Những lưu ý khi đeo kính áp tròng
Đeo kính áp tròng đang là xu hướng ưa chuộng của giới trẻ. Có mấy loại kính áp tròng?
Hiện có 3 loại kính áp tròng phổ biến nhất là:
Kính áp tròng cứng: Loại kính áp tròng cứng có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc và trong nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng kính này vào ban đêm để chỉnh hình giác mạc
Kính áp tròng mềm: Là loại khá phổ biến trên thực tế, đây cũng là loại kính áp tròng “an toàn” hơn những loại khác bởi khi dùng loại kính này “chủ nhân” sẽ ít có nguy cơ bị kích ứng mắt, hạn chế khả năng thay đổi chỉ số bức xạ của mắt.
Kính áp tròng có trao đổi khí: Là loại kính áp tròng có lợi nhất cho mắt vì nó có khả năng trao đổi khí (hô hấp) khi sử dụng nên ngay cả khi đeo kính liên tục cũng không bị mờ mắt hay có cảm giác khó chịu.
Ai cũng có thể đeo kính áp tròng?
Lời khuyên trước khi dùng kính áp tròng là nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn lựa chọn cho mình một bộ kính áp tròng thích hợp và an toàn.
Trước khi đeo kính áp tròng cần chắc chắn rằng đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh không bị viêm nhiễm hay gặp phải bất cứ tổn thương nào.
Ngoài ra những đối tượng sau đây cũng không nên đeo kính áp tròng:
Từng có tiền sử bị mắc một chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến mắt.
Video đang HOT
Người làm việc ở khu công nghiệp có nhiều hoá chất, khói bụi và chất độc.
Người dễ dị ứng với những chất liên quan đến kính áp tròng.
Người mắc bệnh tiểu đường.
Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi.
Vệ sinh kính áp tròng ra sao?
Luôn luôn rửa tay với nước ấm và xà bông trước khi chạm tay vào kính áp tròng để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mắt.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kính áp tròng vì mỗi loại kính áp tròng đều có hướng dẫn chăm sóc riêng.
Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt với kính áp tròng vì nó không an toàn với một số loại kính áp tròng.
Vệ sinh sạch kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt. Các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh kính áp tròng thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày bằng dung dịch rửa kính chuyên dụng do bác sĩ chỉ định và nên thay kính áp tròng 3 tháng một lần.
Lưu ý khi dùng kính áp tròng?
Khi đeo kính áp tròng nếu có biểu hiện mắt bị sưng, viêm, ngứa, đau đớn hoặc tiết nhiều nước mắt thì nên tháo ngay kính áp tròng ra và thông báo tình trạng cho bác sĩ.
Việc đeo kính áp tròng có thể khiến cho mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng nên bảo vệ mắt bằng kính râm, cùng áo và mũ chống nắng.
Không nên đeo kính áp tròng đi ngủ vì nguy cơ bị mắc các chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến mắt.
Không đeo kính áp tròng ở nơi có nhiệt độ cao, khô hoặc ở gần bếp lửa sẽ khiến kính áp tròng bị thay đổi hình dạng do nhiệt.
Không dùng nước bọt, nước máy hay dung dịch tự chế để tạo độ ẩm cho kính áp tròng.
Luôn mang theo nước mắt nhân tạo và hộp đựng kính áp tròng bên mình giống như vật bất ly thân, điều này đặc biệt quan trọng với người mới đeo kính áp tròng.
Không nên đeo kính áp tròng có màu.
Theo vietbao
Thuốc ngăn ngừa cháy nắng
Ánh nắng mặt trời là một phần không thể thiếu được của sự sống, là nguồn năng lượng tự nhiên vô cùng quý giá nhưng cũng là tác nhân gây phá huỷ làn da, gây ung thư da... Trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím như UVA, UVB. Các bức xạ bước sóng trung bình UVB gây cháy nắng và góp phần vào những biến đổi lâu dài gây ung thư và lão hóa da.
Các bức xạ bước sóng dài UVA không gây cháy nắng nhưng gây phản ứng cảm quang và bệnh da do ánh sáng UVA hình như cũng góp phần vào những tổn hại dài hạn và vào sinh bệnh học của ung thư da và tổn hại do ánh sáng. Ở nước ta, ung thư da cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các bệnh về da. Vì vậy có thể dùng các thuốc chống nắng, kem chống nắng để bảo vệ làn da khi ra nắng.
Acid para - aminobenzoic là một thuốc được dùng dưới dạng bôi để làm thuốc chống nắng... Thuốc có tác dụng hấp thụ tốt các bức xạ suốt dải cực tím UVB (280 - 310 nm) nhưng không hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít bức xạ cực tím UVA (310 - 400 nm). Như vậy các thuốc chống nắng chứa aminobenzoat có thể dùng để ngăn ngừa cháy nắng nhưng có lẽ không ngăn ngừa được các phản ứng cản quang liên quan đến bức xạ UVA. Tuy nhiên nếu phối hợp với một benzophenon cũng có thể phần nào bảo vệ chống những phản ứng cảm quang này.
Ngoài được dùng làm thuốc để ngăn ngừa cháy nắng, thuốc còn được dùng để điều trị bệnh Peyronie và cứng bì, thăm dò chức năng tụy bằng nghiệm pháp acid para - aminobenzoic...
Để dùng làm thuốc chống nắng, bôi dung dịch thuốc 5% trong ethanol, ngày một lần, trong 30 ngày, không gây các triệu chứng độc ở da hay toàn thân. Tác dụng của acid para - aminobenzoic trong dung dịch ethanol mạnh hơn so với tác dụng của nhiều thuốc chống nắng khác, và có tác dụng bảo vệ ngay cả khi có mồ hôi nhưng nếu ngâm nước thì tác dụng bảo vệ bị giảm đi rất nhiều. Ethanol 50% hay 60% có tác dụng hơn so với các dung dịch kiềm. Acid para - aminobenzoic tan trong ethanol theo tỷ lệ 1: 8. Đối với bệnh Peyronie và cứng bì dùng 12g mỗi ngày chia làm nhiều lần uống sau bữa ăn.
Cần chú ý tác dụng phụ của thuốc ngăn ngừa cháy nắng.
Không dùng thuốc đối với người bệnh quá mẫn với acid para - aminobenzoic Người bệnh đã từng mẫn cảm với ánh sáng Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các thuốc tương tự về mặt hóa học như: Sulphonamid, các thuốc lợi tiểu thiazid, một số thuốc gây tê (như là benzocain), các chất bảo quản và các thuốc nhuộm. Acid para - aminobenzoic có thể gây vết ố trên vải.
Khi bôi thuốc tại chỗ có thể gây viêm da do tiếp xúc hay viêm da do ánh sáng. Khi uống thuốc có thể gây ra các phản ứng ở da như bạch biến. Người bệnh cũng có thể buồn nôn, chán ăn, sốt và phát ban... Đây là những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc mà khi dùng thuốc cần chú ý. Nếu thấy các biểu hiện trên người dùng thuốc cần ngừng bôi hoặc uống thuốc.
Theo vietbao
Quảng Ngãi: 4 người chết nghi nhiễm thuốc diệt cỏ Trạm y tế xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) đã tiếp nhận bệnh nhân Đinh Thị Nhin 34 tuổi ở Làng Băm, thôn Nước Lác, xã Sơn Kỳ trong tình trạng nguy kịch, khó thở, lòng bàn tay bị tróc. Như vậy trong hai tháng 4 và 5/2012, tại thôn làng Riềng, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã...