Những lưu ý khi bảo dưỡng lốp ôtô
Nếu như việc duy trì áp suất hơi tiêu chuẩn giúp xe an toàn, tiết kiệm xăng thì việc đảo lốp, cân bằng bánh hay điều chỉnh góc đặt bánh làm giảm ồn, tăng tuổi thọ.
Theo một thống kê, chỉ có 19% số ôtô tại Mỹ được kiểm tra áp suất hơi thường xuyên; cứ 4 xe thì có một xe có ít nhất một bánh non hơi. Hàng năm, Mỹ có tới 11.000 tai nạn liên quan tới lốp, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo dưỡng lốp thường xuyên.
Kiểm tra áp suất hơi – hành động nhỏ, lợi ích lớn
Trong điều kiện bình thường, trung bình áp suất hơi giảm khoảng 0,068 atmosphere mỗi tháng, tốc độ này sẽ tăng lên nếu chạy xe trong điều kiện nắng nóng. Đóng vai trò cầu nối trong tương tác giữa mặt đường-xe, lốp xe nằm trong số những chi tiết quan trọng và làm việc nặng nhọc nhất. Quá trình bánh lăn trên đường, lốp xe liên tục trong trạng thái co giãn cục bộ theo tốc độ quay. Lốp non hơi có độ cứng thấp, quá trình biến dạng xảy ra mạnh làm tăng tốc độ phá hủy lốp, ngoài ra còn làm giảm các chức năng vốn có của lốp xe, mất khả năng an toàn.
Kiểm tra áp suất hơi.
Lốp non hơi cũng làm tăng lực cản lăn dẫn đến tổn hao công suất động cơ. Việc sử dụng lốp theo đúng khuyến cáo giúp cải thiện 3,3% mức tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên sử dụng lốp quá căng lại làm giảm diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường. Áp suất tại khu vực tiếp xúc tăng, lốp nhanh bị mòn ở giữa và dễ gây nổ lốp.
Theo các chuyên gia, nên định kỳ kiểm tra áp suất lốp ít nhất mỗi tháng một lần.
Kiểm tra độ mòn của lốp
Ai cũng biết việc sử dụng lốp quá mòn đặc biệt nguy hiểm. Khi lớp hoa lốp mòn tới vấu nằm trong rãnh thì đó là lúc cần thay lốp mới. Sử dụng lốp trọc không những dễ bị nổ mà còn tăng nguy cơ mất bám đường khi đi mưa.
Cần thay lốp khi thấy ta-lông mòn đến vấu nằm trong rãnh hoặc lốp xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn, mặt bên phồng không đều.
Kiểm tra tuổi lốp
Video đang HOT
Lốp càng để lâu chất lượng càng suy giảm dù đó là chiếc lốp mới chưa hề sử dụng. Theo thời gian, lớp cao su dần lão hóa trở nên mục dễ nứt, vỡ, khả năng chịu tải giảm. Nissan và Mercedes tư vấn cho khác hàng rằng nên thay lốp sau 6 năm sử dụng cho dù lớp hoa lốp chưa mòn quá mức.
Hai hãng sản xuất lốp, Continental và Michelin cho biết một chiếc lốp có thể được sử dụng trong 10 năm, và người sử dụng nên kiểm tra lốp sau 5 năm. Còn hiệp hội các nhà sản xuất cao su lại cho biết, không thể đánh giá được khi nào cần thay lốp. Vì chất lượng lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiệt độ, điều kiện bảo quản, điều kiện sử dụng.
4 ký tự cuối cùng cho biết thời điểm sản xuất lốp. Ví dụ, trên hình 4202 tức là lốp được sản xuất vào tuần thứ 42 của năm 2002.
Theo quy định của Bộ giao thông Mỹ, với các loại lốp được sản xuất sau năm 2000 ở mặt bên của lốp thường có một chuỗi ký tự ở sau ký hiệu “DOT”, trong đó 4 số cuối chỉ thời điểm sản xuất lốp. Hai số cuối chỉ năm sản xuất, 2 số đầu chỉ thứ tự tuần sản xuất trong năm. Ví dụ, nếu trên lốp ghi 4202 có nghĩ rằng chiếc lốp này được sản xuất vào tuần thứ 42 của năm 2002.
Cân bằng bánh xe – biện pháp chống rung
Hiện tượng mất cân bằng xuất hiện khi trọng tâm của bánh không nằm trên trục của nó. Khi quay tròn, lực quán tính ly tâm làm bánh bị lắc quanh trục gây ra hiện tượng rung. Bổ sung thêm trọng lượng giúp điều chỉnh trọng tâm bánh xe trở lại trục quay sẽ triệt tiêu lực quán tính ly tâm.
Đảo lốp giúp kéo dài tuổi thọ
Đảo lốp giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao độ an toàn khi lái xe. Định kỳ kiểm tra và đảo lốp khi quãng đường đi đạt khoảng 5.000 km tại các trung tâm uy tín. Việc đảo lốp nên kết hợp với việc cân bằng lốp xe và kiểm tra các góc đặt bánh.
Thế Hoàng
Theo VNE
Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy
Bu-gi là bộ phận quan trọng trên xe máy, nhưng cũng là bộ phận dễ hỏng hóc nhất. Tuy nhiên, chỉ cần biết một vài mẹo nhỏ, bạn đã có thể dễ dàng phát hiện "bệnh" rồi tự mình sửa chữa và thay thế.
Nguyên nhân bu-gi "dở chứng"
Bu-gi làm nhiệm vụ châm cháy hỗn hợp xăng không khí bên trong buồng đốt. Điều kiện làm việc khắc nghiệt "lúc nóng lúc lạnh", khiến nó trở thành chi tiết hay hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa.
Khi bu-gi gặp sự cố, xe thường khó nổ máy, khi nóng động cơ chạy giật cục, máy khó chạy ở chế độ ga-lăng-ti...
Khi bu-gi gặp sự cố, xe thường khó nổ máy, khi nóng động cơ chạy giật cục
Nguyên nhân dễ gặp, bu-gi mòn, khoảng cách giữa 2 điện cực vượt quá khả năng của hệ thống đánh lửa, lỗi đánh lửa xuất hiện. Đôi khi hư hỏng này gây ra hiện tượng đánh lửa không tập trung. Sử dụng bu-gi khe hở lớn tạo tia lửa yếu, làm quá trình cháy diễn ra không triệt để, động cơ thải ra nhiều khí độc hơn, đồng thời làm giảm công suất động cơ.
Động cơ xe máy có nhiệt độ cao khi làm việc. Các chi tiết trong tình trạng giãn nở, xe lội nước nhiệt độ giảm đột ngột thường gây ra nứt, vỡ phần sứ cách điện. Tia lửa điện phóng qua khe nứt đó thay vì giữa 2 điện cực và kết quả động cơ chết máy vì hỗn hợp không được đốt cháy.
Nguyên nhân khác là do xéc-măng không gạt hết dầu bản trên thành xi-lanh. Dầu bị đốt cháy bám bẩn bu-gi là giảm điện trở cách điện. Tia lửa sinh ra có công suất yếu, ảnh hương tới quá trình châm cháy.
Cách kiểm tra bu-gi
Bu-gi dùng cho xe máy được coi là tốt khi bạn kiểm tra bằng các cách sau:
- Dựng chân chống đứng của xe lên và nổ máy cho nóng máy, tăng ga cao dần lên mà không thấy tiếng nổ lạ, xe không phun khói đen, số vòng quay động cơ tăng đều đặn. Khi giảm bớt ga máy giảm tốc độ ổn định.
- Khởi động xe dễ dàng.
- Chạy xe sau khoảng 2000 km tháo ra thấy các cực nến sạch có mầu gạch non.
- Tháo nến ra cho nối với dây cao áp và chạm phần kim loại chân nến vào vơ máy, quan sát tia lửa nến điện khi đạp cần khởi động, thấy tia lửa mập dài (xanh lét) ổn định, không có tia lửa bắt cầu vồng và chạy lung tung quanh hai cực.
Những biểu hiện đó cho biết, chiếc bu-gi trên xe máy của bạn vẫn hoạt động tốt.
Cách chọn bu-gi
Nhiều người quan niệm bu-gi xe máy nào cũng như loại nào nên sử dụng lẫn nhau. Điều này là hoàn toàn chưa chính xác. Thay vào đó, tùy loại xe, phân khối và tốc độ sử dụng sẽ có các loại bugi phù hợp để đảm bảo độ bền cho máy.
Tùy loại xe, phân khối và tốc độ sử dụng sẽ có các loại bugi phù hợp để đảm bảo độ bền cho máy
Cụ thể, có hai loại bu-gi là bu-gi lạnh và bu-gi nóng. Độ nóng, lạnh dựa vào chỉ số nhiệt và lớp sứ cách nhiệt. Chỉ số nhiệt càng cao thì bu-gi càng lạnh còn lớp sứ cách nhiệt dày là nóng, mỏng gọi là lạnh vì thoát nhiệt nhanh hơn.
Đối với xe có động cơ có tỷ số nén thấp, phân khối nhỏ, tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ như xe máy thông thường hiện nay là Wave, Jupiter... thường thay bu-gi nóng.
Còn các loại xe có phân khối lớn, động cơ tỷ số nén cao, phân khối lớn, chạy tốc độ cao, đi đường dài... thường sử dụng bugi lạnh. Trường hợp sử dụng bugi không phù hợp với động cơ có thể ảnh hưởng đến máy.
Khi mua bu-gi xe máy chỉ nên chọn các nhà sản xuất có danh tiếng (thí dụ DENSO, NGK, BOSCH...), do vậy bạn nên đến các đại lý chính hãng để mua, tuy giá thành có cao hơn song độ tin cậy cũng cao.
Khi nào cần thay bu-gi?
Việc thay thế bu-gi nên được thực hiện định kỳ sau 20.000 km
Việc thay thế bu-gi nên được thực hiện định kỳ sau 20.000 km, với loại thông thường. Với xe thường xuyên làm việc với tốc độ chậm, mức tải nhỏ nên sử dụng bu-gi nóng. Còn nếu xe chở nặng, và đi đường trường nên dùng loại bu-gi lạnh để quá trình thoát nhiệt được tốt hơn.
Thu Hà (TTTĐ)
Xe máy chùng xích, xử lý thế nào? Xích chùng không chỉ gây tiếng kêu khi va đập với hộp xích khiến người lái cảm thấy khó chịu, mà nó còn là nguyên nhân của hiện tượng trượt hoặc đứt xích giữa đường, dẫn đến những tai nạn không đáng có. Nguyên nhân chùng xích Bộ truyền xích trên xe máy có tác dụng truyền công suất, biến đổi mô-men từ...