yên, tĩnh tại và vô cùng trong lành nhờ sắc màu thân thiện của thiên nhiên.
Ngôi nhà của vợ chồng chị M được xây trên mảnh đất có diện tích 8 x 16m. Không gian sống mới hoàn thiện này chính là tổ ấm dành cho 4 người bao gồm các chức năng cơ bản như phòng khách, phòng bếp, khoảng sân vườn có bàn trà, 4 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung như phòng đọc sách với không gian mở, 1 WC trong phòng và 2 WC riêng biệt.
Sau một quãng thời gian dài sống chung với nhà chồng, hai vợ chồng chị M quyết định ra ở riêng. Chị M chia sẻ: "Hai vợ chồng đều thích sự mộc mạc, thoáng đãng, có nhiều cây xanh và ánh sáng tự nhiên, là chốn bình yên cuối ngày để có thể bỏ lại những mệt nhọc ngoài kia.
Quá trình lên ý tưởng thiết kế, xây dựng, hoàn thiện đến dọn nhà không thể tránh khỏi những tranh luận, bất đồng ý kiến nên hai vợ chồng nhiều khi mệt mỏi. Tuy nhiên, sau tất cả, nhìn thành quả thì cả hai đều cảm thấy mãn nguyện".
Vợ chồng chị M khá tâm huyết khi thiết kế ngôi nhà mới, tổ ấm riêng của 4 thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất 8 x 16m.
Không gian sống ngập tràn cây xanh.
Cũng nhờ những mong muốn, những điểm chung về ngôi nhà nhiều cây xanh, về sự thoáng đãng ngập tràn ánh sáng, anh chị đã nhờ được một đơn vị thiết kế có phong cách mộc mạc nên đã khá thuận lợi trong việc triển khai ý tưởng thành hiện thực.
Ngôi nhà được xây dựng dành cho 2 vợ chồng trẻ và 2 cô công chúa nhỏ. Tầng trệt được bố trí khá hợp lý với bên ngoài là khoảng sân vườn, có hệ kính liên thông với phòng bếp và phòng khách. Bên cạnh đó còn có 1 phòng ngủ và 1 WC. Tầng trên được thiết kế 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ, 2 WC và các phòng được liên kết với nhà bởi phòng sinh hoạt chung.
Gạch bông gió giúp mang ánh sáng hắt sinh động cho căn nhà.
Cây xanh hiện diện ở khắp nơi.
Gạch ốp màu đỏ tạo điểm nhấn thân thiện.
Ngôi nhà với sự thoáng đãng nhờ những ô cửa đón nắng gió vào trong.
Trong quá trình hoàn thiện nhà, cả hai cùng nhau chọn lựa từng đồ nội thất, từng vật dụng trang trí nên mỗi góc nhỏ đều vô cùng ưng ý. Ban ngày, ngôi nhà ngập tràn ánh sáng và gió trời, cây xanh len lỏi vào từng ngóc ngách, có nơi để ngồi thưởng trà, nhâm nhi rượu vang, cùng nhau đàm đạo...
Chị M luôn ví căn nhà của mình giống như chiếc lồng đèn trung thu vì ánh sáng đèn hắt ra từ các ô gạch thông gió, ánh đèn từ gốc cây kết hợp cùng với đèn Led trần chiếu điểm như vũ điệu ánh sáng đang trình diễn...
Khu vực phòng khách đẹp dịu dàng.
Không gian ấm cúng.
Lối lên tầng 2.
Không gian được kết nối linh hoạt.
Khu vực bếp nấu ngập tràn ánh sáng.
Góc làm việc, thư giãn rất chill.
Chị M tâm sự: "Trong quá trình làm nhà thật sự chúng mình trải qua rất nhiều kỷ niệm và cả khó khăn. Vì mình vừa sinh bé thứ 2 xong nửa tháng là bắt đầu thi công nhà nên chồng mình thì chạy ngược xuôi để giám sát, còn mình thì vừa "nằm ổ" vừa theo dõi nhà qua điện thoại, vừa mua sắm online.
Vì lên kế hoạch mua sắm đầy đủ nên khi về nhà mới, mình chỉ việc sắp xếp, bố trí theo từng khu vực hợp lý. Lâu lâu mình lại gửi bé được cho ông bà ngoại trông nên chồng chở đến xem nhà làm đến đâu. Hai vợ chồng lại cùng đi sắm sửa thêm. Cả chăm con và làm nhà đều rất quan trọng nên hao tổn nhiều năng lượng của hai vợ chồng".
Những ô cửa mái vòm tạo điểm nhấn trong kiến trúc nhà phố.
Quá trình hoàn thiện thiết kế, thi công ngôi nhà mơ ước của gia đình chị M hết khoảng 5 tháng. Một trong những chi tiết thiết kế trong ngôi nhà được chị M yêu thích chính là hệ cửa vòm và những ô bông gió, gạch ốp tường. Cửa vòm để tạo sự mềm mại, bình yên, giúp vợ chồng chị ngồi ở bất kỳ góc nhỏ nào trong nhà đều có thể ngắm nhìn thế giới bên ngoài qua khung cửa dịu dàng, bình yên.
Gạch bông gió vừa đẹp, vùa có gió mát cùng hiệu ứng ánh sáng sinh động cho không gian. Gạch ốp là một trong những giải pháp thú vị mang đến nét đẹp mộc mạc, ấm cúng, tạo điểm nhấn hút mắt cho không gian nhà phố.
Ngôi nhà là tổ ấm đúng nghĩa khi được hoàn thiện đúng lúc để an ủi vợ chồng trẻ cùng cố gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, cùng nỗ lực chăm sóc con cái, và cả việc có thể nhìn ngắm ngôi nhà để ngẫm nghĩ về quãng thời gian vất vả xen lẫn giận hờn trong quá trình xây dựng.
Nguồn ảnh: NVCC
Căn nhà phố nhỏ xinh ở Nhật Bản được mệnh danh là "thiên đường của sự tối giản" Bạn sẽ vô cùng tò mò khi ngắm nhìn ngôi nhà màu xanh giữa phố. Bên trong căn nhà là cả một nghệ thuật tối giản. Một công ty kiến trúc nổi tiếng của Nhật Bản tên là Hattori Nobuyasu đã khiến mọi người ngỡ ngàng khi ngắm nhìn ngôi nhà phố mà họ thiết kế. Bên ngoài, ngôi nhà vô cùng đơn...