Những lưu ý khi ôn thi
Một thầy giáo tư vấn cho các em tránh tình trạng bị quá tải về kiến thức, chịu nhiều áp lực tâm lí, dẫn đến tình trạng sao nhãng.
Thời điểm này, học sinh cuối cấp THPT trên cả nước đang chuẩn bị toàn sức cho kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Hơn ai hết, các em phải tự nổ lực ôn tập, tích lũy kiến thức để mong có được một kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các em sẽ bị quá tải về kiến thức, chịu nhiều áp lực tâm lí, dễ dẫn đến tình trạng sao nhãng. Để tránh tình trạng trên, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau.
Học sinh chăm chú làm bài trong kì thi tuyển sinh ĐH năm 2010 tại hội đồng thi trường ĐH Qui Nhơn
Trước hết, để ôn thi có kết quả, học sinh phải biết chọn thầy học, chọn sách đọc. Thầy giáo giỏi, có kinh nghiệm luyện thi, có trách nhiệm sẽ trang bị cho các em một hệ thống kiến thức, phương pháp, kĩ năng sát với đề thi, học dễ hiểu, tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất.
Ngoài người thầy, các em còn phải có những cuốn sách hay để tham khảo. Tránh đọc linh tinh sẽ mất thời gian, tiền bạc, công sức. Khi đọc sách tham khảo, cần ghi chép, suy nghĩ và phải tư duy, rút ra những điều quan trọng, sau đó liên hệ với kiến thức trong chương trình, đề thi và áp dụng giải quyết từng câu hỏi. Nếu có thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại rồi hỏi thầy cô để hiểu vấn đề sâu rõ hơn.
Video đang HOT
Tiếp theo cần tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức của những năm trước. Bước này sẽ giúp các em có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập, làm bài thi. Nên chú ý tới thang điểm và từng ý nhỏ của yêu cầu của đề. Cũng cần đặt những câu hỏi thắc mắc kiểu như: tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; diễn đạt thế này mà không thế kia… Một điều quan trọng là cần học hỏi cách làm bài, kĩ năng, trình tự sắp xếp trình bày một bài thi vừa khoa học, đủ ý, thẩm mỹ. Sau đó vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Nên làm quen với những dạng bài tập mới. Ở mỗi dạng, làm một – hai bài mẫu. Trong quá trình ôn luyện, gặp bài nào hay, khó cần đánh dấu lại, ghi chú vắn tắt cách giải vào sổ tay để khi cần sẽ giở ra xem.
Bên cạnh đó, học sinh phải ôn tập toàn diện, trọng tâm, tránh học tủ. Đề thi có nhiều câu, kiểm tra kiến thức toàn diện và kiến thức chuyên sâu nhưng nhìn chung đều nằm trong chương trình học. Nhiều em thấy chương trình dài, ngại khó, thường bỏ qua các bài, chương mình không thích mà chỉ học theo chủ quan, học đoán đề. Nhiều học sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, năm nay sẽ không rơi vào bài đó nữa. Đây là một nhận thức chủ quan, sai lầm thiếu khách quan và thực tế những học sinh này đã gặp không ít rắc rối trong những ngày thi.
Một điều quan trọng nữa là cần tính toán thời gian, kế hoạch ôn thi sao cho phù hợp. Không nên học liên tục mà cần phải có thời gian giải lao. Tránh tình trạng phần học quá kĩ còn phần kia lại sơ sài vì hết thời gian. Phải có thời gian biểu, lịch học cụ thể cho từng môn. Những ngày trước khi thi, học sinh phải hệ thống lại kiến thức đã học, xem lại phần nào đã hiểu, chưa hiểu để biết mình mạnh – yếu chỗ nào rồi tìm cách khắc phục.
Cuối cùng, tâm lí và sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng giúp ta chiến thắng. Tránh tình trạng tâm lí quá sức vì lo lắng. Ngoài thời gian học cũng cần phải vui chơi giải trí như xem phim, chơi thể thao… sau đó cố gắng học hết mình. Nên chú ý về vấn đề sức khỏe trong khi ăn uống và nghỉ ngơi. Nhất là tránh tình trạng thức quá khuya, sáng dậy sớm. Nên ngủ trước 23 giờ và thức dậy trước 5 giờ, bởi đây là thời gian tốt nhất để trí não con người hoạt động. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa để đảm bảo thành phần năng lượng trong cơ thể, nhất là lở lứa tuổi dậy thì như các em.
Đào Tấn Trực
(Giáo viên trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)
Theo VTC
Ôn thi kiểu "cô ấm, cậu chiêu" Hà thành
Say mê luyện game, trốn học để tụ tập chơi bời, lao vào sống thử... là những kiểu ôn thi có một không hai của các sĩ tử Hà thành.
600.000 đồng/buổi... học Game, sắm hàng hiệu
Cậu học sinh lớp 13 tên Thuận (Khương Đình- Thanh Xuân) là con của một gia đình khá giả. Năm ngoái, Thuận thi khối A, ba môn thi cộng lại vừa đủ 9 điểm, nên năm nay, bố mẹ quyết tâm đầu tư cho cậu quý tử phải đỗ đạt bằng được.
Thuận xin bố mẹ đến học tại nhà một thầy dạy ôn có tiếng, mỗi buổi học phí là 300.000 nghìn, nhưng lúc nào cậu cũng khai gấp đôi để được cho thêm tiền, ngoài ra còn các khoản như quỹ nhóm học ôn, tiền mua tài liệu, tiền phô tô, mỗi tháng cũng ngót nghét vài triệu bạc.
Các sĩ tử dùi mài kinh sử tại... quán game
Thuận có sở thích "săn" đồ hàng hiệu. Số buổi cậu đến trung tâm học chỉ đếm trên đầu ngón tay, thời gian còn lại dành cho những buổi lang thang, rong xe qua khắp ngõ phố chỉ để lùng cho bằng được hàng hiệu, đồ độc. Tiền học ông bà già cho một tháng chẳng đủ sắm... một cái quần. Đành phải viện cớ học thêm, học tăng cường... để xin thêm tiền tiêu, chỉ cần nghe thấy con đi học là ông bà già tôi sung sướng lắm" - Thuận cười hỉ hả.
Tháng vừa rồi, tính tiền điện thoại, chị Hiền, mẹ Thuận mới tá hỏa vì số tiền hơn 4 triệu đồng phải chi trả. Hóa ra, nguyên nhân chính là từ việc chong đèn học tới tận khuya của cậu quý tử. Học được một lúc, Thuận lại ôm điện thoại lên phòng, đóng chặt cửa và "nấu cháo" với bạn gái cho tới tận khuya.
Khác với Thuận, Lâm, học sinh lớp 12 trường THPT Kim Liên thì khoái với chiêu trốn học, chui vào hàng Game cả buổi để thỏa thích cho niềm đam mê game của mình. Bố là Đại tá quân đội, mẹ làm kế toán doanh nghiệp, nên cậu được trang bị đầy đủ mọi thứ: xe tay ga, điện thoại xịn, quần áo hàng hiệu, duy chỉ có một điều khiến cậu... bực mình vì không được sống thỏa thích với Game.
Từ ngày đăng ký đi học ôn, cậu mới có cơ hội rèn luyện mình thành game thủ điêu luyện.
Lâm thật thà chia sẻ: "tiền chơi thì ít, nhưng tiền mua đồ trang bị cho quân thì tốn kém lắm. Có thằng trên mạng gạ bán sét đồ full 13 với giá 3 triệu, mà em xoay mãi chưa đủ. Khó khăn lắm mới năn nỉ với bố mẹ được 2 triệu tiền học phí, đành phải nghĩ kế khác để kiếm cho đủ tiền mua bộ". Chính nhờ giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" này đã giúp cậu "hợp lý hóa" cho những kế hoạch chơi bời, thỏa mãn những thú vui thường ngày mà cậu luôn bị ngăn cấm.
Nhân mùa thi, tha hồ sống thử
Chuyện tưởng chừng chỉ xảy ra với các sĩ tử lên luyện thi, sống tại các xóm trọ. Nhưng với Minh (Xuân La- Xuân Đỉnh), một chàng công tử Hà thành chính hiệu thì thời gian dùi mài kinh sử lại trở thành khoảng thời gian lý tưởng để cậu chung sống cùng cô bạn mới quen.
Cũng như bao học sinh lớp 13 khác, Minh vào lò luyện thi với hi vọng đạt điểm cao hơn trong kì thi sắp tới. Nhưng vừa học buổi đầu tiên, chàng trai trẻ đã chết mê Linh, cô gái xinh nhất lớp học ôn người Thái Bình. Biết Linh đang khó khăn trong việc tìm phòng trọ, Minh nhiệt tình giúp đỡ.
Gia đình Minh ai cũng hài lòng vì cậu con trai dạo này tỏ ra vô cùng chăm chỉ, học ôn từ sáng tới tận khuya, thậm chí còn qua đêm ở nhà cậu bạn thân để học hỏi bài vở. Nhưng không ai biết, từ lâu Minh đã thuê phòng trọ sống cùng cô bạn gái. Cả hai cùng đi học được một thời gian thì Minh nghỉ hẳn, hàng ngày đưa đón cô bé đi học và lấy toàn bộ tiền học phí chu cấp tiền phòng trọ cho Linh.
Càng luyện thi, càng có nhiều thời gian sống thử
Hương (đường Bưởi- Đống Đa), sinh ra trong gia đình khá giả, nên từ ngày mới học cấp 3, bố mẹ đã trang bị cho cô rất đầy đủ mọi thứ. Trong khi nhiều bạn còn lọc cọc với chiếc xe đạp thì cô đã sở hữu chiếc LX vàng, Iphone xịn, cô luôn xuất hiện trước mắt mọi người như một nàng công chúa. Điều này ngay từ đầu đã trở thành mục tiêu săn đuổi của Tuấn (quê Hưng Yên) trong lớp học ôn, vốn là người có tài ăn nói.
Từ đó, những lần hẹn hò liên tiếp được thay thế cho những giờ lên lớp. Ban đầu là lang thang trên các phố rồi đến dẫn nhau vào công viên, còn bây giờ cô cậu lại đưa nhau về phòng Tuấn để có "không gian riêng".
Thay vì chăm chỉ dùi mài kinh sử như các bạn, thì cả Tuấn và Hương lại quên đi những kỳ vọng của bố mẹ, để say sưa lao vào những cuộc chơi bời, những lần ân ái trong căn phòng trọ chặt hẹp của cậu học trò tỉnh lẻ. Mỗi buổi sáng đi học chính thức tại trường, Hương đều tỏ ra rất mệt mỏi hoặc thay vì chăm chú nghe cô giáo giảng bài và ghi chép thì cô nàng lại bận rộn bên chiếc điện thoại và những suy nghĩ riêng mình. Thậm chí, tiền bố mẹ cho để phục vụ việc học và những nhu cầu chính đáng của mình, cô đều dùng tất cả vào việc bao Tuấn ăn, học, chơi, ngủ, nghỉ!
Theo Giaoduc.net.vn
Thức khuya học bài - thói quen xấu muôn thuở của học sinh Chuyên teen 12 thưc đêm đê luyên thi đai hoc đa không con mơi la, thâm chi nhiêu ban con săn sang thưc trăng ca đêm đê hoc. Tuy nhiên, vân co môt sô y kiên cho răng hoc đêm cung co môt sô cai lơi riêng cua no. Đêm la khoang thơi gian kha yên tinh. Nhiêu ban thich hoc trong thơi...