Những lưu ý hàng đầu để làm mát cơ thể an toàn trong thời tiết nắng nóng
Không chỉ nước ta mà toàn cầu đang nóng lên bất thường trong mấy ngày qua. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ngoài trời cao gây ra hơn 600 ca tử vong mỗi năm. Trong khi bệnh tật do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ giúp cơ thể mát mẻ và an toàn trong những ngày nóng bức:
Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm mát của cơ thể:
Độ ẩm cao: Khi độ ẩm cao, mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh hơn để cơ thể giải phóng nhiệt nhanh nhất có thể.
Yếu tố cá nhân: Tuổi tác, béo phì, sốt, mất nước, bệnh tim, bệnh tâm thần, tuần hoàn máu kém, cháy nắng, sử dụng rượu, ma túy đều đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể liệu có thể tự làm mát trong trời nóng được không.
Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các bệnh liên quan với nóng bức hơn.
Những người có nguy cơ cao nhất là những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính hay bệnh tâm thần.
Luôn theo sát những người phụ thuộc vào bạn và luôn hỏi:
Họ đã uống đủ nước chưa?
Họ có ở trong môi trường có điều hòa không khí?
Họ có cần làm mát thêm?
Luôn giữ mát, uống đủ nước và theo dõi các thông báo thời tiết. Quá nóng có thể làm bạn bị bệnh bởi cơ thể không thể tự điều hòa và làm hạ thân nhiệt.
Video đang HOT
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến nhiệt độ cao có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Luôn ở trong môi trường có điều hòa không khí nhiều nhất có thể. Vì điều hòa sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh tật và tử vong do liên quan đến nhiệt.
Đừng chỉ dùng quạt để làm mát cơ thể khi thời tiết nóng bức quá mức.
Uống nhiều nước hơn bình thường và đừng đợi khát mới uống
Luôn kết nối với mọi người và nhờ mọi người kiểm tra tình trạng của bản thân
Không dùng lò nướng hay nấu nướng nếu thấy nhà quá nóng
Ngay cả người trẻ khỏe cũng có thể bị ốm khi thời tiết nóng bức. Vì vậy:
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là vào giữa trưa, khi trời đang nóng bức nhất
- Hoạt động vừa phải. Bắt đầu với tốc độ chậm rồi mới tăng dần
- Uống nhiều nước hơn bình thường và đừng đợi đến khi khát mới uống nhiều. Chuột rút có thể là dấu hiệu sớm của bệnh liên quan đến nhiệt
- Mặc trang phục nhẹ, thoáng, rộng và sáng màu
Nếu chơi 1 môn thể thao trong thời tiết nóng bức thì cần lưu ý:
Lên lịch tập sớm hơn hoặc muộn hơn – khi thời tiết mát hơn
Theo dõi tình trạng của đồng đội và nhờ ai đó để ý mình tương tự.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi thấy đồng đội có vấn đề sức khỏe
Nhân Hà
Theo Dân trí
7 mẹo giúp bạn nhanh hết ho
Uống nhiều nước hoặc pha mật ong với trà thảo dược giúp đẩy lùi cơn ho dai dẳng, khó chịu.
Ho có thể kéo dài nhiều ngày và gây khó chịu. Dưới đây là 7 cách giúp bạn nhanh hết ho, theo Men's Health.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, chất nhầy trong cổ họng được pha loãng và nhờ đó dễ bị rửa trôi.
Uống nước là mẹo giảm ho đơn giản mà hiệu quả. Ảnh: MH.
Ngậm viên trị ho có tinh dầu bạc hà
Một nghiên cứu năm 2012 phát hiện các viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà làm dịu tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và giảm 25% triệu chứng ho. Các viên ngậm chứa bạch đàn cũng có tác dụng tương tự.
Nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng ngăn dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống họng gây ho, đồng thời hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Dùng máy làm ẩm
Nhờ tăng độ ẩm, lông chuyển trong khí quản hoạt động tốt hơn và nhanh chóng loại bỏ chất nhầy.
Xịt mũi
Xịt mũi bằng nước muối pha xylitol cải thiện cơn ho do hội chứng chảy dịch mũi sau. Xylitol còn phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn của nước muối như gây khô và tổn thương niêm mạc.
Uống mật ong
Ăn hai thìa mật ong trước giờ ngủ giúp trẻ em đỡ ho giống như dùng dextromethorphan, một loại thuốc trị ho phổ biến. Để tăng cường hiệu quả, bạn cho mật ong vào trà thảo dược.
Dùng thuốc kháng axit
Đôi lúc, ho do hội chứng ợ nóng nên chỉ dứt nếu người bệnh sử dụng thuốc kháng axit.
Lưu ý, bạn nên đi khám nếu không hết ho sau 7 ngày. Đặc biệt, đừng chờ đợi thêm nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, khò khè, đau nhức cơ thể, sốt cao, phát ban, khó nuốt và tức ngực.
Minh Nhật
Theo vnexpress.net
Chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi: Ghim ngay cách sơ cứu đúng cách, tránh gây phồng rộp, chảy máu lưỡi Lưỡi dính vào đá lạnh là chuyện có thể thường xuyên xảy ra, nhất là vào những ngày nóng bức hiện nay. Nhưng liệu bạn đã biết gỡ lưỡi ra khỏi đá lạnh đúng cách, tránh gây tổn thương cho bộ phận này? Đá lạnh dính vào lưỡi - Hiện tượng dễ xảy ra khi bạn muốn giải nhiệt từ đá lạnh Vào...